Thứ ba, 24/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Để Đài Loan trở thành 'nền kinh tế không thể thiếu' - Bài 2: Hiểm họa chiến tranh

Xuân Hạo
- 10:18, 02/06/2023

(DNTO) - Các hãng công nghệ ngày càng tìm kiếm địa điểm khác cho chuỗi sản xuất trước lo ngại xung đột quân sự tại Đài Loan. Tầm cỡ thiệt hại của một xung đột như thế có thể vô cùng lớn.

Bài 1: Thế trận tam giác

Đài Loan dẫn đầu thế giới trong dây chuyền công nghệ sản xuất chip bán dẫn cấp cao. Ảnh: Nikkei Asia

Đài Loan dẫn đầu thế giới trong dây chuyền công nghệ sản xuất chip bán dẫn cấp cao. Ảnh: Nikkei Asia

 Cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia trong nhóm G7 diễn ra tại Nhật Bản tháng vừa qua đã nhất trí “giảm sự phụ thuộc quá mức trong chuỗi cung ứng quan trọng”. Washington cương quyết tìm cách kéo dây chuyền sản xuất chip vi xử lý cao cấp về lại nước họ, rời khỏi châu Á. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đang chạy đua để trở thành cường quốc công nghệ đứng đầu thế giới.

Nằm giữa tranh chấp “nảy lửa” của các bên là đảo quốc Đài Loan.

Made in America

Vào đầu tháng 12/2022, đứng dưới ánh nắng chói chang của bầu trời Arizona, CEO Apple - Tim Cook đã cùng với Tổng thống Mỹ, Joe Biden ăn mừng một cột mốc quan trọng: Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. - TSMC) mang thiết bị của họ qua Mỹ và thành lập một nhà máy mới toanh tại Phoenix. 

Các lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghệ cùng nhau khánh thành dự án nhà máy sản xuất chip vi xử lý tại Arizona, Mỹ. Ảnh: The Business Journal

Các lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghệ cùng nhau khánh thành dự án nhà máy sản xuất chip vi xử lý tại Arizona, Mỹ. Ảnh: The Business Journal

Nhà máy có giá trị 40 tỷ đô la này là nhà máy đầu tiên tại Mỹ của TSMC trong vòng 20 năm qua.

“Đây là một giây phút vô cùng trọng đại. Đó là cơ hội để Hoa Kỳ mở đầu một kỷ nguyên mới trong sản xuất cấp cao”, CEO Tim Cook phát biểu trước đám đông các nhà chính trị và lãnh đạo ngành công nghệ. TSMC - hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, sẽ sản xuất những chip vi xử lý tối tân nhất của họ ngay tại đất Mỹ.

Là khách hàng đầu tiên của nhà máy này, Apple sẽ có thể tự hào in chữ “Made in America” (Sản xuất tại Mỹ) lên con chip của họ.

Sự kiện “trọng đại” đó đã không nhắc đến việc chip vi xử lý của TSMC chỉ là một phần nhỏ trong dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử. Một chiếc smartphone được trang bị một số lượng lớn chip, trong đó có nhiều chip công nghệ thấp hơn. Đó là chưa kể công đoạn lắp ráp đều tập trung ở châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc và Đài Loan.

“Di cư” sản xuất

Đại dịch Covid-19 đã làm lộ ra các điểm yếu hậu cần của hệ thống cung ứng toàn cầu, vốn đã được thành lập sau nhiều thập kỷ toàn cầu hóa. Kèm theo đó, căng thẳng địa chính trị, cụ thể là hiểm họa chiến tranh tại Đài Loan, đang đặt sức ép nặng nề lên các hãng công nghệ, buộc họ phải thay đổi cách hoạt động.

Một dấu hiệu cho nỗi lo của các hãng công nghệ: Một vị tướng cấp cao của Không quân Mỹ đã dự đoán Mỹ và Trung Quốc sẽ gây chiến xung quanh Đài Loan vào 2025.

“Hai năm trước, giữa ‘cuộc chiến’ thương mại của Tổng thống Trump, khách hàng của chúng tôi đã yêu cầu mang chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nên chúng tôi quyết định mở rộng sản xuất tại Đài Loan”, theo một giám đốc điều hành của hãng Unimicron Technology, chuyên sản xuất bản mạch điện tử, cung cấp linh kiện cho Apple, Intel và nhiều hãng khác.

Trong lúc công ty này tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất trị giá vài triệu đô la, thì Chủ tịch Hạ viện Mỹ - Nancy Pelosi tới thăm Đài Bắc. Chính quyền Bắc Kinh đáp trả bằng một cuộc tập trận gần bờ biển Đài Loan, khiến khách hàng của Unimicron lo ngại.

“Khách hàng muốn có các lựa chọn sản xuất bên ngoài Trung Quốc và Đài Loan, bởi lo sợ hiểm họa chiến tranh”, vị giám đốc điều hành tiếp tục kể. “Chúng tôi và nhiều đồng nghiệp đã rất bàng hoàng… Làm sao có thể đưa dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Đài Loan? Hầu hết các chuỗi cung ứng thiết bị điện tử đều được xây dựng tại hai quốc gia này”.

Kể từ năm 2022, một danh sách dài các hãng công nghệ, từ Intel, AMD, Nvidia, Meta, Google và Amazon đã yêu cầu mở rộng dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Đài Loan. HP và Dell, hai hãng sản xuất laptop và máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, đã đưa ra yêu cầu rất cụ thể: Bắt đầu xây dựng dây chuyền sản xuất tại Đông Nam Á. Dell thậm chí còn muốn rời bỏ hoàn toàn việc sử dụng chip sản xuất tại Trung Quốc vào 2024.

So sánh số lượng nhà máy sản xuất chip vi xử lý của các quốc gia trên toàn thế giới. Ảnh: Nikkei Asia - Việt hóa: Xuân Hạo

So sánh số lượng nhà máy sản xuất chip vi xử lý của các quốc gia trên toàn thế giới. Ảnh: Nikkei Asia - Việt hóa: Xuân Hạo

“Chúng tôi có một kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp chuỗi cung ứng bị gián đoạn”, một giám đốc điều hành của hãng sản xuất thiết bị thí nghiệm chip vi xử lý Advantest của Nhật Bản, cho biết. “Nhưng bất kỳ một xung đột vũ trang nào diễn ra tại Eo biển Đài Loan cũng sẽ khiến tất cả các kế hoạch khẩn cấp trở nên vô dụng. Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết cho toàn bộ chuỗi cung ứng chip vi xử lý, và không ai dám tưởng tượng việc đó sẽ diễn ra như thế nào”.

AMD, một trong những hãng sản xuất vi xử lý đồ họa lớn nhất thế giới, đang làm việc không ngừng nghỉ để thiết lập một kế hoạch đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không bị gián đoạn, bao gồm một kế hoạch đa dạng hóa vị trí sản xuất. Intel cho biết họ luôn theo đuổi việc ủng hộ các hãng cung ứng tìm đến các giải pháp khác. Nvidia, hãng vừa cán cột mốc vốn hóa 1 nghìn tỷ đô la, từ chối bình luận.

Dell từng tuyên bố sẽ đa dạng hóa chuỗi sản xuất của họ ra nhiều nơi trên thế giới. HP quả quyết dây chuyền của họ rất vững chắc.

Cái giá phải trả

Dù không có chiến tranh toàn diện, thì bất kỳ một gián đoạn nào, chẳng hạn như một cuộc phong tỏa Đài Loan từ Trung Quốc, cũng sẽ tạo ra hỗn loạn dữ dội cho thị trường thế giới. Theo ước tính của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn, gián đoạn sản xuất cho các hãng Đài Loan có thể dẫn đến thiệt hại doanh thu 500 tỷ đô la cho các hãng sản xuất thiết bị điện tử.

Một ước tính gần đây của Rhodium Group cho thấy xung đột ở Đài Loan sẽ buộc nền kinh tế thế giới trả cái giá khủng khiếp 2 nghìn tỷ đô la.

“Nhiều người đánh giá sai tầm quan trọng của Đài Loan trong chuỗi cung ứng. Nó không chỉ có các chip bán dẫn mà còn có một chuỗi sản xuất toàn diện từ chip, linh kiện, bảng mạch điện tử, vỏ ngoài, ống kính, cho đến lắp ráp… Gần như tất cả những gì ta có thể nghĩ đến, đều nằm tại đây” - theo lời một giám đốc cấp cao của Compal Electronics, một hãng lắp ráp sản phẩm quan trọng cho Dell, HP và Apple. “Nếu có một xích mích quân sự nào đó diễn ra tại Đài Loan, toàn bộ chuỗi sản xuất trên thế giới sẽ sụp đổ”.

Nói một cách khác, nếu xung đột thật sự diễn ra, thì Apple sẽ không có sản phẩm nào để lắp con chip “Made in America”.

Bài 3: Một việc không tưởng

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
2 giờ
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
2 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Xem thêm