Thứ ba, 20/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Điều tiết lương thực 'linh hoạt' để đảm bảo cho tiêu thụ và xuất khẩu

Hồng Gấm
- 11:01, 27/05/2021

(DNTO) - "Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT đã lên kế hoạch ứng phó chi tiết cho đợt bùng phát dịch lần này, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.

Vai trò điều tiết linh hoạt, kịp thời của Chính phủ cũng như các cấp bộ, ngành liên quan được ví như

Vai trò điều tiết linh hoạt, kịp thời của Chính phủ cũng như các cấp bộ, ngành liên quan được ví như "người giữ nhịp" để làm sao vừa đảm bảo an ninh lương thực về lâu dài nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, thu nhập và đời sống của nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh. Ảnh: TL.

Trước diễn biến của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được coi là vựa lúa của cả nước, việc xem xét, rà soát, tính toán lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cho phù hợp với tình hình thực tế là hết sức cần thiết.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, về lương thực, năm nay sẽ phấn đấu đạt 43 triệu tấn; kế hoạch được phân bổ 14,5 triệu tấn lúa cho tiêu thụ trong nước, 7,5 triệu tấn cho chế biến, 3,5 triệu tấn dự trữ, 1 triệu tấn làm giống và 13,5 đến 13,8 triệu tấn dùng xuất khẩu.

Tin nên đọc

Về rau, khả năng đạt trên 18 triệu tấn, trong đó hơn 4 triệu tấn cho xuất khẩu. Các loại quả cũng đạt trên 5 triệu tấn. Thủy sản ước đạt 8,6 triệu tấn, chăn nuôi đạt 5,6 triệu tấn thịt, 15 tỷ quả trứng và 1,2 triệu tấn sữa.

“Hiện nay, chúng ta huy động tổng lực các kênh tiêu thụ từ hệ thống phân phối siêu thị, các kênh phân phối online và bán lẻ. Cùng với việc nâng cao truy xuất nguồn gốc và nguồn cung thì có thể bảo đảm mọi hoàn cảnh tới đây” - Thứ trưởng Tiến khẳng định.

Bên cạnh việc bị tác động tiêu cực từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, ngành nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thiên tai.

“Khó khăn bủa vây toàn bộ chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đầu vào tăng giá, khó khăn trong thu hoạch, sơ chế, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ…” - thứ trưởng nói.

Tuy nhiên, nhờ đã có sự chuẩn bị và kinh nghiệm trước đó, kết quả 3 tháng đầu năm 2021, toàn ngành đã đạt chỉ tiêu tăng trưởng 3,16%, xuất khẩu vẫn đạt 10,61 tỷ USD và thặng dư thương mại 2,87 tỷ USD.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng về tái cơ cấu, ngành nông nghiệp cần tập trung 3 trục sản phẩm: sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng và sản phẩm địa phương.

Thứ hai, cần tạo môi trường thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp. Cùng với đó, dự báo thị trường chính xác hơn để đáp ứng thị trường 100 triệu dân và thị trường xuất khẩu.

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cũng được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng thời điểm này và tương lai. Trong khi hạ tầng kho bãi và công nghệ chế biến của ta còn lạc hậu, muốn hội nhập và nâng cao giá trị cần dồn chính sách để tăng cường chế biến sâu.

Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh quản lý dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, mục tiêu đến năm 2030, sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, giữ ổn định khoảng 3,3 - 3,6 triệu ha đất lúa ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, giao thông, thủy lợi tốt. Cùng đó, duy trì sản lượng lương thực có hạt 40 - 42 triệu tấn, trong đó sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho con người, cho chế biến trong công nghiệp, làm giống, dự trữ và một phần xuất khẩu.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm