Thứ bảy, 29/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại dịch Covid-19 kéo chậm lại kế hoạch tái cân bằng nền kinh tế của Trung Quốc

Thiên Kim
- 11:30, 25/10/2021

(DNTO) - Sự bùng nổ trong thời đại đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc nhưng đã khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại.

 Cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều năm giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ đã thuyết phục các nhà lãnh đạo nước này cần phải tiến nhanh hơn để mở rộng thị trường tiêu dùng trong nước và nền kinh tế không dàng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhu cầu của các nước phương Tây.

Cảng Thanh Đảo của Trung Quốc hoạt động vào đêm cuối năm ngoái. Ảnh: TPG (ZUMA PRESS)

Cảng Thanh Đảo của Trung Quốc hoạt động vào đêm cuối năm ngoái. Ảnh: TPG (ZUMA PRESS)

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đẩy Trung Quốc đi theo hướng ngược lại, khiến xuất khẩu trở thành động lực tăng trưởng lớn hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong nhiều năm và khiến nước này phải hứng chịu áp lực mua sắm ở phương Tây. Điều đó đang làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng kinh tế mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải vật lộn để giải quyết khi đại dịch tiến đến năm thứ ba.

Không giống như Hoa Kỳ, nơi đã chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng trong chi tiêu của người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch, Trung Quốc đã chứng kiến mức tiêu thụ tiếp tục giảm. Doanh số bán lẻ vẫn không tăng nhanh như trước Covid-19. Các số liệu gần đây nhất, trong tháng 9, tăng 4,4% so với một năm trước đó, thấp hơn nhiều so với tốc độ 8% trong cả năm 2019.

Điểm yếu này một phần là do Trung Quốc không chi tiền kích thích nền kinh tế như Hoa Kỳ đã làm, vì vậy người tiêu dùng không thừa tiền mặt. Nó cũng phản ánh xu hướng dài hạn là hướng tới tiết kiệm nhiều hơn, với việc nhiều người Trung Quốc quyết định để dành tiền trong thời điểm không ổn định, đặc biệt là với những lo ngại bùng phát dịch bệnh kéo dài.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng đột biến. Nhu cầu của phương Tây đối với các mặt hàng như máy tính xách tay, đồ nội thất và xe đạp đã bùng nổ. Vì đại dịch đe dọa sản xuất tại các cơ sở sản xuất ở những nơi khác ở châu Á, bao gồm Việt Nam và Malaysia, nên Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm thị phần xuất khẩu toàn cầu lớn hơn nữa trong năm nay, sau khi đạt kỷ lục 15% vào năm 2020.

Sự gia tăng xuất khẩu có lợi cho Trung Quốc trong ngắn hạn, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng vững chắc trong suốt đại dịch.

Nhưng rõ ràng hơn là Covid-19 đã đặt Trung Quốc trở lại mục tiêu dài hạn là tái cân bằng nền kinh tế đất nước để không phải phụ thuộc quá nhiều vào việc bán hàng cho phần còn lại của thế giới, cùng với việc dựa vào chi phí cơ sở hạ tầng và bất động sản, đã góp phần vào vấn đề nợ của Trung Quốc.

Sự phụ thuộc sâu hơn vào thị trường nước ngoài cũng có nguy cơ làm bùng phát căng thẳng thương mại. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới đạt mức cao nhất trong nhiều năm là 535 tỷ đô la vào năm 2020, trong khi thặng dư của Trung Quốc với Mỹ tăng 7% lên 317 tỷ đô la so với một năm trước đó. Tháng 9 năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lục hàng tháng là 42 tỷ USD.

Sebastian Eckardt, nhà kinh tế hàng đầu về Trung Quốc tại Ngân hàng Thế giới ở Bắc Kinh, cho biết: “Theo một số cách, Covid-19 đã phóng đại một số sự mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc không thể quay lại dựa vào xuất khẩu như động cơ tăng trưởng chính”.

Biết được những rủi ro, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ưu tiên thúc đẩy nhu cầu trong nước trong hơn một thập kỷ. Sự thúc đẩy trở nên cấp thiết hơn vào năm ngoái, khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra kế hoạch “lưu thông nội địa” (domestic circulation) ưu tiên tiêu dùng nội địa như một trong những nguồn tăng trưởng chính của Trung Quốc trong khi giảm sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc có vẻ đã không hợp tác.

Iris Pang, nhà kinh tế tại Ngân hàng ING ở Hồng Kông, cho biết: “Covid-19 đã thay đổi tâm lý của người Trung Quốc và ảnh hưởng đến niềm tin tiêu dùng của họ”.

Ngoài lo ngại về những đợt bùng phát virus mới, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc còn lo lắng rằng tăng trưởng thu nhập yếu và triển vọng việc làm bên ngoài các nhà máy là không lớn. Hàng loạt các quy định mới trong những tháng gần đây đối với các ngành sinh lợi, bao gồm các công ty giáo dục tư nhân và các công ty công nghệ như Ant Group Co. và Didi Global Inc., đã khiến giới trẻ Trung Quốc lo ngại về cơ hội việc làm, ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi tiêu của họ.

Một số nhà kinh tế và chủ sở hữu bất động sản lo ngại rằng thị trường nhà ở có thể trải qua một đợt điều chỉnh.

Theo một cuộc khảo sát của UBS, tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc, vốn đã cao hơn nhiều so với Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, đã tăng lên 45,2% vào tháng 5 này so với mức 43,2% vào năm 2020 và 40,6% vào năm 2019.

Khi nhiều khách hàng kìm hãm mua sắm, tiêu dùng ngày càng trở thành một phần nhỏ hơn của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2020, tiêu dùng tư nhân chiếm 38,1% tổng sản phẩm quốc nội, mức thấp nhất kể từ năm 2016 và giảm so với mức 39,2% vào năm 2019.

Tại Hoa Kỳ, tiêu dùng cá nhân tính theo tỷ trọng GDP là 67,4% vào cuối năm 2020, bằng với năm 2019. Nó đã tăng lên 69% vào tháng 6/2021.

Các nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế cho biết, để các hộ gia đình Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề cơ cấu khó giải quyết, chẳng hạn như bất bình đẳng kéo dài và thiếu mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, khiến nhiều gia đình muốn tiết kiệm hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đề cập đến một sự ưu tiên chính sách mới, được mô tả là “thịnh vượng chung” (common prosperity), nhằm mục đích phân tán sự giàu có đồng đều hơn trong xã hội. Các mục tiêu của sáng kiến, bao gồm cả việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cuối cùng có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc.

Nhưng sáng kiến đưa ra mức thuế cao hơn và phân phối lại của cải từ các gia đình giàu có hơn hoặc từ các chính quyền địa phương đến những người Trung Quốc bình thường hơn, có thể gây khó về mặt chính trị.

Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh, lập luận rằng trừ khi các hộ gia đình Trung Quốc nhận được phần lớn hơn trong tăng trưởng chung của đất nước, còn không thì khả năng chi tiêu của họ sẽ tiếp tục bị hạn chế. Nhưng các bước như cải thiện mạng lưới an sinh xã hội có nghĩa là làm cho các hộ gia đình trở nên giàu có hơn với nguồn chi phí của chính quyền địa phương, vốn để chi trả cho các chương trình này.

Ông Pettis nói: “Lấy tiền từ người giàu sang cho người nghèo có thể khá khó khăn về mặt chính trị, nhưng việc chuyển tài sản và thu nhập của chính quyền địa phương cho các hộ gia đình thậm chí còn khó khăn hơn”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 ngày
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường trong nước và thị trường thế giới không đồng pha với nhau. Nếu FED chưa giảm lãi suất thì điều này cũng khó gây tác động đến thị trường chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá HSG giảm gần 3%, đưa vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoa Sen giảm hơn 450 tỷ đồng, trước các thông điệp cẩn trọng từ Chủ tịch Lê Phước Vũ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
2 tuần
Xem thêm