Giá dầu tăng - Phản ứng sau cuộc tấn công của Hamas lên Israel
(DNTO) - Giá dầu tăng vào ngày thứ Hai, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel-Hamas kéo dài đến ngày thứ 3.
Giá dầu tăng 4% trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel-Hamas kéo dài đến ngày thứ 3, bùng nổ sau cuộc tấn công khủng bố của Hamas.
Chỉ số giá dầu thô tiêu chuẩn thế giới Brent đã giao dịch ở mức 4,53%, cao hơn mức $88.41/ thùng trong ngày thứ Hai, trong khi chỉ số Mỹ, West Texas Intermediate, tăng 4,69%, đạt mức $88,67/ thùng.
Rạng sáng thứ Bảy vừa qua, một ngày lễ Do Thái, nhóm khủng bố Palestine, Hamas đã tấn công xâm nhập vào Israel từ đường bộ, biển và trên không. Cuộc tấn công đã dẫn đến việc hàng trăm người thiệt mạng, buộc Israel phải công bố chiến tranh toàn diện.
Các nhà phân tích cho rằng đột biến giá dầu là một phản ứng nhất thời, và có thể sẽ không kéo dài.
“Để cuộc chiến này để lại ảnh hưởng lâu dài lên thị trường dầu hỏa, phải có một sự thuyên giảm kéo dài cho trữ lượng dầu hỏa, nguồn cung hay vận tải” - theo Vivek Dhar, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa năng lượng và khai thác mỏ của Ngân hàng Commonwealth.
Ông Vivek Dhar nói thêm: “Nếu vậy, so với lịch sử, các phản ứng tăng giá dầu như thế thường là ngắn hạn và dễ dàng bị lấn át bởi các ảnh hưởng thị trường khác. Cuộc xung đột này sẽ không để lại nguy hại trực tiếp đến các nguồn cung dầu hỏa”.
Cả hai phe tham chiến đều không phải là các quốc gia sản xuất dầu lớn. Israel sở hữu hai nhà máy tinh chế dầu với công suất tổng cộng 300.000 thùng/ ngày.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, Israel không có trữ lượng dầu thô lớn hay dây chuyền sản xuất tập trung. Tương tự, vùng lãnh thổ Palestine không sản xuất dầu.
Tuy vậy, cuộc chiến này diễn ra ngay tại cửa ngõ của một vùng sản xuất, xuất khẩu dầu then chốt cho thế giới.
Lo ngại đầu tiên của thị trường là đến quốc gia giàu dầu hỏa Iran.
“Nếu các nước phương Tây tìm ra mối liên kết tình báo giữa cuộc tấn công của Hamas và Iran, thì nguồn cung dầu từ Iran có thể bị đe dọa”, ông Vivek Dhar nhận xét.
Xuất khẩu dầu hỏa từ Iran khá hạn chế kể từ 2018, khi cựu Tổng thống Mỹ, Donald Trump rời khỏi một hiệp định hạt nhân và tái thiết lập các biện pháp trừng phạt, cắt giảm doanh thu cho Tehran.
Vẫn có lo ngại cuộc xung đột có thể lan rộng ra khắp khu vực. “Có tồn tại một hiểm họa cuộc xung đột sẽ leo thang ra toàn khu vực. Nếu Iran bị kéo vào cuộc chiến, sẽ dẫn đến vấn đề về nguồn cung ứng, nhưng ta vẫn chưa đến tầm cỡ đó” - Giám đốc Năng lượng và tài nguyên của Eurasia Group cho biết.
Một tâm điểm cần chú ý là eo biển Hormuz, nơi trung chuyển khoảng 40% trữ lượng xuất khẩu dầu hỏa của cả thế giới. Eo biển này nằm giữa Oman và Iran, và là điểm “thắt cổ chai” quan trọng nhất cho vận tải dầu hỏa trên thế giới. Bob McNally, Giám đốc Rapidan Energy Group, dự đoán một cuộc xung đột giữa Iran và Israel có thể dễ dàng dẫn đến mức tăng từ $5 đến $10 cho một thùng.
Nhưng không chỉ có Iran, ông McNally khuyến cáo các nhà đầu tư cần chú ý hoạt động của nhóm vũ trang Hezbollah. Nhóm vũ trang gốc Lebanon này công bố đã tấn công ba địa điểm khác nhau thuộc vùng Shebaa Farms, một khu vực nằm giữa vùng giao thoa của biên giới Lebanon-Syria và Golan Heights, lãnh thổ chiếm đóng bởi Israel.