Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chạy đua với thời gian để mở cửa

Minh Khôi
- 06:00, 12/04/2021

(DNTO) - Quý I/2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 4,8%, là “trái ngọt” từ việc chúng ta đã khống chế thành công dịch bệnh Covid-19, duy trì được nền kinh tế, không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong năm 2020, chuẩn bị cho sự bật tăng trở lại mạnh mẽ trong năm 2021.

Ý tưởng “hộ chiếu vaccine” vẫn được coi là giải pháp được đặt nhiều kỳ vọng để nền kinh tế các quốc gia mở cửa, trong đó có Việt Nam. Ảnh: T.L

Ý tưởng “hộ chiếu vaccine” vẫn được coi là giải pháp được đặt nhiều kỳ vọng để nền kinh tế các quốc gia mở cửa, trong đó có Việt Nam. Ảnh: T.L

Bối cảnh hiện nay so với cách đây một năm đã khác rất nhiều khi hàng loạt quốc gia đã triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, một số nước đã đã miễn dịch cộng đồng. Tại Việt Nam, cùng với triển vọng vaccine trong nước có thể được sản xuất vào quý III/2021 theo kịch bản thuận lợi nhất, thì năng lực ứng phó dịch bệnh ở mọi cấp độ ngày càng hoàn thiện.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào tận dụng thời gian quý giá để mở cửa, phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh trong nước.

Ý tưởng “hộ chiếu vaccine” vẫn được coi là giải pháp được đặt nhiều kỳ vọng để nền kinh tế các quốc gia mở cửa, bắt đầu tiến trình phục hồi, mặc dù còn những ý kiến, quan điểm khác biệt (tính công bằng, hiệu lực bảo vệ khác nhau giữa các loại vaccine, thời gian bảo vệ chưa rõ ràng…). Việt Nam không thể đứng ngoài và bỏ lỡ cơ hội đó.

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có sự kiểm soát.

Vấn đề “hộ chiếu vaccine” đã được thảo luận trong các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 (Ban Chỉ đạo), dưới nhiều giác độ khác nhau. Từ khả năng tương thích của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giải pháp công nghệ của Việt Nam kết nối với các nước đến phương án thực hiện “hộ chiếu vaccine” với những nhóm đối tượng cụ thể.

Không chỉ vậy, phương án “giấy thông hành vaccine” cho người dân trong nước cũng đã được tính đến để trong tình huống có dịch bệnh, việc di chuyển, đi lại và hoạt động giao thương bị ảnh hưởng ở mức tối thiểu.

Tại cuộc họp mới nhất của Ban Chỉ đạo, ngày 9/4, Bộ Y tế đã có đề xuất ban đầu về phương án triển khai “hộ chiếu vaccine” bao gồm nhóm đối tượng áp dụng, phương án giám sát, cách ly, theo dõi y tế…

Dự kiến sẽ có 3 nhóm đối tượng thực hiện “hộ chiếu vaccine”. Thứ nhất là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài, trong điều kiện đã tiêm vaccine thì về nước, trong đó cần tính đến cả những doanh nhân Việt Nam có nhu cầu ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh. Thứ hai là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh. Thứ ba là khách du lịch quốc tế, trước hết đến từ các nước kiểm soát tốt dịch bệnh, đã triển khai tiêm vaccine đạt miễn dịch cộng đồng và nơi đến là những khu du lịch, nghỉ dưỡng quản lý, kiểm soát tốt người ra vào bảo đảm an toàn, có quy định kiểm soát đi lại, tiếp xúc trong nước.

Trong khi đó, hệ thống hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, hoàn toàn tương thích với quốc tế, tính đến những trường hợp phức tạp nhất, đã sẵn sàng để triển khai ngay sau khi có chính sách cụ thể về “hộ chiếu vaccine”.

Tin nên đọc

Cùng với việc hoàn thiện phương án triển khai “hộ chiếu vaccine”, chúng ta cũng không được lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch  đối với tình hình dịch bệnh trong nước. Đối với người dân là thực hiện thông điệp 5K và vaccine. Đối với các cơ sở, địa điểm tập trung đông người phải thực hiện và tự đánh giá định kỳ các biện pháp bảo đảm an toàn việc phòng chống dịch bệnh, cập nhật lên bản đồ an toàn Covid-19.

Trong tình hình mới, chúng ta cần có sự chuẩn bị những bước đi, giải pháp ứng phó dịch bệnh tốt nhất (chiến lược xét nghiệm, truy vết, năng lực cách ly, điều trị…) ở mọi cấp độ, tình huống để giữ an toàn trong nước đồng thời tận dụng thời gian quý giá, cơ hội mở cửa để phục vụ phát triển kinh tế.

Kinh nghiệm thực hiện thành công mục tiêu kép trong năm 2020 với những cách làm riêng, sáng tạo của Việt Nam, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ thực hiện được các mục tiêu phát triển trong năm 2021, cũng như khơi dậy cảm hứng, niềm tự hào và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
12 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm