Chủ nhật, 29/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chính sách tiền tệ 'vất vả' giữ mặt bằng lãi vay trong bối cảnh lạm phát 

Hồng Gấm
- 16:42, 21/06/2022

(DNTO) - Hiện nay, việc ổn định mặt bằng lãi suất không tăng lên là nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng, dù áp lực lạm phát rất lớn, song với “tấm đệm” an toàn trong việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chủ động sẽ góp phần giữ lãi suất vốn vay nếu có "nhích" cũng chỉ mang tính thời điểm.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng chủ trương ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: TL.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng chủ trương ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: TL.

Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm %, lên mức 1,5-1,75%, đây được xem là mức lãi suất cao nhất của Fed nhằm kiềm chế lạm phát. 

Theo các chuyên gia, việc này sẽ khiến đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có VND, tạo sức ép lớn hơn lên tỷ giá USD/VND, làm cho mặt bằng lãi suất trong nước có xu hướng tăng lên khiến chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng. 

Theo khảo sát trên thị trường trong hơn 1 tháng nay, nhiều ngân hàng từ tầm nhỏ, tầm trung cho đến các “ông lớn” đã tăng lãi suất tiền gửi 0,3-0,5%/năm ở một số kỳ hạn, khiến mức lãi suất huy động từ 7%/năm trở lên khá phổ biến, đe dọa lãi suất cho vay khó có thể "ngồi yên".

Liên quan đến vấn đề này, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng, trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng nhanh, ngân hàng trung ương các nước đang ở thế cực kỳ khó xử bởi tăng lãi suất sẽ giảm đà phục hồi vốn dĩ đã cực kỳ mong manh, gập ghềnh.  

Lãi suất tăng do nhiều ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản để bổ sung khi tăng trưởng tín dụng đang rất tích cực. Tuy nhiên, nguyên nhân chính phải kể đến là lạm phát có xu hướng tăng. Lãi suất huy động đầu vào sẽ tiếp tục gia tăng ở một số thời điểm do áp lực lạm phát, do người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư, nhưng các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng vốn tiền gửi từ dân cư và kể cả doanh nghiệp.

Cũng theo ông Lực, dù có nhiều yếu tố đang gây áp lực nhưng trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam năm 2022 là hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, các chính sách phải hướng đến nhiệm vụ này, nên lãi suất không thể tăng. Bởi, nếu lãi suất cho vay tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào của  doanh nghiệp tăng, trong khi giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào đã tăng cao. Doanh nghiệp không chịu nổi sẽ phải tăng giá bán, dẫn tới tổng cầu có thể bị tác động xấu, thậm chí sụt giảm.

"Để giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực tăng chi phí vốn, hay tăng giá thành sản phẩm, kéo theo đó là đẩy lạm phát lên cao và nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước chính là làm sao để giữ lại suất cho vay", ông Lực nhận định.

Thực tế, tuy có chịu nhiều áp lực nhưng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát hiện tại vẫn cách xa mục tiêu đặt ra, do đó ngân hàng nhà nước có lẽ sẽ chưa cần vội vã trong việc nâng lãi suất điều hành để ứng phó với lạm phát. Ngoài ra, sức đẩy lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao và chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chứ không phải do yếu tố cung tiền.

"Cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với các kịch bản khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ mạnh hơn của các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp", ông Lực nhìn nhận.

"Ghìm cương" lãi suất hợp lý trước áp lực lạm phát

Mặt bằng lãi suất cho vay đã hạn chế được những tác động từ việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động gần đây của một số ngân hàng thương mại góp phần hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phục hồi. Ảnh: TL.

Mặt bằng lãi suất cho vay đã hạn chế được những tác động từ việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động gần đây của một số ngân hàng thương mại góp phần hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phục hồi. Ảnh: TL.

Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước mới đây, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhận định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tại Việt Nam chỉ tăng rất nhẹ 0.09% và đồng Việt Nam chỉ mất giá nhẹ khoảng 2%.

"Chính sách tiền tệ lãi suất hiện đang chịu áp lực khi các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện hơn 140 lượt tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất trong nước tương đối ổn định (chỉ tăng khoảng 0,09%), chính nhờ động thái "mạnh tay" cắt giảm 3 lần lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong suốt 2 năm dịch bệnh, đưa lãi suất xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm.

Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạn chế được những tác động từ việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động gần đây của một số ngân hàng thương mại", ông Quang cho hay.

Không những thế, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, VND từ đầu năm đến nay chỉ mất giá nhẹ 1,8%, thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định.

“Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng chủ trương ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát theo đúng Nghị quyết 43 của Quốc hội. Để đảm bảo điều đó, các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra rất đa dạng, sử dụng đồng bộ các công cụ, từ lãi suất, thanh khoản, tín dụng, tỷ giá...”, ông Quang nhấn mạnh.

Không những vậy, những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, ngân hàng nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.

Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, Ngân hàng nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn hợp pháp của tổ chức và cá nhân, phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường, ổn định lãi suất và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

"Các ngân hàng trong nước đang có cơ hội lớn để cân đối lãi suất cho vay từ việc tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn CASA. Nhờ các dịch vụ ngân hàng số, lượng tiền người dân để trong tài khoản thanh toán ngày càng nhiều, có lãi suất gần như bằng 0, nên sẽ góp phần giảm giá vốn huy động của các ngân hàng", các chuyên gia nhìn nhận. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm