Thứ bảy, 12/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá trị các giao dịch tập trung kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 4,5 - 5 tỷ USD

Sông Hương
- 11:30, 14/09/2021

(DNTO) - Hoạt động tập trung kinh tế tại thị trường Việt Nam thời gian qua vẫn diễn ra sôi động và là kênh đầu tư hiệu quả, là cách thức để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện tái cấu trúc nội bộ.

Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam và thế giới vẫn diễn ra sôi động trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam và thế giới vẫn diễn ra sôi động trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Sự góp mặt nhiều hơn của các tập đoàn lớn trong nước

Hoạt động tập trung kinh tế trong thời gian qua tại thị trường Việt Nam, tuy chịu sự tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, nhưng vẫn diễn ra tương đối sôi động.

Các giao dịch tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và được kiểm soát tại Việt Nam trong hai năm qua hầu hết đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, năm 2019, mặc dù giá trị các thương vụ tập trung kinh tế tại Việt Nam chỉ đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018 nhưng đã có nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn trong nước.

Điển hình là thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group); KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD; KKR&Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes với giá trị 652 triệu USD... hay các thương vụ liên quan đến các tập đoàn lớn của Việt Nam như Thaco, Gelex, Vinamilk...

Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch tập trung kinh tế dự kiến được thực hiện trong thời gian tới như Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên, Thadi tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp...

Năm 2020, giá trị tập trung kinh tế tại Việt Nam tiếp tục suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019), do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn và các lệnh phong tỏa trên toàn cầu gây trở ngại cho việc giao dịch.

Các ngành, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn thông qua tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian qua bao gồm bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp và bán lẻ. Bên cạnh đó, các lĩnh vực logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng cũng có những thương vụ tập trung kinh tế nổi bật. Ngoài ra, tập trung kinh tế còn diễn ra trong các lĩnh vực khác như bia, nước giải khát, sữa, giấy, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, thủy sản, vật liệu xây dựng...

Tỷ trọng trong tổng giá trị tập trung kinh tế tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhanh chóng với sự chủ động ngày càng cao của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Năm 2018, giá trị giao dịch của các thương vụ tập trung kinh tế do doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chỉ chiếm tỷ trọng 11,8% trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 88,2%. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ do doanh nghiệp Việt là bên mua đã tăng lên, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch tập trung kinh tế được thực hiện tại Việt Nam.

“Hoạt động tập trung kinh tế vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả và cũng là cách thức để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện tái cấu trúc nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời là cách các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam củng cố vị trí và vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài trong các giao dịch tập trung kinh tế tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn do xu hướng chuyển dịch đầu tư hậu Covid-19 sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam”, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) nhận định.

Hoạt động tập trung kinh tế sẽ bùng nổ trong thời gian tới

Các giao dịch tập trung kinh tế dưới hình thức mua lại giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Ảnh: T.L.

Các giao dịch tập trung kinh tế dưới hình thức mua lại giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Ảnh: T.L.

Tính đến thời điểm hiện nay, lĩnh vực có nhiều giao dịch tập trung kinh tế nhất được thông báo tới Bộ Công Thương là lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả bất động sản để ở và bất động sản không để ở.

Dẫn dự báo của một số chuyên gia, Bộ Công thương cho biết, giá trị các giao dịch tập trung kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ ở quy mô 4,5 - 5 tỷ USD và năm 2022 có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp được dự đoán sẽ vẫn là tâm điểm thu hút tập trung kinh tế trong năm 2021 và 2022.

Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam trong vài năm tới.

Về chủ thể, các nhà đầu tư từ châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore, sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Các tập đoàn lớn trong nước tiếp tục là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Với xu hướng hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường giai đoạn hai năm tiếp theo, Bộ Công thương dự báo số hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Trong đó, khoảng 30% đến 40% số hồ sơ sẽ liên quan các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam do tác động từ xu hướng hồi phục và tăng tốc của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới và các hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị này.

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp dưới tác động của đại dịch Covid-19, làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng, mua lại và đầu tư gián tiếp vào các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo đó, các giao dịch tập trung kinh tế dưới hình thức mua lại giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cũng sẽ gia tăng, được dự báo sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong số hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong nửa cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào sáng 11/7.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong thông báo về các mức thuế quan mới với một số quốc gia tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump,mức thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil lên tới 50% và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Xem thêm