Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp có thể gặp nguy cơ khi coi nhẹ an ninh mạng từ bên thứ ba

Hương Giang
- 18:30, 28/10/2021

(DNTO) - Theo khảo sát của PwC, các doanh nghiệp và tổ chức đang không chú ý đến rủi ro an ninh mạng từ bên thứ ba - những rủi ro thường khó nhận ra bởi sự phức tạp của các mối quan hệ kinh doanh và mạng lưới người bán/nhà cung cấp.

Các doanh nghiệp đang xem nhẹ rủi ro an ninh mạng từ bên thứ ba và chuỗi cung ứng. Nguồn: PwC.

Các doanh nghiệp đang xem nhẹ rủi ro an ninh mạng từ bên thứ ba và chuỗi cung ứng. Nguồn: PwC.

Đây là kết quả của Khảo sát Niềm tin kỹ thuật số toàn cầu (Global Digital Trust Insights) 2022 do PwC thực hiện. Khảo sát được thực hiện với 3.600 CEO và các vị trí lãnh đạo cấp cao khác, cho thấy 60% người tham gia khảo sát chưa hiểu rõ về nguy cơ vi phạm bảo mật dữ liệu thông qua bên thứ ba, trong khi 20% hiểu rất ít hoặc không hiểu về tất cả những rủi ro này.

Những phát hiện này là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng khi 60% người được hỏi, những giám đốc điều hành cấp cao, dự đoán tội phạm an ninh mạng sẽ gia tăng vào năm 2022. Điều này cũng phản ánh những thách thức mà các tổ chức phải đối mặt trong việc xây dựng lòng tin về vấn đề dữ liệu - đảm bảo dữ liệu chính xác, được xác minh và bảo mật, để khách hàng và các bên liên quan có thể tin tưởng rằng thông tin của họ hoàn toàn được bảo vệ.

Đáng chú ý, 56% số người được hỏi nói rằng tổ chức của họ dự đoán sẽ có gia tăng trong vi phạm bảo mật dữ liệu thông qua chuỗi cung ứng phần mềm, nhưng chỉ 34% chính thức đánh giá mức độ rủi ro này. Tương tự, 58% dự đoán các cuộc tấn công vào dịch vụ đám mây của họ sẽ tăng cao, nhưng chỉ 37% cho thấy họ hiểu rõ về rủi ro đám mây dựa trên các đánh giá chính thức.

 
Các tổ chức có thể dễ dàng bị tấn công ngay cả khi họ có hệ thống phòng thủ không gian mạng tốt; kẻ tấn công tinh vi sẽ tìm kiếm liên kết yếu nhất - đôi khi thông qua các nhà cung cấp của tổ chức. Việc nhận biết và quản lý mạng lưới các mối quan hệ của tổ chức với bên thứ ba là điều bắt buộc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa đến một nửa số người được hỏi nói rằng họ có động thái đề phòng với những mối đe dọa ngày càng leo thang mà hệ sinh thái kinh doanh phức tạp gây ra”.

Ông Sean Joyce, lãnh đạo Dịch vụ Bảo mật và an ninh mạng toàn cầu tại PwC Mỹ

Trong bối cảnh Việt Nam, ông Phó Đức Giang, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An toàn Thông tin PwC Việt Nam nhận xét: Thế giới ngày nay được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ. Điều này tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn và phức tạp giữa các tổ chức, với tư cách là người sử dụng dịch vụ, và các nhà cung cấp dịch vụ của họ. Mặc dù rõ ràng việc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba mang lại nhiều lợi ích, chúng ta cũng không thể bỏ qua những rủi ro liên quan.

“Tại Việt Nam, rất ít công ty có thể tuân thủ các yêu cầu liên quan đến chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là các yêu cầu về bảo vệ dữ liệu cá nhân và rủi ro an ninh mạng từ bên thứ ba. Do đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ của quốc tế là điều cấp thiết đối với các tổ chức để nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro bên thứ ba".

Đơn giản hóa quá trình hướng tới an ninh mạng

Quá trình đơn giản hóa an ninh mạng thực sự là thách thức, tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho rằng điều đó là đáng để bỏ công sức. Theo báo cáo của PwC, cứ 3 trong 10 người được hỏi nói rằng công ty của họ đã tiến hành tinh giản các hoạt động trong hai năm qua. Các tổ chức “tiến bộ” trong cuộc khảo sát (nhóm 10% dẫn đầu về các kết quả an ninh mạng) có khả năng tinh giản hoạt động trong toàn doanh nghiệp cao gấp 5 lần. Nhóm 10% các tổ chức hàng đầu này cũng có khả năng thực hiện các biện pháp đáng tin cậy để bảo mật dữ liệu cao gấp 10 lần, có mức độ hiểu biết về rủi ro an ninh mạng bên thứ ba và bảo mật dữ liệu riêng tư cao hơn 11 lần.

Khi được yêu cầu lựa chọn ưu tiên một trong số 9 sáng kiến nhằm đơn giản hóa các chương trình và quy trình an ninh mạng, những người trả lời khảo sát không thể lựa chọn mà phân bổ tầm quan trọng gần như ngang nhau cho tất cả.

Sự tham gia của các CEO có thể tạo nên sự khác biệt

Sự tham gia tích cực của các CEO trong việc thiết lập và đạt được thành công cho các mục tiêu an ninh mạng sẽ có ý nghĩa lớn cho tổ chức. Khi báo cáo về những kết quả an ninh mạng, các giám đốc điều hành trong nhóm “tiến bộ” nhận được sự hỗ trợ sâu rộng từ các CEO cao gấp 12 lần so với các nhóm khác.

Hầu hết các giám đốc điều hành cũng tin rằng việc các CEO và hội đồng quản trị được đào tạo để hiểu rõ trách nhiệm của mình về các vấn đề an ninh mạng là điều kiện tiên quyết nhằm tạo nên một xã hội kỹ thuật số an toàn hơn vào năm 2030.

Đơn giản hóa quá trình hướng tới an ninh mạng - chi tiêu phân bổ đều cho các sáng kiến. Nguồn: PwC.

Đơn giản hóa quá trình hướng tới an ninh mạng - chi tiêu phân bổ đều cho các sáng kiến. Nguồn: PwC.

Các CEO và các giám đốc điều hành khác cũng đồng ý về sự thay đổi trong sứ mệnh an ninh mạng. Sứ mệnh này tập trung vào việc nâng cao lòng tin và tăng trưởng kinh doanh, với 54% tin rằng điều này không đơn giản chỉ là khả năng bảo vệ và kiểm soát an ninh mạng.

Chia sẻ về kết quả của khảo sát, bà Nguyễn Phi Lan, lãnh đạo Bộ phận Quản trị rủi ro, Công ty PwC Việt Nam cho biết: “Có tới 70% CEO cho rằng cần tăng ngân sách năm 2022 để cải thiện, nâng cấp hệ thống an ninh mạng. Phần lớn các CEO đều nhận thức rằng an ninh mạng không chỉ là vấn đề “kiểm soát nội bộ”. An ninh mạng thực sự đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin với các khách hàng và thông qua đó đạt được kết quả kinh doanh bền vững”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Xem thêm