Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Tỷ giá USD bắt đầu có dấu hiệu nổi sóng trở lại sau thời gian dài hạ nhiệt. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 400-450 đồng ở cả hai chiều giao dịch, tương đương 1,8% và hiện chỉ cách đỉnh lịch sử khoảng 30-50 đồng.
Khối phân tích của VNDirect nhận thấy thặng dư thương mại cao kỷ lục; thặng dư tài khoản vãng lai cao; dòng vốn FDI và kiều hối ổn định là những yếu tố hỗ trợ cho sự ổn định của tiền đồng những tháng cuối năm.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngày 24/10, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ mức tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam xuống 5,0 %, từ mức 5,4% trước đó, phản ánh dữ liệu kinh tế từ đầu năm cho đến nay thấp hơn mức kỳ vọng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm hơn.
Dự báo tỷ giá sẽ tăng khoảng 3,5% so với đầu năm, đạt 24.460 VND vào cuối năm là trở ngại chính cho đà giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại. Trong kịch bản tiêu cực nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp bằng bán ngoại hối kết hợp hút ròng trên kênh tín phiếu, nhưng nước đi này phải cân nhắc kỹ. 
Tỷ giá tiếp tục tăng mạnh gần đây và lên sát mốc 24.600 đồng/USD trong sáng 26/9. Với động thái hút ròng gần 30.000 tỷ về của Ngân hàng Nhà nước trong những phiên gần đây được cho là bước đi khôn ngoan, nhằm giảm áp lực tỷ giá mùa cuối năm, trong khi dư địa giảm lãi suất vẫn không quá "căng".
Áp lực tỷ giá USD/VNĐ nhích tăng trong tháng 7 và "nóng" hơn từ đầu tháng 8 tới nay trong bối cảnh đồng USD đi lên trên, cùng với lãi suất của Fed duy trì ở vùng đỉnh đến cuối năm 2023. Dù vậy, các chuyên gia nhận định, tỷ giá sẽ nguội bớt và còn dư địa để nhà điều hành hỗ trợ nền kinh tế.
Trong xu thế đi ngược của chính sách tiền tệ trong nước, áp lực tỷ giá được cho là sẽ cao nhất trong quý 3 năm nay, tuy nhiên sau đó sẽ giảm dần và không quá áp lực cho cả năm 2023.
Bước sang năm 2023, áp lực tỷ giá đã phần nào bớt sóng gió, nhưng theo các chuyên gia, thách thức vẫn không nhỏ với nhà điều hành khi vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhiều áp lực nằm ngoài kiểm soát không thể chủ quan. 
Tỷ giá USD/VND lập đỉnh, cộng với nguy cơ và sức ép từ lạm phát, là gánh nặng cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nửa cuối năm 2022. Điều này khiến nhà điều hành phải có chính sách điều hành tiền tệ phù hợp, cân đối giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.và giữ tỷ giá hối đoái.
Hiện nay, việc ổn định mặt bằng lãi suất không tăng lên là nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng, dù áp lực lạm phát rất lớn, song với “tấm đệm” an toàn trong việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chủ động sẽ góp phần giữ lãi suất vốn vay nếu có "nhích" cũng chỉ mang tính thời điểm.
Tiền đồng đã giảm 1,5% từ đầu năm đến nay, tuy nhiên theo các chuyên gia mức giảm này nằm trong vùng chấp nhận được. Và về dài hạn, nhiều yếu tố tích cực cũng sẽ hỗ trợ VND.
Giá mua - bán vàng SJC đầu giờ sáng nay giảm về 58,60 – 59,45 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới giảm nhanh về 1.810 USD/oz.
NHNN cho biết, tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019.