Chủ nhật, 29/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại dịch, 'máy đẻ' tỷ phú!

Hải Ngư
- 11:00, 17/08/2022

(DNTO) - Covid-19 có lợi cho túi tiền của những người giàu. Điều đó có nghĩa là trung bình cứ 30 tiếng đồng hồ lại có một tỷ phú mới xuất hiện trong thời gian xảy ra đại dịch.

Trong đại dịch, có thể nói ngày nào thế giới cũng có… tỷ phú mới, điều đó xem như cũng đồng nghĩa với một điều, Covid-19 có lợi cho túi tiền của những người giàu.

Oxfam vừa công bố, khoảng 573 cái tên mới đã gia nhập hàng ngũ phú gia bạc tỷ kể từ năm 2020, nâng tổng số tỷ phú trên toàn thế giới lên 2.668, có nghĩa là trong thời gian xảy ra đại dịch, trung bình cứ 30 tiếng đồng hồ lại có một tỷ phú mới xuất hiện.

Mọi người đi ngang qua Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào ngày 25 tháng 4 năm 2022 tại Thành phố New York. Ãnh Getty Images

Mọi người đi ngang qua Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào ngày 25 tháng 4 năm 2022 tại Thành phố New York. Ãnh Getty Images

Đó là con số dựa trên dữ liệu do Forbes tổng hợp khi xem xét và đánh giá sự gia tăng của tình trạng bất bình đẳng xã hội trong hai năm qua. Tình hình diễn ra trùng với thời điểm bắt đầu cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, nơi quy tụ một số người giàu nhất và các nhà lãnh đạo thế giới. Các tỷ phú đã chứng kiến tổng giá trị tài sản ròng của họ tăng 3,8 nghìn tỷ USD, tương đương 42%, lên 12,7 nghìn tỷ USD trong thời kỳ đại dịch.

Phần lớn mức gia tăng vừa kể đến từ hiện trạng thị trường chứng khoán nhảy vọt cộng với sự hỗ trợ do chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế toàn cầu với ý đồ làm dịu bớt đòn tấn công tài chính của virus corona. Thế giới người giàu tăng đột biến vào năm đầu tiên của đại dịch, sau đó tiếp tục duy trì, chỉ thời gian gần đây mới giảm xuống một chút.

Theo làn sóng Covid-19 dâng, bất bình đẳng ngày càng cách biệt và giá lương thực cũng đu theo tăng vọt lên khiến khoảng 263 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, đảo ngược tiến trình thăng tiến hàng thập kỷ có được.

Thế giới chưa bao giờ chứng kiến tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh đồng thời với mức nhảy vọt của sự giàu có vào cùng một thời điểm như vậy trong lịch sử, gây tổn thương đến rất nhiều người.

Giới tiêu dùng trên khắp thế giới phải đối mặt với chi phí năng lượng và thực phẩm bứt tốc. Oái oăm là các tập đoàn trong những ngành này và giới điều hành lãnh đạo của chúng lại hưởng lợi từ tình trạng vượt giá ấy.

Thế giới người giàu tăng đột biến vào năm đầu tiên của đại dịch. Ảnh Shutter Stock

Thế giới người giàu tăng đột biến vào năm đầu tiên của đại dịch. Ảnh Shutter Stock

Trong hai năm qua, tổng tài sản của nhóm tỷ phú kinh doanh thực phẩm và nông nghiệp tăng 382 tỷ USD, tương đương 45%, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát. Tính từ năm 2020, lượng tỷ phú lương thực mới là 62 cái tên, trong khi đó giá trị ròng của các đồng nghiệp của họ ở lĩnh vực dầu khí và than đá cũng tăng 53 tỷ USD, tương đương 24%. Riêng trong ngành công nghiệp dược phẩm, 40 tỷ phú mới đã được đại dịch “tạo” ra.

Có thể nói ngành công nghiệp đi đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng là ngành thụ hưởng hàng tỷ USD tiền tài trợ công. Lĩnh vực vừa đề cập đã sản sinh ra nhiều cái tên đại phú gia, bao gồm 7 trong số 10 người giàu nhất thế giới, chẳng hạn như Elon Musk của Telsa, Jeff Bezos của Amazon và Bill Gates của Microsoft. Những danh xưng vừa kể đã tăng tài sản từ 436 tỷ USD lên 934 tỷ USD chỉ trong hai năm qua.

Covid-19 đã có lợi cho túi tiền của những người giàu. Ảnh Shutter Stock

Covid-19 đã có lợi cho túi tiền của những người giàu. Ảnh Shutter Stock

Để chống lại tình trạng bất bình đẳng cách biệt ở phương diện địa lý, đồng thời cũng để giúp nhóm dân nghèo đang vật lộn với cơn sóng giá cả leo thang, Oxfam đã lên tiếng thúc đẩy các chính phủ đánh thuế những người giàu có cũng như các tập đoàn của họ.

Tổ chức kêu gọi áp dụng mức thuế 90% tạm thời đối với lợi nhuận công ty của nhóm tỷ phú, cũng như đánh thuế một lần trên tài sản họ sở hữu. Oxfam đề xuất mức thuế 2% đối với tài sản lớn hơn 5 triệu đô la, tăng lên 5% đối với giá trị tài sản ròng trên 1 tỷ đô la.

Gom lại từ đấy là đã có thể huy động được đến 2,5 nghìn tỷ đô la trên toàn thế giới. Đáng buồn là đề xuất áp thuế trên của cải ấy không được nhiều chính phủ chấp nhận. Thật ra, ngay cả các nỗ lực đánh thuế đối với giá trị tài sản ròng của giới giàu nhất Hoa Kỳ cũng đã không thành công trước quốc hội trong những năm gần đây.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm