Thứ tư, 09/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025: Khơi dậy động lực bứt phá trong kỷ nguyên mới

X. Nhi. Ảnh: Hoa Đinh
- 20:00, 09/07/2025

(DNTO) - Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 đã khai mạc phiên đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ. Sự kiện diễn ra thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.

z6788155914320_0b866c7334f2afb1970848490bbeb6f7

Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ, đánh dấu điểm khởi đầu quan trọng cho chuỗi Vòng đối thoại chính sách cấp địa phương trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025. Sự kiện do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì, thể hiện cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trên hành trình bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh: "Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện sự đồng hành của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cùng doanh nghiệp tư nhân đi vào kỷ nguyên mới". Bà Huệ cũng cho biết, các phiên tiếp theo của diễn đàn sẽ được tổ chức tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, hướng tới phiên toàn quốc dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025. Sáng kiến này được kỳ vọng trở thành cầu nối hiệu quả giữa khu vực tư nhân và các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm tháo gỡ rào cản, cải thiện môi trường đầu tư và khơi dậy các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

"Bộ tứ Nghị quyết sẽ là bệ phóng để quốc gia bứt tốc", bà Huệ khẳng định, đồng thời nhấn mạnh rằng An Giang là nơi mở màn, khởi nguồn từ Tây Nam Bộ và sẽ lan tỏa tinh thần cải cách, khát vọng dân tộc vươn xa ra các miền Tổ quốc.

Chuyển đổi số: Thách thức và giải pháp từ các địa phương

Chuyển đổi số (CĐS) là một trong những chủ đề trọng tâm được thảo luận, với những chia sẻ thực tế từ các địa phương.

Bà Tạ Bích Phượng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng

Bà Tạ Bích Phượng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng

Bà Tạ Bích Phượng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng, đã trình bày thực trạng CĐS tại địa phương: nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng quản trị như ERP, phần mềm kế toán điện tử, quản lý kho, bán hàng online; một số doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu áp dụng IoT, blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, bà Phượng chỉ ra rằng phần lớn doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn "chuyển đổi nhận thức" hơn là "chuyển đổi số thực chất". Ba rào cản chính được nêu ra là: rào cản nhận thức, rào cản nguồn lực và rào cản chính sách hạ tầng.

Để "phá rào," Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng đề xuất các giải pháp cụ thể:

Về nhận thức: Đẩy mạnh truyền thông bằng các câu chuyện thành công, tổ chức các khóa đào tạo thực chiến, hướng dẫn trực tiếp ứng dụng CĐS trong từng ngành nghề.Về nguồn lực: Đề xuất chương trình hỗ trợ tài chính, kết nối với trường đại học, viện nghiên cứu, phát huy vai trò tổ chức trung gian, và hợp tác với các doanh nghiệp đã CĐS thành công tại thành phố lớn để hướng dẫn doanh nghiệp Sóc Trăng.

Về chính sách và hạ tầng: Kiến nghị địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, thành lập trung tâm hỗ trợ CĐS cấp tỉnh/vùng, và rút gọn thủ tục vay thế chấp bằng động sản để doanh nghiệp dễ xoay vòng vốn.

Đặc biệt, Hội Doanh nhân trẻ Sóc Trăng đề xuất thành lập Câu lạc bộ chuyển đổi số doanh nghiệp trẻ Sóc Trăng, tổ chức định kỳ các "Ngày hội chuyển đổi số doanh nghiệp" và đề xuất tỉnh xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo, ưu tiên các startup ứng dụng công nghệ số trong những ngành mũi nhọn.

Đồng quan điểm về tầm quan trọng của CĐS, bà Nguyễn Ngọc Lan Đình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y tế tại gia 247, chia sẻ kinh nghiệm của công ty mình. Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, công ty đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để nâng cao hiệu quả quản trị, chất lượng dịch vụ, đồng bộ dữ liệu, giảm chi phí và đáp ứng xu hướng thị trường.

Bà Nguyễn Ngọc Lan Đình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y tế tại gia 247

Bà Nguyễn Ngọc Lan Đình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y tế tại gia 247

Lộ trình CĐS của công ty gồm 4 bước: đánh giá hiện trạng, xây dựng kế hoạch chi tiết, thử nghiệm và triển khai rộng rãi, đào tạo nhân sự. Những hiệu quả đạt được bao gồm tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng cường hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng, tự động hóa quy trình, quản lý dữ liệu y tế hiệu quả, và tối ưu hóa quy trình quản lý nội bộ. Điều này khẳng định CĐS không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố sống còn để nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trong lĩnh vực y tế.

Khai thác tiềm năng và phát triển thương hiệu địa phương

Những chia sẻ tại diễn đàn cũng mở ra hướng đi mới trong việc khai thác tiềm năng địa phương và phát triển thương hiệu.

Ông Phạm Kim Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp

Ông Phạm Kim Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp

Ông Phạm Kim Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp, đã đưa ra một sáng kiến độc đáo về mô hình du lịch nha khoa nghỉ dưỡng. Lấy cảm hứng từ thực tế chi phí nha khoa cao tại Úc và mong muốn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân, Nha khoa Phương Thành đã kết hợp điều trị nha khoa công nghệ cao với trải nghiệm thăm làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Mô hình này không chỉ thu hút nhiều Việt kiều Úc về thăm quê hương và nhận được sự chăm sóc tận tình, mà còn được ông Thành coi là "cây cầu kết nối văn hóa, chữa lành cho khoảng cách và ký ức".

Phương Thành đang đặt mục tiêu kết nối với đối tác tại Úc để xây dựng trung tâm chăm sóc răng Việt-Úc, phối hợp với hội doanh nhân, hội đồng hương để lan tỏa thông tin, và cùng ngành y tế - du lịch - xúc tiến thương mại để chuẩn hóa mô hình này ra thế giới.

Ông Thành kiến nghị "bộ tứ Nghị quyết” cần có sự hỗ trợ tư vấn, thậm chí từ xa, cho DNTN, và thúc đẩy mô hình du lịch nha khoa nghỉ dưỡng chất lượng thông qua các tổ chức trong nước, công ty lữ hành. Ông cũng đề xuất Trung tâm Hội hỗ trợ các gói liên vùng, toàn cầu, giúp doanh nghiệp tham gia hội chợ xúc tiến với Bộ Công thương, Bộ Y tế để xây dựng hành lang pháp lý, nâng tầm DNTN và phát triển thương hiệu quốc gia.

Phát triển doanh nhân nông thôn và khắc phục khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Ngô Xuân Lộc, Phó tổng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa, thủy sản, trái cây của cả nước. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực tư nhân tại nông thôn ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu năng lực cạnh tranh, thiếu kết nối chuỗi giá trị, thiếu nền tảng quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo. Người nông dân vẫn chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, chưa tiếp cận được kiến thức kinh doanh và công nghệ.

Ông Ngô Xuân Lộc, Phó tổng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn phát biểu tại chương trình

Ông Ngô Xuân Lộc, Phó tổng Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn phát biểu tại chương trình

Ông Lộc khẳng định, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ĐBSCL, việc phát triển lực lượng doanh nhân nông thôn là đòn bẩy chiến lược. Nghị quyết 68 đã nhấn mạnh vai trò của doanh nhân trong toàn bộ tiến trình phát triển đất nước, xem kinh tế tư nhân là biểu hiện rõ ràng nhất của sự năng động, sáng tạo, tinh thần dân tộc và khát vọng cống hiến. Việc phát triển lực lượng doanh nhân xuất thân từ khu vực nông thôn, đặc biệt là các nông dân sản xuất giỏi có tư duy đổi mới và tinh thần khởi nghiệp, được xác định là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia một cách toàn diện, bao trùm và bền vững.

Nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68 và tiếng nói của doanh nghiệp

z6788156715967_952bdf35bcf673e76d83e527c08e54cc

Tại buổi tọa đàm diễn ra trong chương trình, đã có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc về "bộ tứ Nghị quyết".

Ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, đề xuất các tỉnh Tây Nam Bộ mở thêm sân golf để phát triển du lịch, lôi kéo doanh nhân đến du lịch, như mô hình nha khoa du lịch của Phương Thành. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của quy hoạch nông nghiệp cụ thể, khuyến khích sản xuất theo nhu cầu thị trường do doanh nghiệp đề xuất. Mặc dù doanh nghiệp đã tự tin hơn sau Nghị quyết 68, nhưng cần tăng tốc theo Chính phủ, đặc biệt trong CĐS.

Ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ông Dương Long Thành, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ông cũng khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn yêu cầu thay thế lãnh đạo nếu không làm việc hiệu quả, và tham gia sâu hơn vào các cơ quan dân cử (đại biểu HĐND cấp xã, Quốc hội) để tiếng nói của doanh nhân được lắng nghe mạnh mẽ hơn.

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ kinh nghiệm 20 năm trong ngành gạo và xuất khẩu thủy sản. Ông khẳng định DNTN đã và đang đóng góp lớn cho kinh tế ĐBSCL, với 90% công ty xuất khẩu tại đây là tư nhân, riêng ngành gạo là 60-70%. Mặc dù các chính sách hiện nay có nhiều bước tiến thuận lợi, nhưng ông Hiển cho rằng khu vực Tây Nam Bộ vẫn chưa có chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện nền yếu và logistics hạn chế. Ví dụ, sân bay Cần Thơ chỉ bay nội địa, hệ thống cao tốc quy hoạch chậm hơn miền Bắc.

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ tại tọa đàm

Ông Trần Huy Hiển, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ tại tọa đàm

Ông cũng chỉ ra rằng trong CĐS nông nghiệp, chỉ nhóm doanh nghiệp lớn chuyển đổi sâu rộng, trong khi nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ ít tiếp cận. Ông bày tỏ hy vọng Nghị quyết 68 sẽ mang đến ĐBSCL nhiều điều kiện đặc thù để DNTN phát triển.

Về việc làm sao để DNTN "cất cánh," ông Hiển nhấn mạnh hai thách thức lớn:

Tuân thủ pháp luật và kinh doanh tử tế: Nghị quyết 68 theo hướng hậu kiểm, cho phép làm những gì luật không cấm, đòi hỏi doanh nghiệp phải am hiểu pháp luật và kinh doanh bằng cái tâm tử tế.

Tính minh bạch và cạnh tranh khốc liệt: Môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và công bằng sẽ kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt hơn, buộc doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và bản thân để hòa nhập và cạnh tranh.

Bà Phạm Thị Bích Huệ (Western Pacific) chia sẻ thêm về những khó khăn của ĐBSCL, đặc biệt là biến đổi khí hậu, ngập mặn ảnh hưởng lớn đến đất đai và đời sống. Bà đặt ra yêu cầu cho DNTN phải thích ứng, tái cấu trúc và thay đổi mô hình sản xuất, áp dụng công nghệ để tăng giá trị nông sản, thay đổi xuất thô thành xuất tinh, hoặc xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Bà cũng chỉ ra những rào cản đối với doanh nhân khi vận dụng nghị quyết tại ĐBSCL: chi phí logistics còn quá lớn, người dân dễ bằng lòng với điều kiện sống, ít vận dụng chính sách trong kinh doanh, và thiếu kết nối vùng. Bà ủng hộ việc không hình sự hóa hoạt động kinh tế nhưng phải thượng tôn pháp luật để tạo cạnh tranh lành mạnh.

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang phát biểu tại sự kiện

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang phát biểu tại sự kiện

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang, đánh giá cao các ý kiến đóng góp tại diễn đàn là "xuất sắc và cởi mở, mạnh dạn chia sẻ cái làm được, nói được".

Ông Nguyễn Trọng Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa III, cho rằng Nghị quyết 68 đã mang lại sự thay đổi lớn khi chính quyền cấp xã phục vụ dân, khơi hết nguồn lực. Ông khuyến khích DNTN sát cánh cùng chính quyền, tham gia công tác tư vấn và cùng xây dựng địa phương.

Ông Nguyễn Trọng Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa III

Ông Nguyễn Trọng Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa III

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Rau củ quả An Giang, nêu 3 vấn đề cần làm rõ:

Cơ chế đặc thù cho nông nghiệp: Làm nông nghiệp không đơn giản và không mang lại lợi nhuận tức thì, đòi hỏi đầu tư lớn nhưng chưa có cơ chế khác biệt, nhất là cho trồng rau củ quả.Quy hoạch vùng trồng: Thiếu quy hoạch vùng trồng rau củ quả ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài.

Chính sách hỗ trợ: Cần hỗ trợ từ cơ quan ban ngành (xúc tiến thương mại) và về chuyên môn (đào tạo, định hướng sản phẩm trồng).

Bà Lê Quỳnh Nga, Công ty TNHH Thẩm định giá và Đào tạo Song Pha, đặt câu hỏi về xu hướng bất động sản du lịch tại ĐBSCL, cho rằng du lịch chỉ thu hút tiêu dùng, chưa phải là sự phát triển bền vững lâu dài. Bà cũng nêu ra khó khăn trong việc làm sân golf do chi phí đất đai và san lấp lớn, đồng thời đề cập đến sự khác biệt trong quy trình thanh toán giữa các địa phương.

Ông Đặng Xuân Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 6, bày tỏ sự vui mừng vì tinh thần Nghị quyết 68 đã được nâng cao. Ông cho rằng diễn đàn không chỉ dừng lại là nơi đối thoại mà là bước khởi đầu trong một chặng đường hợp tác mới. Việc chia diễn đàn theo từng cụm cụ thể hơn, đặc biệt ở ĐBSCL với đặc thù và tập quán riêng, là cơ hội tốt để doanh nghiệp đưa ra kiến nghị sâu sắc, phù hợp với từng vùng miền.

Ông Đặng Xuân Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 6

Ông Đặng Xuân Huy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 6

Ông nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, và việc Chính phủ ủng hộ kinh tế tư nhân là tín hiệu đáng mừng. Ông mong muốn tổ chức sẽ tập hợp tất cả các ý kiến cụ thể theo từng vùng, miền để trình lên Diễn đàn Kinh tế tư nhân chính thức, đảm bảo tính xác thực và đầy đủ nhất.

Diễn đàn Kinh tế tư nhân khu vực Tây Nam Bộ 2025 tại An Giang đã thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Những ý kiến, tham luận và đóng góp tại diễn đàn đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về thực trạng, tiềm năng, thách thức và giải pháp cho DNTN tại ĐBSCL, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng các chính sách đặc thù, hỗ trợ DNTN phát triển bền vững, góp phần đưa kinh tế khu vực và cả nước bứt phá trong kỷ nguyên mới.

 

Tin khác

Tiếng nói doanh nhân
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 đã khai mạc phiên đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ. Sự kiện diễn ra thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.
3 giờ
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
2 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
“Vinamilk sẽ vẫn luôn mang tinh thần đổi mới, quyết liệt và tự chủ của TP.HCM để tiếp tục đưa ngành sữa lớn mạnh, góp phần phát triển đất nước”. Đó là chia sẻ của bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk tại sự kiện tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố. 
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Các diễn giả và đại biểu đã tập trung chia sẻ thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong xây dựng, phát triển tổ chức Hội; những phương thức hoạt động hiệu quả trong mô hình tổ chức và hoạt động của một số địa phương; phương thức kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Hội viên trong hệ sinh thái Doanh nhân trẻ (DNT) Việt Nam...
4 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Có thể coi vị doanh nhân này là người có cái đầu của nhà tư bản và trái tim của một người theo chủ nghĩa xã hội. Cái đầu của nhà tư bản luôn làm việc chăm chỉ để tạo ra nhiều của cải hơn, để doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, tạo ra nhiều việc làm hơn. Còn trái tim xã hội sẽ chọn cuộc chơi công bằng, nhân văn, hợp pháp.
4 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Ông từng ví đời mình giống cây mía nhiều đốt, cứ thêm mỗi đốt mía sẽ có một mắt mía mới chắn lại. Mỗi mắt mía chính là mỗi thách thức ông phải trải qua. Theo thời gian, càng nhiều mắt mía chồng lên, thân mía càng cứng cáp, gốc rễ vững chắc, vị ngọt càng sắc đậm hơn.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Rõ ràng, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Để chạm tay vào những Giải thưởng danh giá này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải kiên tâm, kiên cường oằn mình qua nhiều “lò luyện”. Tôi rất mong, các doanh nghiệp đã đạt giải sẽ cố gắng để ngôi sao của mình lớn hơn; những doanh nghiệp chưa được thì phấn đấu...
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Lo lắng mọi người sẽ hoài nghi về năng lực của mình khiến chị từng có tâm lý nôn nóng muốn được chứng minh bản thân, cố gắng thể hiện vai trò trong những việc được giao phó. Tuy nhiên giờ đây, chị thấy mình đã đằm lại và trưởng thành hơn.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Người phụ nữ từng góp phần thay đổi cuộc đời ‘ông vua không ngai’ Dũng ‘K Cơ’ giờ đây tiếp tục mang trái tim ấm áp, sự tử tế của mình xoa dịu những tâm hồn tổn thương khác ngoài xã hội. 
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Từng là kỹ sư phát triển chip vi xử lý cho thị trường toàn cầu, Nguyễn Lê Châu mang theo kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được để phát triển nền tảng điện toán đám mây cho người Việt.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Phan Huỳnh Khánh Duy - CGO ViHAT Group; Co-Founder & CEO ViHAT Solutions đã hỗ trợ hàng nghìn khách hàng sử dụng giải pháp Zalo OA, Zalo Notification Service thành công.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Hơn 12 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều thách thức nhưng Công ty Cổ phần Truyền thông SEMTOP đã khẳng định vị thế trong thị trường quảng cáo số tại Việt Nam. Đằng sau những thành tựu đáng tự hào ấy là câu chuyện truyền cảm hứng của nhà sáng lập Tô Văn Hội.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
“Tôi vẫn nhớ rõ thời điểm chúng tôi quyết định bắt tay vào phát triển CETA. Đó là lúc tôi nhận ra, ngành vận tải Việt Nam đang bị gánh nặng bởi những vấn đề cũ kỹ mà công nghệ hoàn toàn có thể giải quyết", ông Nguyễn Tuấn Lâm - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Onelog Việt Nam, đồng sáng lập phần mềm quản trị vận tải CETA chia sẻ.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Trong lĩnh vực nghệ thuật bonsai Việt Nam, có một cái tên đã khá nổi bật: Đinh Vĩnh Cường. Ông Cường không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là một nghệ nhân với niềm đam mê sâu sắc với nghệ thuật trồng cây cảnh.
5 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Nền kinh tế muốn tăng trưởng 2 con số cần có đội ngũ doanh nghiệp dân tộc đủ mạnh để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn vậy, cần đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật.
5 tháng
Xem thêm