Thứ sáu, 20/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuỗi cung ứng tồi tệ, lạm phát gia tăng gây áp lực lên sự phục hồi kinh tế toàn cầu

Thiên Kim
- 14:00, 08/11/2021

(DNTO) - Sự trở lại của nền kinh tế toàn cầu sau suy thoái sâu sắc đang tiếp cận một thời điểm nhạy cảm, khi các nhà hoạch định chính sách và điều hành phải vật lộn với quá trình chuyển đổi gập ghềnh từ giai đoạn mở cửa trở lại hậu Covid-19 sang một tốc độ tăng trưởng bình thường hơn.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, chỉ có khoảng 1/5 số doanh nghiệp đánh giá giai đoạn tồi tệ nhất của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã qua đi. Ảnh: Imke Lass (Bloomberg News)

Theo một cuộc khảo sát gần đây, chỉ có khoảng 1/5 số doanh nghiệp đánh giá giai đoạn tồi tệ nhất của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã qua đi. Ảnh: Imke Lass (Bloomberg News)

Các ngân hàng trung ương đang cố gắng vạch ra một lộ trình kiềm chế lạm phát nhưng không làm cản trở tăng trưởng khi họ chuyển hướng quá trình loại bỏ các nền kinh tế khỏi các biện pháp tối ưu bao gồm tỉ lệ lãi suất chạm đáy và các chương trình mua trái phiếu khổng lồ, đã được triển khai để hỗ trợ nền kinh tế.

Từ nguy cơ của những bước đi sai lầm

Theo các nhà điều hành, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng của Mỹ trong năm qua, được thúc đẩy bởi gói kích thích hàng nghìn tỷ USD, đã bùng phát ra xa hơn và gây ra sự gián đoạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang trở nên tồi tệ hơn và có thể kéo dài đến năm 2022. Kết quả là giá cả cao hơn và cuộc đấu tranh để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và lao động đang gây áp lực lên một số công ty và đè nặng lên các nền kinh tế lớn như Đức.

Trung Quốc đang trong nỗ lực đầy tham vọng nhằm cải cách nền kinh tế của mình, bao gồm cả việc kiềm chế nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp, đặc biệt là trên thị trường nhà ở. Ảnh: Qilai Shen (Bloomberg News)

Trung Quốc đang trong nỗ lực đầy tham vọng nhằm cải cách nền kinh tế của mình, bao gồm cả việc kiềm chế nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp, đặc biệt là trên thị trường nhà ở. Ảnh: Qilai Shen (Bloomberg News)

Trong khi đó, Trung Quốc đang trong nỗ lực đầy tham vọng để cải cách nền kinh tế, bao gồm kiềm chế nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp, đặc biệt là trong thị trường nhà ở của nước này, kìm hãm lĩnh vực công nghệ và theo đuổi các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng - những yếu tố có thể làm chậm tăng trưởng trong nước và trên toàn cầu.

Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics ở London, cho biết: “Đây là phần khó khăn của sự phục hồi. Các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra điều gì là vĩnh viễn và điều gì có khả năng tồn tại trong thời gian ngắn”.

Nếu các ngân hàng trung ương phản ứng chậm chạp, lạm phát có thể tiếp tục tăng, với việc tăng giá và tiền lương cao hơn sẽ ăn mòn lẫn nhau. Nhưng nếu họ tăng lãi suất quá nhanh, điều đó có thể cản trở sự phục hồi kinh tế trong một thế giới nợ nần chồng chất.

Quyết định không tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh hôm thứ Năm đã gây cú sốc lớn nhất đối với lợi suất trái phiếu của Vương quốc Anh trong nhiều năm. Cùng ngày, ngân hàng trung ương Séc đã tăng lãi suất chính nhiều hơn dự kiến, từ 1,5% lên 2,75%.

Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 10 của Oxford Economics, chỉ có khoảng 1/5 số doanh nghiệp đánh giá rằng tình trạng tồi tệ nhất của sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã trôi qua. Khoảng 1/3 số người được hỏi cho biết sự gián đoạn có thể sẽ kéo dài đến cuối năm sau hoặc hơn thế nữa.

Những thách thức đặc biệt gay gắt ở Mỹ, nơi gói kích thích tài chính trị giá gần 6 nghìn tỷ USD đã khiến chi tiêu của người tiêu dùng cao hơn khoảng 9% so với mức trước đại dịch và nơi tắc nghẽn nguồn cung đã đẩy lạm phát lên 5,4% trong tháng 9, mức cao nhất trong vòng 13 năm qua.

Jeffrey Edwards, giám đốc điều hành của Cooper-Standard Holdings Inc., một nhà sản xuất phụ tùng ô tô, cho biết: “Đó là thời kỳ khó khăn mà chúng tôi đang trải qua. Chúng tôi đã không thể bù đắp những tác động lạm phát lan rộng mà chúng tôi đang thấy đối với vật liệu, năng lượng, giao thông vận tải và lao động”. Công ty báo cáo doanh số bán hàng thấp hơn và lỗ trong quý thứ 3 và đang xem xét bán bớt một số tài sản.

Tại các cảng dọc theo bờ biển phía đông và phía tây, khối lượng container cao hơn gần 1/5 so với mức của năm 2019 trong ba tháng đến tháng 6, theo Fitch Ratings.

Bộ Lao động cho biết nền kinh tế Mỹ đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm mới trong tháng 10, khi các doanh nghiệp quay trở lại sau đợt suy thoái vào mùa hè do biến thể Delta. Báo cáo cũng cho biết khoảng 1/4 triệu việc làm đã được bổ sung vào tháng 8 và tháng 9 so với ước tính trước đó. Mức lương trung bình theo giờ của công nhân khu vực tư nhân tăng 4,9%, gần gấp đôi mức tăng lương trung bình hàng năm trong 15 năm trước đại dịch.

Đến sự thiếu hụt nguồn cung ở các nền kinh tế lớn

Theo Nomura, ở Trung Quốc, tăng trưởng có khả năng sẽ chậm lại với tốc độ hàng năm 3% hoặc 4% trong vài quý tới, do nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang bị kìm hãm bởi tình trạng thiếu hụt năng lượng và nguyên liệu cũng như các cuộc đàn áp của chính phủ đối với các ngành công nghiệp quan trọng như bất động sản. Theo Kevin Lai, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Daiwa Capital Markets: “Sự chậm lại này sẽ lớn hơn và lâu hơn bất kỳ giai đoạn nào mà chúng ta đã thấy trong 10 năm qua”.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài trong năm tới. Ảnh: Kevin J. Beaty (Associated Press)

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài trong năm tới. Ảnh: Kevin J. Beaty (Associated Press)

Theo bà Luo, người điều hành một nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy ở thành phố Đông Quan, miền nam Trung Quốc cho biết, do nhu cầu trong nước giảm và tình trạng tắc nghẽn vận chuyển khiến nhiều đơn hàng của nhà máy bị hủy. Nhà máy đang đối phó với sự tăng vọt giá nguyên liệu thô như thép. Hơn nữa, vào tháng trước, nhà máy của bà Luo đã bị buộc chỉ hoạt động vào đêm khuya trong ba tuần khi chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Đông hạn chế tiêu thụ điện do tình trạng suy giảm điện trên diện rộng trong nước. Bà hy vọng nhu cầu sẽ hạ nhiệt trong năm tới "vì tình hình kinh tế nói chung đang xấu đi, không chỉ ngành sản xuất”.

Bà Zhao, giám đốc tiếp thị của Red 100 Lighting Co., Ltd, có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, cho biết bất chấp nhu cầu mạnh mẽ, nhưng công ty đang gặp khó khăn trong việc giao hàng cho khách hàng nước ngoài do tắc nghẽn vận chuyển và đợt bùng phát dịch Covid-19 ở một số cảng lớn ở Trung Quốc.

Tại Đông Nam Á, đợt bùng phát Covid-19 thoái lui và các nhà máy đã mở cửa trở lại, khôi phục một số liên kết chính trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng khu vực này tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu lao động, giá vận chuyển cao và nỗi lo dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại.

Jonathan Moreno, người giám sát hoạt động tại Việt Nam cho Diversatek Inc., một công ty cung cấp vật tư y tế Milwaukee, cho biết lực lượng lao động địa phương của anh hiện đã được tiêm phòng đầy đủ. Nhưng gần đây, khi một trong những công nhân có kết quả dương tính, những nhân viên khác tiếp xúc với công nhân đó, chiếm khoảng 15% lực lượng lao động của công ty cũng phải được cho nghỉ cách ly tại nhà trong một tuần.

Nền kinh tế của Đức, lớn nhất châu Âu, dự kiến sẽ đình trệ trong nhiều tháng tới do tắc nghẽn nguồn cung đang đè nặng lên lĩnh vực sản xuất chính yếu của quốc gia này, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Sản lượng sản xuất trong tháng 9 thấp hơn 10% so với mức trước đại dịch.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã đè nặng lên lĩnh vực sản xuất của Đức, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Ảnh: Jens Schlueter (Agence France-Press/Getty Images)

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã đè nặng lên lĩnh vực sản xuất của Đức, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Ảnh: Jens Schlueter (Agence France-Press/Getty Images)

Doanh số bán ô tô mới của châu Âu đã giảm gần một phần tư trong tháng 9 so với một năm trước đó, thấp nhất trong tháng đó kể từ năm 1995. Nhà sản xuất ô tô của Séc Skoda Auto, một đơn vị của Volkswagen AG, đang giảm sản lượng trong những tuần tới vì sự thiếu hụt chất bán dẫn và dự kiến sẽ sản xuất ít hơn khoảng 250.000 xe trong năm nay do thiếu các bộ phận.

Heinze Gruppe GmbH, một nhà sản xuất phụ tùng ô tô của Đức với khoảng 1.100 nhân viên, chuyên cung cấp cho Porsche, BMW và Mercedes, đã lâm vào tình trạng vỡ nợ sớm  vào tháng 9 sau khi vật lộn cả năm với việc tăng giá, trì hoãn kéo dài hàng tháng đối với các vật liệu sản xuất như nhựa và đóng cửa một số nhà máy sản xuất ô tô do tình trạng thiếu chip. Joerg Tilmes, Giám đốc điều hành cho biết: “Tôi đã kinh doanh xe hơi từ năm 25 tuổi và chưa bao giờ tình hình lại trở nên khốc liệt như lúc này”.

Pierre Boulet, Giám đốc điều hành của Novares, một công ty Pháp sản xuất các thành phần nhựa được sử dụng trong một trong ba phương tiện vận chuyển trên toàn thế giới cho biết: Khách hàng “rất chắc chắn rằng sẽ có sự phục hồi bắt đầu từ tháng 9, vì vậy chúng tôi được yêu cầu có sẵn hàng để cung cấp và mọi người sẵn sàng làm việc vào cuối năm nhưng điều này đã không xảy ra”.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu Viettel đồng loạt tăng điểm dù thị trường ảm đạm, lình xình chờ thông tin từ đàm phán thuế quan. Các mã CTR, VTP, VGI, VTK đều bật mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
VN-Index khởi động tuần mới bằng hình mẫu cây nến giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, tuy nhiên điều này chủ yếu do một vài mã vốn hóa lớn bị bán mạnh. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược VPBankS kỳ vọng, sau nhịp chỉnh này, xu hướng tích cực tiếp tục với nhịp bật đi lên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tính đến cuối tháng 5, tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đã chính thức vượt 10 triệu đơn vị, tương đương 10% dân số.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chi phí vận hành rẻ, nhiều công nghệ an toàn và sở hữu động cơ mạnh nhất phân khúc, VF 8 mang lại cho chủ xe nhiều cảm xúc trên mọi cung đường.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một cuộc "khẩu chiến" gay gắt giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn bậc nhất thế giới, tỷ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động thị trường tài chính, khiến cổ phiếu Tesla lao dốc và tài sản của CEO Elon Musk bốc hơi hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù nhận định thực lực khu vực kinh tế tư nhân còn yếu nhưng theo PGS-TS Trần Đình Thiên, khu vực này giỏi giang, bền bỉ, đóng góp lớn cho xã hội và đã đến lúc phải tích cực gỡ rào, trao niềm tin cho lực lượng này.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chăn nuôi bất ngờ hút mạnh dòng tiền khi một ông lớn trong ngành đang đối mặt với khó khăn xuất phát từ các nghi vấn liên quan đến an toàn thực phẩm, cũng như việc tuân thủ quy định pháp luật trong nước.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 3/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp tăng gấp đôi mức thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu vào nước này từ 25 lên 50% bắt đầu từ ngày 4/6.
2 tuần
Xem thêm