Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ravi Modi, vị tỷ phú Ấn Độ 'lên hương' nhờ kinh doanh trang phục đám cưới hậu Covid-19

Hải Ngư
- 11:08, 29/07/2022

(DNTO) - Dân Ấn, dù giàu, trung lưu hay nghèo đều chi tiêu rất mạnh tay cho đám cưới vốn thường được tổ chức dài ngày với vô số khách khứa. Khi đại dịch giảm nhiệt, hạn chế được dỡ bỏ bớt, mùa cưới hỏi hàng năm ở đây bùng nổ trở lại, và cũng là thời để tỷ phú Ravi Modi phất lên.

Đại dịch ập đến, và chỉ trong hai năm hoành hành, bóng đen ấy đã gây u ám cho thị trường quần áo cưới ước tính trị giá 14 tỷ USD mỗi năm của Ấn Độ, đến từ những hạn chế nghiêm ngặt được áp dụng đối với các cuộc tụ tập. May mắn là gần đây Covid-19 dần dần được khống chế, các kìm hãm dè chừng được dỡ bỏ từng bước trên toàn xứ Ấn, những lễ kỷ niệm cưới xin bùng nổ trở lại, đem lại lợi nhuận cho một số tầng lớp. Tỷ phú Ravi Modi là cái tên đầu tiên trong số đó.

Ravi Modi là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Vedant Fashions. Ảnh Courtesy of Vedant Fashions

Ravi Modi là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Vedant Fashions. Ảnh Courtesy of Vedant Fashions

Vị chủ tịch kín tiếng với giới truyền thông, đồng thời là giám đốc điều hành Vedant Fashions, nhà bán lẻ hàng may mặc dành cho nam giới lớn nhất Ấn Độ này đã sẵn sàng hưởng lợi. Công ty của ông vừa báo cáo doanh thu tăng 84%, lên 10,4 tỷ rupee (138 triệu USD), với lợi nhuận ròng nhiều gấp đôi, đạt 3,15 tỷ rupee trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2022 vừa qua. Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, hệ thống doanh nghiệp của Ravi đã khai trương 17 cửa hàng mới, nâng tổng số cơ sở trong cả nước lên 595, chiếm tổng diện tích 100.000 mét vuông, và hứa hẹn sẽ đạt gấp đôi trong vài năm tới.

Ravi Modi ở tuổi 45 vừa niêm yết công ty 23 tuổi ra sàn chứng khoán hồi tháng 2 năm nay với mức định giá 2,8 tỷ USD, cao hơn 8% so với giá IPO. Kể từ đó, cổ phiếu sở hữu cũng đã tăng 12% với vốn hóa thị trường hiện là 3 tỷ USD. Tháng 4 vừa qua, cái tên Modi đã xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes với khối tài sản 2,5 tỷ USD. Giờ đây con số ấy đã là 2,7 tỷ USD, bất chấp bối cảnh thị trường chứng khoán đang suy giảm và đồng rupee yếu đi.

Việc tăng chi tiêu cho đám cưới ở Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng thị trường cho cơ nghiệp nhà Modi. Ảnh Shutter Stock

Việc tăng chi tiêu cho đám cưới ở Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng thị trường cho cơ nghiệp nhà Modi. Ảnh Shutter Stock

Modi bắt đầu làm việc tại cửa hàng may mặc của cha khi còn là một thiếu niên. Rồi với số tiền 10.000 rupee (235 USD) vay từ mẹ vào năm 1999, ở tuổi 22 non trẻ, ông đã quyết định thành lập công ty riêng sản xuất hàng loạt quần áo dân tộc với giá cả phải chăng. Do kết hôn sớm lúc mới chỉ 21 nên năm sau đó ông đã lên chức bố và Modi chọn đặt tên cho công ty là Vedant Fashions, lấy từ tên cậu con trai đầu lòng. Đồng thời ông cũng chọn nhãn hiệu cho hàng may mặc là Manyavar, theo tiếng bản địa Hindi nghĩa là “nổi bật” và “đáng tôn trọng”.

Cụ thể, các mặt hàng nam giới Manyavar bao gồm Kurta, loại áo sơ mi dài không cổ của đàn ông xứ Ấn, cộng với loại áo khoác mà cựu Thủ tướng Nehru thường mặc, và Sherwanis, trang phục chú rể bắt nguồn từ Pakistan… Trong hai thập kỷ tiếp theo, Modi đã xây dựng đế chế thời trang dân tộc trên 223 thành phố khắp đất nước. Rổi để nhắm mục tiêu bao phủ cả cộng đồng người Ấn Độ quốc tế, công ty cũng mở rộng ra nước ngoài như U.A.E và Hoa Kỳ. Ngày nay, Manyavar là thương hiệu lớn nhất về doanh thu và lợi nhuận trong phân khúc quần áo cưới nam.

Các dòng trang phục cưới cả nam lẫn nữ sẽ làm cho vua đám cưới của Ấn Độ Ravi Modi trở nên giàu có hơn. Ảnh Shutter Stock

Các dòng trang phục cưới cả nam lẫn nữ sẽ làm cho vua đám cưới của Ấn Độ Ravi Modi trở nên giàu có hơn. Ảnh Shutter Stock

Vào năm 2015 ông đã mạo hiểm lấn sân tiếp sang lĩnh vực quần áo nữ với với thương hiệu đầu tiên, Mohey. Hai năm sau đó, Modi mua lại Mebaz, một tên tuổi may mặc theo mẫu mã trang phục di sản truyền thống phổ biến ở các bang Andhra Pradesh và Telangana, miền nam nước này. Mỗi cái tên trong các dòng trang phục của ông đều chiếm phân khúc riêng. Vedant Fashions nức tiếng là loại hàng không giảm giá và phong phú vệ tinh cung cấp sản phẩm. Manyavar, Manthan lại có giá trung bình dành cho thị trường đại chúng, còn Twamev là dòng cao cấp. Từng ấy cái tên lần lượt thu hút các ngôi sao Bollywood nổi tiếng như Ranveer Singh và Alia Bhatt đứng ra làm đại sứ thương hiệu.

Theo lời phát biểu của cậu trai cả Vedant hiện đang làm việc tại công ty với tư cách là giám đốc tiếp thị, Vedant Fashions có quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ suất lợi nhuận hàng đầu trong ngành, đồng thời sở hữu chỉ số lợi nhuận và nguồn tiền mặt lành mạnh. Nếu tính cho kỹ, mỗi rupee vốn lưu động của hãng có thể tạo ra một rupee lợi nhuận sau thuế, với 90% là dòng tiền tự do. Phân tích từ công ty tài chánh Crisil ở Mumbai cho thấy, thị trường quần áo dân tộc Ấn dự kiến sẽ tăng trưởng từ 15% đến 17% trong ba năm tới, và hứa hẹn chạm mức gần 1.375 tỷ rupee (18,3 tỷ USD) vào năm 2025.

Ngày nay, Manyavar là thương hiệu lớn nhất trong phân khúc quần áo cưới Ấn Độ. Ảnh Shutter Stock

Ngày nay, Manyavar là thương hiệu lớn nhất trong phân khúc quần áo cưới Ấn Độ. Ảnh Shutter Stock

Hàng năm có từ 9,5 triệu đến 10,5 triệu đám cưới được tổ chức tại Ấn Độ với ngân sách giao dịch mua sắm hàng ngày trung bình dao động từ 1 triệu rupee (13.000 USD) đến 2 triệu rupee (26.000 USD). Bharat Chhoda, nhà phân tích nghiên cứu tại ICICI Securities cho biết, việc tăng chi tiêu cho đám cưới sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, đưa thương hiệu nhượng quyền Vedant Fashions vào một vị trí thuận lợi. Viễn cảnh sáng sủa như thế xem chừng sẽ khiến cho Ravi Modi, vua đám cưới của xứ sở các thần linh, càng trở nên giàu có hơn.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
1 tuần
Xem thêm