Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Để vùng Đồng bằng sông Hồng không dựa vào ‘bán đất lấy tiền’

Huyền Trang
- 15:18, 30/03/2023

(DNTO) - Là vùng động lực phát triển hàng đầu của nước ta nhưng vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển.

 

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 2 cực phát triển kinh tế quan trọng của đất nước. Ảnh: T.L.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 2 cực phát triển kinh tế quan trọng của đất nước. Ảnh: T.L.

Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp” sáng 30/3 là dịp để các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp thảo luận nhằm đề xuất chính sách thúc nhằm thúc đẩy sự phát triển của Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Mỗi tỉnh vẫn đang nhìn một hướng

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), trong đó có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng).

Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của vùng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Vùng Đồng bằng sông Hồng là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế của nước ta với 3 cực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”.

Giai đoạn 2005-2022, kinh tế vùng tăng trưởng bình quân đạt 8,93%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, đạt 2,89 triệu tỷ đồng năm 2022, chiếm 30,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 123,4 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước.

Ghi nhận kết quả quan trọng của vùng, nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Đồng bằng sông Hồng vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển. Một trong những nguyên nhân quan trọng là thiếu tính liên kết.

Vị Bộ trưởng cho biết, cái bắt tay giữa các địa phương trong vùng còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp dẫn đến không có thể chế vùng và có ngân sách riêng cấp vùng. Việc thiếu cơ chế và bộ máy để thực hiện liên kết, điều phối vùng dẫn đến chất lượng quy hoạch vùng và các địa phương trong vùng còn thấp.

“Nguyên nhân là vẫn còn tư tưởng cục bộ chưa vì lợi ích chung, nhận thức về vai trò liên kết vùng chưa đầy đủ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra.

Đồng tình quan điểm này, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dẫn chứng trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, dù là vùng rất giàu tiềm lực nhưng việc phát triển còn thiếu bền vững. Nguyên nhân là mỗi địa phương có một hướng phát triển, chưa tạo được chuỗi cung ứng và liên kết thị trường, nhóm hàng để tạo năng lực cạnh tranh cho kinh tế vùng.

“Thực tế các địa phương vẫn đang tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển nhanh hơn. Kết quả, các tỉnh đã có chương trình ký kết hợp tác nhưng vẫn chưa khai thác hết các điều khoản đã ký kết. Đặc biệt là các ký kết của Hà Nội với các địa phương trong vùng”, bà Nga cho hay.

Nhu cầu vốn rất cao

Đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông giúp liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng hiệu quả hơn. Ảnh: T.L.

Đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông giúp liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng hiệu quả hơn. Ảnh: T.L.

Đại diện Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận các công trình, dự án liên kết ở Vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn chủ yếu do ngân sách Trung ương đầu tư. Việc thu ngân sách nhà nước tại vùng này còn dựa nhiều vào khai thác quỹ đất.

Trong 3 vấn đề còn tồn tại khi phát triển vùng, bên cạnh quy hoạch và cơ chế, chính sách, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh đến việc thiếu hụt đầu tư, nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm.

“Nhiều dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm do thiếu vốn như: cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đường vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, nhà máy nước mặt sông Đà, tuyến đường ven biển qua 5 địa phương có biển, …Do đó, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cho phát triển của vùng rất cao”, bà Ngọc nói.

Lấy ví dụ từ tỉnh Thái Bình, ông Phạm Đức Thành, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình cho biết dù tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế, cũng như nỗ lực thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tuy nhiên các dự án đầu tư tại tỉnh hiện vẫn dựa nhiều vào khai thác lợi thế lao động chi phí thấp, chưa thu hút các dự án hàm lượng công nghệ cao từ các nhà đầu tư, tập đoàn, tổng công ty lớn.

Ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đề xuất Chính phủ sớm hoàn thành và phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng và phê duyệt quy hoạch tỉnh của các địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để thúc đẩy sự phát triển vùng và các địa phương trong vùng.

Ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương đề xuất tập trung đẩy nhanh xây dựng các dự án giao thông kết nối đồng bộ giữa các địa phương trong vùng để thúc đẩy hình thành, phát triển các vành đai công nghiệp, các cụm liên kết ngành và hệ sinh thái công nghiệp, dịch vụ.

Để việc phát triển các khu công nghiệp tại các địa phương trong vùng không chồng chéo, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP.Hà Nội đề xuất các tỉnh trong vùng nhất là các tỉnh có khu vực giáp ranh với Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ để tập trung phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại thông minh hình thành một số trung tâm mua sắm, trao đổi hàng hóa dịch vụ…nhằm tránh tình trạng phát triển quá nhiều.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, để phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng, cần đa dạng hóa các nguồn lực và hình thức đầu tư, đặc biệt hình thức đối tác công – tư trong một số lĩnh vực hạ tầng đột phá, các công trình trọng điểm kết nối vùng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thông tin về vụ việc VNDirect bị tin tặc tấn công gần đây, tại buổi họp báo chiều 29/3, Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng đây là sự cố đáng tiếc, tuy nhiên không ảnh hưởng quá lớn tới thị trường. Song cũng là “hồi chuông” báo động về an ninh mạng với các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính.
27 phút
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương cho biết sẽ cân nhắc thiệt hại đối với ngành tôn mạ, ống thép và các yếu tố khách quan nhất trong quá trình điều tra chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu.
28 phút
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương cho biết đề xuất này trong điều hành xăng dầu hướng đến tiệm cận cơ chế thị trường nhưng vẫn có điều tiết của cơ quan Nhà nước.
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Xem thêm