Chủ nhật, 30/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chứng khoán, bất động sản và tiền kỹ thuật số sẽ là nơi đầu tư tiềm năng cho năm 2021

Tiến Dũng
- 18:16, 28/02/2021

(DNTO) - Tại hội thảo trực tuyến 'Tương lai định chế tài chính & Dòng chảy tiền tệ 2021 – 2025', diễn ra hôm nay 28/2, khi nhận định về lĩnh vực đầu tư năm 2021, các diễn giả đều nhất trí rằng có 3 kênh sẽ trở thành tiêu điểm cho giới đầu tư là chứng khoán, bất động sản và tiền kỹ thuật số.

Năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam và thế giới rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí một số ngành chịu cảnh “đóng băng” do các lệnh đóng cửa phòng dịch. Bước sang đầu năm 2021, khi các dấu hiệu của đại dịch có chiều hướng thuyên giảm, các biện pháp phòng chống đã bắt đầu ghi nhận hiệu quả, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, lãnh đạo đã trở lại “guồng” quay kinh tế, hứa hẹn một tương lai khởi sắc, bù đắp cho các thiệt hại bất khả kháng.

Từ đây, nhiều vấn đề nổi cộm được các nhà đầu tư, lãnh đạo quan tâm như bắt đầu lại từ đâu, đánh giá tình hình năm 2020 như thế nào chính xác và tương lai định chế tài chính trong năm 2021 và những năm tới sẽ ra sao?

Về đầu tư trong năm 2021, các diễn giả đều nhất trí rằng có 3 kênh sẽ trở thành tiêu điểm cho giới đầu tư là chứng khoán, bất động sản và tiền kỹ thuật số.

Về đầu tư trong năm 2021, các diễn giả đều nhất trí rằng có 3 kênh sẽ trở thành tiêu điểm cho giới đầu tư là chứng khoán, bất động sản và tiền kỹ thuật số.

Buổi hội thảo trực tuyến “Tương lai định chế tài chính & Dòng chảy tiền tệ 2021 – 2025”, được tổ chức bởi Công ty CP Tư vấn giải pháp và truyền thông D.lion, phối hợp cùng khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TP.HCM, Bossgroup, CLB tìm bạn khởi nghiệp, với sự bảo trợ truyền thông của Doanh Nhân Trẻ vừa diễn ra hôm nay 28/2, các chuyên gia đã cùng nhau phân tích thị trường tài chính năm qua, và đưa ra các nhận định về phương hướng đầu tư cho năm 2021.

Buổi hội thảo có sự tham gia của các diễn giả là ông Lê Sỹ Tuấn, CEO, Co-Founder F2plus Group, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Chiến lược đầu tư, giảng viên khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), ông Trịnh Ngọc Đức, Founder, Chairman tại D.lion Media & Solution đảm nhận vai trò điều phối cho chương trình.

Chứng khoán, bất động sản và tiền số là kênh đầu tư tiềm năng

Trong buổi nói chuyện, các diễn giả đã cùng nhau trao đổi về tình hình kinh tế - tài chính năm 2020 dưới các tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 mang lại, cũng như nhận định về các định chế tài chính trong tương lai của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ông Phan Dũng Khánh cho rằng, năm 2020 là một năm đặc biệt, dưới tác động của dịch bệnh, trong quý 1/2020 ngoài giá vàng thì các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiền kỹ thuật số gần như đều chạm đáy, các số liệu tiêu cực nay duy trì cho đến đầu quý 2/2020 mới có thể quay lại đà tăng trưởng. “Tuy vậy, ngành tài chính Việt Nam và cả thế giới trong năm 2020 về tổng quan đã xác lập nhiều con số kỷ lục mới như đồng Bitcoin đã vượt nhiều ngưỡng kỷ lục, thị trường chứng khoán Mỹ cũng vậy, thậm chí chứng khoán Việt Nam cũng ghi nhận nhiều con số ấn tượng”, ông Khánh cho biết.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Chiến lược đầu tư, giảng viên khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH).

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Chiến lược đầu tư, giảng viên khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH).

Về đầu tư trong năm 2021, các diễn giả đều nhất trí rằng, có 3 kênh sẽ trở thành tiêu điểm cho giới đầu tư là chứng khoán, bất động sản và tiền kỹ thuật số. Với cương vị một nhà đầu tư trẻ, ông Tuấn cho biết chưa bao giờ ông nhận được nhiều câu hỏi về việc đầu tư chứng khoán như gần đây, dẫn một số liệu về việc mở tài khoản chứng khoán mới, ông Tuấn cho hay con số này gần đây đã cao gấp 4 lần.

“Đây thực sự là một cơn sốt, một làn sóng, nhưng phải nói rõ rằng làn sóng này chứa đựng rất nhiều cạm bẫy, nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình hành trang thật vững để hiểu rõ về thị trường chứng khoán trước khi quyết định xuống tiền. Đa số những người bắt đầu đều mất tiền rồi mới đi học, đó là điều không nên”, ông nói thêm.

Về sự bùng lên mạnh mẽ của đồng tiền kỹ thuật số trong những năm gần đây, ông Phan Dũng Khánh, giảng viên khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), cho rằng, quy mô và tầm ảnh hưởng của đồng tiền số này sẽ còn tiếp tục phát triển.

“Hiện nay, mức độ tăng trưởng của đồng Bitcoin đã cao vượt mức lịch sử. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng, hiện ngoài Bitcoin và Ethereum, còn lại có rất ít đồng tiền kỹ thuật số vượt quá mức sàn. Từ năm 2017 trở lại đây, tiền kỹ thuật số dần định hình nên chỗ đứng của mình và nhận được nhiều sự quan tâm từ các “ông lớn” như Tesla. Khác với tiền mặt, các đồng tiền kỹ thuật số chỉ được khai thác giới hạn, nên giá trị sẽ còn tiếp tục tăng theo thị trường. Tuy nhiên mọi người chỉ đang dùng đồng tiền này để mua bán kiếm lời chứ ít ai để tâm đến các công nghệ sau nó như mã nguồn, blockchain… Tôi cho rằng, quy mô đồng tiền kỹ thuật số sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ không tăng với mức độ vũ bão”, ông Khánh phân tích.

Cơ hội nào cho các nhà đầu tư mới?

Chia sẻ về tiềm năng gia nhập thị trường tài chính của các nhà đầu tư mới, ông Phan Dũng Khánh cho rằng, trước khi đặt chân lên sàn giao dịch, nhà đầu tư nên sẵn sàng cho rủi ro. “Tôi không khuyên các nhà đầu tư mạo hiểm vì biên độ biến động của thị trường tài chính rất nhanh và rất lớn. Thông tin là một yếu tố quyết định thành bại của nhà đầu tư, hiện nay, thông tin về thị trường đang rất nhiều nên khó chắt lọc. Để có thể phân tích chính xác lượng thông tin này cần một kiến thức sâu rộng. Tuy vậy, thông tin độc quyền chưa chắc là quý giá”, ông Khánh nói.

Cũng theo ông Khánh, chắc ăn nhất vẫn là nắm bắt nhanh thông tin tổng quan thị trường và theo chân các “ông lớn”. “Theo kinh nghiệm của tôi, dưới góc độ đầu tư, cần quan sát những dòng tiền lớn của thị trường và chú trọng vào động thái của những nhà đầu tư lớn. Đây là bí quyết để có thể kiếm tiền, và quan trọng hơn là bảo vệ tiền cũng như đẻ ra tiền”, ông Khánh khuyến nghị.

Ông Lê Sỹ Tuấn – CEO, Co-Founder F2plus Group.

Ông Lê Sỹ Tuấn – CEO, Co-Founder F2plus Group.

Đồng quan điểm, nhà đầu tư 9x Lê Sỹ Tuấn, CEO, Co-Founder F2plus Group khuyên các nhà đầu tư nên định vị bản thân mình đang là ai trên thị trường. Ông Tuấn cho biết các nhà đầu tư trẻ hiện nay đang rất nhiều, và các bạn cần phải chuẩn bị và cẩn trọng.

“Các bạn trẻ rất khao khát làm giàu, các bạn có lợi thế về công nghệ mới và việc tiếp cận kiến thức, chỉ là các bạn đang gặp vấn đề về vốn. Khi ít tiền, các bạn ham giàu nhanh và tham vọng, nhưng thiếu sự cẩn trọng, dễ vấp vào các cạm bẫy, mô hình ponzi, đa cấp, lừa đảo… Các bạn phải có quá trình chuẩn bị cho chiến lược đầu tư của mình. Có 1 câu nói rất hay mà các nhà đầu tư nên nhớ: “Khi bước vào phòng, hãy xem lối thoát hiểm ở đâu”, kinh doanh cũng vậy, hãy chuẩn bị để khi thị trường biến động chúng ta vẫn có lối thoát", vị CEO cho hay.

Buổi hội thảo trực tuyến “Tương lai định chế tài chính & Dòng chảy tiền tệ 2021 – 2025” là chương trình đầu tiên trong một chuỗi các sự kiện, hội thảo sẽ được các đơn vị duy trì trong thời gian tới nhằm mang lại những giá trị thiết thực nhất cho những nhà đầu tư. Chia sẻ với Doanh Nhân Trẻ bên lề chương trình, ông Trịnh Ngọc Đức, Founder, Chairman của D.lion Media & Solution mong muốn chương trình sẽ tiếp tục tạo nên một không gian trao đổi cởi mở, thiết thực, là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà đầu tư với các chuyên gia tài chính hàng đầu.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Xem thêm