Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ mất lợi thế tại thị trường EU

Huyền Trang
- 16:00, 27/10/2021

(DNTO) - Không chỉ với Việt Nam, EU đang đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, nếu không đẩy nhanh việc tận dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), doanh nghiệp Việt có thể bị lỡ nhịp khi vào thị trường này.

Doanh nghiệp Việt cần nhanh chân trong việc tận dụng EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào EU, chiếm ưu thế tại thị trường này. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp Việt cần nhanh chân trong việc tận dụng EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào EU, chiếm ưu thế tại thị trường này. Ảnh: T.L.

‘Miếng bánh’ từ thị trường EU ngày càng bị chia nhỏ

Sau 1 năm Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 54,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kì với kim ngạch xuất khẩu đạt 38,48 tỷ USD, tăng 11,3% và kim ngạch nhập khẩu đạt 16,16 tỷ USD, tăng 12,4% (theo Tổng cục Hải quan).

Tuy nhiên, việc tận dụng EVFTA của doanh nghiệp Việt hiện còn hạn chế. Bên cạnh những thách thức khách quan từ bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức chủ quan từ nội tại doanh nghiệp và đặc thù thị trường, đặc biệt trong việc áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao của EU. Trong khi đó, xu hướng bảo hộ và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản phi thuế quan từ EU ngày càng gia tăng. Đây vẫn là nút thắt lớn cho các doanh nghiệp Việt.

Trao đổi trong Diễn đàn Việt Nam – EU 2021, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công thương cho biết, EU là thị trường tiềm năng không chỉ của Việt Nam mà của rất nhiều nước trên thế giới. Mặc dù EVFTA là lợi thế giúp Việt Nam đẩy mạnh thương mại với EU, tuy nhiên, EU đang có chủ trương đa phương hóa quan hệ thương mại tự do, không chỉ với châu Á mà còn ở nhiều khu vực khác.

Hiện EU đã khởi động và đang bắt đầu đàm phán với 4 nước thành viên trong khối ASEAN gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra thách thức với Việt Nam trong việc đẩy nhanh tận dụng EVFTA vì các nước nêu trên đang có những mặt hàng cạnh tranh với Việt Nam.

“Thị trường EU giống như một miếng bánh, Việt Nam không thể ăn được hết, nhưng nếu đến càng sớm thì có thể ăn được càng nhiều, nếu đến chậm, sẽ có nhiều người khác tham gia, và thậm chí nếu chúng ta không có chiến lược hiệu quả sẽ bị người khác ăn mất. Đây là điểm Việt Nam cần hết sức chú ý”, ông Khanh nhấn mạnh.

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, tỷ lệ tận dụng mẫu C/O EUR1 đạt 29,09% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu, tập trung ở những mặt hàng như nông sản, thủy sản, sản phẩm công nghiệp.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa vì dư địa EVFTA còn rất lớn. Đơn cử như khi nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh thành hiện nay thì thị phần xuất khẩu sang EU hay các quốc gia mới có FTA với Việt Nam còn rất khiêm tốn. Việt Nam vẫn còn tập trung nhiều vào các thị trường truyền thống.

Theo ông Khanh lý do là thị trường EU có tiêu chuẩn cao, để thâm nhập thị trường này một cách bền vững không đơn giản. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần có thời gian để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang trong mình tâm lý an toàn, chỉ tập trung những thị trường quen thuộc mà không dám mở rộng ra các thị trường mới, kể cả đó là thị trường tiềm năng.

“Nhiều doanh nghiệp đang nghĩ rằng vào EU có quá nhiều rào cản. Tôi không nghĩ rằng đó là rào cản mà đó là những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp phải nâng cấp lên. Bởi mỗi thị trường sẽ có những tiêu chuẩn riêng, với EU, những tiêu chuẩn kĩ thuật họ đặt ra với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, dựa trên những cơ sở khoa học, vì vậy không thể coi đó là rào cản thuế quan. Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sau khi đáp ứng tiêu chuẩn EU thì vào thị trường này rất tốt và bền vững”, ông Khanh nêu quan điểm.

Giải bài toán từ gốc

Bài toán đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật của thị trường EU vẫn đang làm khó doanh nghiệp Việt. Ảnh: T.L.

Bài toán đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật của thị trường EU vẫn đang làm khó doanh nghiệp Việt. Ảnh: T.L.

Hiện các tiêu chuẩn kĩ thuật để đưa hàng vào EU ngày càng khắt khe. Do vậy, tuy Việt Nam có 9 triệu hộ sản xuất nông nghiệp nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để phục vụ thị trường nội địa và quốc tế. Việc đưa sản phẩm nông sản Việt Nam sang EU là bài toán khó, nhưng theo Cao Cẩm Linh - Giám đốc chiến lược của Viettel Post nếu giải quyết ngay ở nguyên liệu, vùng trồng thì tất cả những khâu sau dễ dàng, lợi nhuận sẽ lớn.

Dẫn chứng cho nhận định này, bà Linh kể lại câu chuyện đưa vải thiều sang Đức qua con đường thương mại điện tử. Cụ thể, vào tháng 5/2021, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Vỏ Sò thuộc Viettel Post đã bán được hơn 1.200 đơn vải thiều tại Đức, nhờ tiếp cận được các vùng trồng vải có chứng nhận Global Gap. Tuy nhiên trước đó, Vỏ sò đã 2 lần thất bại khi tiếp cận thị trường này do trái vải không đạt tiêu chuẩn.

Cũng theo bà Cao Cẩm Linh, so với các đơn hàng tiêu thụ qua thương mại điện tử, số lượng đơn vải thiều trên là không lớn, nhưng việc tiếp cận với 1.200 người tại thị trường Đức thì cũng là con số không nhỏ. Ngoài ra, việc kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua thông qua thương mại điện tử giúp hộ sản xuất tăng biên độ lợi nhuận, kích thích cho người dân thay đổi hành vi về sản xuất, thu hoạch và đóng gói.

“Chúng ta đang nói về EVFTA nhưng nếu không giải quyết bài toán tận gốc thì rất khó có thể tạo ra kim ngạch xuất khẩu xứng tầm, mãi mãi chỉ là câu chuyện đem ra trong hội thảo, hội thảo nào cũng bàn. Cái gốc ở đây là tạo ra những vùng trồng, hướng dẫn 9 triệu hộ quy hoạch vùng trồng theo đúng tiêu chuẩn của các hiệp định. Đó không phải là hàng rào, đó là tiêu chuẩn cao, nếu chúng ta đạt được, không chỉ vào được thị trường EU mà còn vào được tất cả thị trường khó tính khác”, bà Linh cho hay.

Còn theo bà Nguyễn Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Sĩ, khu vực Bắc Âu là thị trường tiềm năng, có dư địa để khai thác nhưng do dân số ít nên đơn hàng vào khu vực này thường nhỏ, vì vậy các doanh nghiệp lớn không mặn mà. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ muốn xuất khẩu sang Bắc Âu thì không đáp ứng được tiêu chuẩn.

Vì vậy, theo bà Thúy, các doanh nghiệp nên quan tâm đến thị trường ngách phù hợp, tuy nhỏ nhưng ít cạnh tranh. Người dân ở khu vực Bắc Âu hiện có thu nhập cao nhất thế giới, ưa chuộng sản phẩm hữu cơ, sản phẩm đặc sản mới lạ, có lợi cho sức khỏe, sử dụng bao bì xanh… nên doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này để tìm chỗ đứng tại Bắc Âu.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
54 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm