Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dự án '1 luật sửa 8 luật': Gấp rút sửa đổi, bổ sung quy định để tránh trục lợi chính sách

Bạch Dương
- 15:30, 10/01/2022

(DNTO) - Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 10/1, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật nhằm tháo gỡ vướng mắc về thể chế, phát huy nguồn lực phát triển KT-XH; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Việc sửa đổi, bổ sung một số Luật sẽ đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; khuyến khích đầu tư sản xuất. Ảnh: TL.

Việc sửa đổi, bổ sung một số Luật sẽ đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; khuyến khích đầu tư sản xuất. Ảnh: TL.

Hạn chế “chảy máu” nguồn lực đất đai 

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng nay 10/01, một trong những nội dung quan trọng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu là việc Chính phủ trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 Luật nêu trên là cần thiết, điều này xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. 

Phân tích cụ thể về vấn đề này, đại biểu Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Đoàn Đắk Lắk) đánh giá cao việc Chính phủ đề nghị sửa quy định, vì thực tế cho thấy, do không có mét vuông đất ở nào nên “đấu giá không được mà đấu thầu không xong”, khiến hàng loạt dự án sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại không triển khai được và Nhà nước cũng không thể thu hồi. Do đó, cần xem xét thấu đáo, đánh giá kỹ tác động, nhất là những tiêu cực có thể xảy ra.

“Theo dự thảo trên dẫn đến chênh lệch địa tô cơ bản thuộc về chủ dự án là không hợp lý. Đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước cho phép chuyển đổi làm cho giá trị đất tăng lên rất lớn thì chênh lệch địa tô cơ bản phải thuộc Nhà nước, thuộc về nhân dân. Sửa theo hướng trên có thể giải thoát cho dự án nhưng lợi cho chủ dự án, cho người gom đất, còn Nhà nước sẽ “chảy máu” nguồn lực đất đai”, đại biểu nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) thực chất là mở rộng quyền cho người sử dụng đất hợp pháp, giải quyết nhanh việc công nhận chủ đầu tư nhưng hậu quả có thể gây ra thất thoát.

“Khi được công nhận chủ đầu tư và thực hiện thủ tục chuyển đổi sử dụng đất thì chỉ cần trả khoản tiền bằng cách lấy giá đất trong bảng giá nhân hệ số K thì dù có chuyển đổi đất giữa hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) hay trên đường Nguyễn Huệ (Tp. Hồ Chí Minh) cũng chỉ 312 triệu đồng/m2, sẽ gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước...”, đại biểu phân tích và đề nghị cân nhắc nếu sửa thì phải ghi cụ thể tính tiền đất theo giá thị trường.

Trong phiên thảo luận, đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP.HCM) quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư khi đánh giá cao việc phân quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với các dự án đầu tư nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

"Việc phân cấp cho chính quyền địa phương cần xem xét một cách tổng thể nhằm bảo đảm tính khả thi. Bởi thực tế cho thấy, HĐND cấp huyện, cấp xã không đủ năng lực trong việc quyết định chủ trương đầu tư, bởi không có bộ máy chuyên môn để thẩm định như cấp tỉnh...", đại biểu Trần Kim Yến cho hay.

Đóng góp vào việc sửa đổi dự án Luật Đầu tư, đại biểu Hoàng Văn Nghiệm (Lạng Sơn) cho rằng vấn đề giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nan giải, là điểm nghẽn lớn nhất làm chậm tiến độ các dự án đầu tư công, vì vậy đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, có các cơ chế, chính sách tách các dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư.

Về bổ sung ngành, nghề kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng vào Phụ lục IV, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư, ông Nghiệm đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định về khái niệm, điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng tại Luật An ninh mạng để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc đề xuất bổ sung ngành, nghề kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng vào Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

“Cần có quy định chặt chẽ về nội dụng dịch vụ an ninh mạng, phải khắc phục được những kẽ hở về luật pháp trong lĩnh vực này, tránh việc lợi dụng công nghệ xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm thông tin của tổ chức, cá nhân...”, đại biểu Hoàng Văn Nghiệm nêu quan điểm.

Khơi thông 'điểm nghẽn' để hút đầu tư 

Tiếp thu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến đầu tư lần này là khơi thông điểm nghẽn nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. 

“Đây là một vấn đề lớn và khó nếu không được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng đến khơi thông nguồn lực đất đai, ngược lại nếu không làm chặt chẽ thì hậu quả sẽ xảy ra vì liên quan đến nhiều chính sách pháp luật...", Bộ trưởng nê rõ.

Theo đó, để giải phóng nguồn lực, tạo cơ chế hút vốn, ông Dũng đề xuất 2 giải pháp, thứ nhất là rà soát lại các nội dung liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như các quy định liên quan để bảo đảm không bị thất thoát nguồn lực đất đai. Thứ hai là theo kiến nghị của Ủy ban Pháp luật, xây dựng một đề án riêng để áp dụng việc sử dụng hình thức sử dụng đất khác, không phải đất ở để trình kỳ họp thứ ba của Quốc hội.

Nêu quan điểm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã giải trình làm rõ các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội về một số bất cập liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Điện lực và Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể đó là các vấn đề liên quan đến bổ sung ngành, nghề kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng vào Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư số 65 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở).

“Chính phủ đặt vấn đề chỉ sửa khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư, không đụng gì đến các quy định liên quan, như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hay tài chính đất đai của nhà đầu tư. Mục tiêu quan trọng là xử lý các vướng mắc cho nhà đầu tư khi sửa đổi điều khoản này; đồng thời phù hợp với quy hoạch sử dụng đất”, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Kết thúc phiên thảo luận sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, trong phiên thảo luận đa số ý kiến nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung dự thảo luật để tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc có tính cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng kiến nghị cần cân nhắc việc ban hành luật, rồi đánh giá kỹ các tác động của văn bản pháp luật về cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu để xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình, đồng thời hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội thông qua.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
3 tuần
Xem thêm