Chủ nhật, 29/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do đại dịch Covid-19 có thể phục hồi vào năm tới?

Thiên Kim
- 13:55, 27/09/2021

(DNTO) - Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ lên chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm trầm trọng, từ những con chip máy tính đến vật liệu xây dựng. Sự gián đoạn nguồn cung không chỉ là bài học lớn mà là vấn đề cần được giải quyết sớm hơn hiện nay.

 Không thể chắc chắn khi nào ổn định nguồn cung ứng

Giống như hầu hết những người đang sống trong thế giới phát triển, cô Kirsten Gjesdal, chủ cửa hàng cung cấp đồ dùng nhà bếp Carrot Seed Kitchen tại Brookings, S.D (Mỹ) trước giờ đặt hàng nhưng hoàn toàn không mảy may suy nghĩ về các các vấn đề cung ứng từ nhà máy, tàu bè và xe tải liên quan đến việc giao hàng. Giờ mọi thứ đã khác. Tại cửa hàng của mình, cô mệt mỏi khi phải nói với khách hàng rằng cô không thể biết chính xác thời gian nào có hàng. Cô nói: “Chắc chắn mọi thứ khó trở lại bình thường được".

Cô Kirsten Gjesdal lo lắng vì không biết khi nào có nguồn hàng để tiếp tục kinh doanh  cửa hàng đồ dùng nhà bếp ở Brookings, S.D., Mỹ. Ảnh: Tim Gruber (The New York Times)

Cô Kirsten Gjesdal lo lắng vì không biết khi nào có nguồn hàng để tiếp tục kinh doanh cửa hàng đồ dùng nhà bếp ở Brookings, S.D., Mỹ. Ảnh: Tim Gruber (The New York Times)

Những thách thức đang đối mặt cho các chuỗi bán lẻ như cửa hàng của cô Gjesdal là minh chứng cho sự hỗn loạn diện rộng và dai dẳng dưới tác động của Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu. Sự chậm trễ, thiếu hụt nguồn cung và chi phí tăng cao tiếp tục gây nguy hiểm cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Và người tiêu dùng phải đối mặt với một trải nghiệm hiếm có trong thời hiện đại: Không có sẵn hàng để mua và không biết khi nào sẽ nhận được hàng.

Trong bối cảnh tình trạng thiếu những con chip máy tính kéo dài, hãng Toyota đã ra thông báo từ tháng 9/2021 cắt giảm sản lượng ô tô toàn cầu xuống 40%. Động thái này sẽ ảnh hưởng đến 14 nhà máy ở Nhật Bản và làm giảm sản lượng khoảng 140.000 ô tô và xe tải trong tháng tới. Tại Mỹ, Toyota dự kiến sẽ sản xuất ít hơn kế hoạch đặt ra khoảng 80.000 xe. Công ty cũng đang cắt giảm sản lượng ở châu Âu, Trung Quốc và các nước khác.

Các nhà máy khác trên khắp thế giới đang giảm năng suất hoạt động vì không thể mua các bộ phận kim loại, nhựa và nguyên liệu thô. Các công ty xây dựng cũng đang phải trả nhiều tiền hơn cho các loại nguyên vật liệu và phải chờ đợi hàng tuần và đôi khi hàng tháng để nhận được.

Một tàu container ở cảng Miami. Vận chuyển là vấn đề trung tâm của những gì đang trở nên tồi tệ trong nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Scott McIntyre (The New York Times)

Một tàu container ở cảng Miami. Vận chuyển là vấn đề trung tâm của những gì đang trở nên tồi tệ trong nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Scott McIntyre (The New York Times)

Tại Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia đã đưa ra khuyến cáo rằng họ phải trì hoãn một số xét nghiệm máu vì thiếu thiết bị cần thiết. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Liên đoàn Công nghiệp Anh cho thấy tình trạng thiếu phụ tùng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ năm 1977.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là yếu tố trung tâm của tình trạng bất ổn và tiếp tục định hình triển vọng kinh tế trên toàn thế giới. Nếu tình trạng thiếu hụt tiếp tục kéo dài sang năm tới, điều đó có thể khiến giá cả của hàng loạt mặt hàng tăng cao. Khi các ngân hàng trung ương từ Mỹ đến Úc tranh luận về mức độ lo ngại thích hợp về lạm phát, họ phải xem xét một vấn đề mà không ai đủ tự tin có thể trả lời: Sự thiếu hụt và chậm trễ nguồn cung chỉ là rủi ro tạm thời tác động đến hoạt động kinh doanh, hay có gì đó thâm hiểm hơn sẽ kéo dài đến năm tới?

Ông Adam S. Posen, cựu thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh và hiện là chủ tịch của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington cho biết: “Có một sự không chắc chắn thực sự ở đây. Sự bình thường có thể sẽ trở lại vào một hoặc hai năm nữa”.

Vào tháng 3/2021, khi giá vận chuyển toàn cầu tăng vọt và nhiều hàng hóa trở nên khan hiếm, suy nghĩ thông thường cho rằng đó là do kết quả của việc quá tải đơn đặt hàng và phản ánh sự thay đổi nhu cầu bất thường. Nhiều người cho rằng sau vài tháng, các nhà máy sẽ bắt kịp nhu cầu và ngành vận chuyển sẽ hoạt động trở lại để giải quyết công việc tồn đọng. Nhưng đó không phải là những gì đang diễn ra.

Cũng giống như cuộc khủng hoảng sức khỏe vì Covid-19 chứng minh là rất khó lường, tình trạng hỗn loạn trong thương mại quốc tế đã và đang diễn ra lâu hơn dự kiến so với suy nghĩ của nhiều người vì sự thiếu hụt và chậm trễ nguồn cung khiến nhiều sản phẩm không thể sản xuất được. Đồng thời, nhiều công ty đã phải cắt giảm hàng tồn kho, áp dụng phương án sản xuất tinh gọn để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Covid-19 phản ảnh tính kết nối của các nền kinh tế

Một con tàu khổng lồ bị mắc kẹt trong kênh đào Suez trong năm nay, làm ngưng trệ giao thông trên tuyến đường thủy quan trọng nối châu Âu với châu Á trong một tuần, đã làm tăng thêm tình trạng hỗn loạn trên biển. Hàng loạt cảng chính yếu đóng cửa tạm thời liên quan đến Covid-19 ở Trung Quốc cũng vậy. Thế giới thấm thía bài học đau đớn về việc các nền kinh tế được kết nối với nhau trên diện rộng như thế nào, với sự chậm trễ và thiếu hụt nguồn cung ở bất kỳ một nơi nào cũng gần như tác động khắp mọi nơi.

Alan Holland, Giám đốc điều hành của Keelvar, một công ty có trụ sở tại Cork, Ireland, chuyên sản xuất phần mềm được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng cho biết: “Viễn cảnh này chưa kết thúc. Mọi người nên giả định rằng khoảng thời gian gián đoạn sẽ còn kéo dài”.

Công ty PP Control & Automation chuyên về thiết kế và xây dựng các hệ thống cho các công ty sản xuất máy móc cho nhiều ngành công nghiệp cũng đang chịu tác động của Covid-19 về nguồn cung ứng. Ảnh: Mary Turner (The New York Times)

Công ty PP Control & Automation chuyên về thiết kế và xây dựng các hệ thống cho các công ty sản xuất máy móc cho nhiều ngành công nghiệp cũng đang chịu tác động của Covid-19 về nguồn cung ứng. Ảnh: Mary Turner (The New York Times)

Ở West Midlands nước Anh, ông Tony Hague, chủ công ty PP Control & Automation mệt mỏi khi cố gắng dự đoán khi nào những tác động từ đại dịch này sẽ kết thúc. Công ty của ông chuyên về thiết kế và xây dựng các hệ thống cho các công ty sản xuất máy móc được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ chế biến thực phẩm đến sản xuất điện. Nhu cầu về các sản phẩm ngày càng mở rộng và khoảng 240 nhân viên công ty đã làm việc hết công suất nhưng hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Ông cho biết: “Tình hình chắc chắn đang trở nên tồi tệ hơn”.

Đối với nền kinh tế toàn cầu, vận chuyển là vấn đề trung tâm của lời giải thích cho những gì đã và đang trở nên tồi tệ như hiện nay.

Vào cuối tháng 3, sự thất bại ở Kênh đào Suez, con đường vận chuyển chiếm khoảng 12% thương mại của thế giới với hàng trăm con tàu bị chặn lại đã tác động suốt nhiều tháng. Vào tháng 5, Trung Quốc đã đóng cửa một cảng container khổng lồ gần Thâm Quyến - một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu của nước này - sau một đợt bùng phát nhỏ của một biến thể Covid-19.

Sau đó, vào giữa tháng 8, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa một bến cảng container gần thành phố Ningbo sau khi một nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính. Ningbo là cảng container lớn thứ ba thế giới, vì vậy việc đóng cửa trở thành một sự kiện toàn cầu, thậm chí đe dọa đến việc cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng ở Mỹ.

Tại bãi biển Miami, Eric Poses, một nhà phát minh ra trò chơi trên bàn cờ, dựa vào nguồn cung từ Trung Quốc cho biết trước khi đại dịch xảy ra, việc vận chuyển một container 40 feet các sản phẩm trò chơi từ Thượng Hải đến nhà kho ở Michigan có giá từ 6.000 USD đến 7.000 USD, nhưng chuyến hàng dự kiến rời Trung Quốc vào giữa tháng 9 này, sẽ có giá ít nhất là 26.000 USD. Và đại lý vận tải cảnh báo rằng giá rất có thể sẽ tăng lên 35.000 USD, vì những khó khăn về đường sắt và vận tải đường bộ ở Mỹ.

Khi một đợt bùng phát Covid-19 xảy ra, Trung Quốc đã đóng cửa một cảng container khổng lồ gần Thâm Quyến từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6, số lượng lớn các container tràn vào các cảng khác của Trung Quốc. Ảnh: Keith Bradsher (The New York Times)

Khi một đợt bùng phát Covid-19 xảy ra, Trung Quốc đã đóng cửa một cảng container khổng lồ gần Thâm Quyến từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6, số lượng lớn các container tràn vào các cảng khác của Trung Quốc. Ảnh: Keith Bradsher (The New York Times)

Vận tải đường biển giá rẻ và đáng tin cậy từ lâu đã trở thành một phần nền tảng của thương mại quốc tế, cho phép các tập đoàn chuyển dịch sản xuất ra xa để tìm kiếm lao động lương thấp và nguyên liệu rẻ. Columbia Sportswear là công ty tiêu biểu cho xu hướng này, đã mở rộng từ cơ sở ở Portland, Ore., Để trở thành một thương hiệu đồ dùng ngoài trời toàn cầu, công ty đã dựa vào các nhà máy ở châu Á và coi mạng lưới hàng hóa đường biển là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, giá vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến Mỹ đã tăng gấp 10 lần kể từ đầu đại dịch và ông Timothy Boyle, Giám đốc điều hành của Columbia cho biết, công ty phải xem xét lại phương thức truyền thống của mình vì một câu hỏi đặt ra là tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu.

Một số chuyên gia thương mại cho rằng tình trạng khan hiếm sản phẩm hiện đang trở nên trầm trọng hơn do phản ứng hợp lý đối với các vấn đề xảy ra gần đây. Vì đại dịch, nhân loại giờ đã biết sợ hết giấy vệ sinh. Trải nghiệm đó có thể thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp đặt hàng nhiều hơn và sớm hơn mức cần thiết so với trước đây.

Theo Willy C. Shih, chuyên gia thương mại quốc tế của Trường Kinh doanh Harvard: “Chúng ta có một vòng luẩn quẩn đối với tất cả phản ứng mang tính bản năng tự nhiên của con người và điều đó làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Tôi không nhìn thấy tình hình trở nên tốt hơn cho đến năm sau".

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm