Thứ ba, 15/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Châu Á rùng mình chực chờ ‘bão’ thuế quan từ Trump

Xuân Hạo
- 07:01, 07/11/2024

(DNTO) - Tổng thống Trump một lần nữa quay lại cầm quyền nước Mỹ, kéo theo hàng loạt lo ngại về leo thang tranh chấp thương mại với Trung Quốc và nhiều chính sách đối ngoại khó khăn cho các quốc gia tại châu Á.

 

Thực khách tại một nhà hàng tại Hồng Kông theo dõi tranh cử tổng thống tại Mỹ. Ảnh: FT

Thực khách tại một nhà hàng tại Hồng Kông theo dõi tranh cử tổng thống tại Mỹ. Ảnh: FT

Châu Á rùng mình chực chờ cho sự trở lại của Donald Trump, một lần nữa nắm quyền tại Nhà Trắng. Trong chiến dịch tranh cử, vị Tổng thống Mỹ vừa thắng cử đã nhiều lần đe dọa sẽ mạnh tay áp đặt thuế quan lên Trung Quốc, đồng thời đặt câu hỏi cho cam kết an ninh của Washington đối với Đài Loan và các đồng minh của Mỹ tại châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cựu tổng thống Đảng Cộng hòa đã đề xuất mức thuế quan chung tăng 60% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và chấm dứt mối quan hệ thương mại cấp ưu ái nhất mà nước này từng nhận được. Những động thái như thế chắc chắn sẽ gây áp lực đến nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc và tạo hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại chưa từng có giữa Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á, Ấn Độ và các khu vực khác. Phương thức tiếp cận bất bình thường của Trump đối với an ninh khu vực cũng đã làm dấy lên lo ngại trong số các đồng minh của Mỹ ở châu Á, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu quốc phòng.

Nếu Trump thực hiện các biện pháp cứng rắn nhất chống lại Trung Quốc mà những người ủng hộ ông, bao gồm cả cựu đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đã đề xuất, “điều đó sẽ tạo ra một thời kỳ rất khó khăn cho quan hệ thương mại Mỹ-Trung”, Ma Wei, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một tổ chức tư vấn chính phủ ở Bắc Kinh, cho biết.

Các nhà phân tích của Citi ước tính rằng trong một kịch bản tồi tệ nhất, trong đó Bắc Kinh không thể chuyển hướng một phần thương mại sang Mỹ qua các nước khác, mức thuế 60% của Trump sẽ khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 2.4 điểm phần trăm.

Các quan chức Trung Quốc đã giữ im lặng vào thứ Tư, với một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Trung Quốc “tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ”.

Các đồng tiền châu Á, đặc biệt là của những quốc gia xuất khẩu lớn sang Mỹ, đã rớt giá so với đồng đô la ngay sau chiến thắng của Trump được công bố. Yên Nhật giảm 1.6%, đồng won Hàn Quốc giảm 1.2% và đô la Đài Loan mất 0.7%. Đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế của Trung Quốc, đồng tiền mà Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa không thiết lập một giới hạn giao dịch cố định hàng ngày, giảm 1.1%.

Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, dự đoán rằng sau một vòng thuế quan trả đũa ban đầu,Tổng thống Trump và Tổng bí thư Tập Cận Bình có thể sẽ đàm phán một thỏa thuận thương mại mới. Tuy nhiên, các nền kinh tế khác sẽ chịu áp lực bởi Trump từ chối cho phép dòng chảy thương mại Mỹ-Trung được chuyển hướng qua các quốc gia khác như Mexico và Việt Nam.

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda đã cảnh báo rằng các đe dọa áp đặt thuế quan của Trump có thể vượt quá 100% giá trị ô tô nhập khẩu từ Mexico, và sẽ tạo ra “tác động cực kỳ lớn” đến hoạt động của họ.

Shinji Aoyama, Phó chủ tịch điều hành của Honda, cho biết tại một cuộc họp báo ở Tokyo vào thứ Tư rằng nếu các chính sách thuế quan lâu dài được áp dụng, điều này có thể buộc nhà sản xuất ô tô phải “cân nhắc chuyển sản xuất đến nơi khác... chẳng hạn như ở Mỹ hoặc nơi nào đó khác”.

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã chuẩn bị cho một nhiệm kỳ tổng thống của Trump trong hai năm qua, theo các quan chức chính phủ. Trong nhiệm kỳ trước của Trump, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Mỹ. Nhưng lần này, cuộc bầu cử gần đây đã để lại cho Nhật Bản một liên minh cầm quyền yếu hơn dưới sự lãnh đạo của Shigeru Ishiba.

“Mối lo ngại ở Tokyo là Trump sẽ tăng tốc rời xa một thế giới với Mỹ dẫn đầu”, Stephen Nagy, giáo sư chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo cho biết.

Trump đã cáo buộc các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc “lợi dụng” sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á và khoe khoang về việc buộc họ phải đóng góp nhiều hơn vào chi phí duy trì lực lượng Mỹ trên lãnh thổ của họ, một vấn đề đã làm căng thẳng quan hệ vào thời điểm đó.

“Trump chắc chắn sẽ yêu cầu tái đàm phán,” Kim Jae-chun, giáo sư tại Đại học Sogang và cựu cố vấn chính phủ cho biết.

Rủi ro từ chính sách đối ngoại giao dịch của Mỹ còn cao hơn đối với Đài Loan, nơi phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Washington để ngăn chặn áp lực từ Trung Quốc.

Trump đã kêu gọi Đài Bắc trả chi phí bảo hộ quốc phòng cho Washington, tuyên bố rằng Mỹ “không khác gì một công ty bảo hiểm” và phàn nàn rằng Đài Loan “không mang lại gì cho chúng tôi”.

Ông cũng cáo buộc các công ty Đài Loan “đánh cắp” ngành công nghiệp chip bán dẫn của Mỹ và gợi ý rằng TSMC, nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới nhận được hàng tỷ đô la trợ cấp cho các khoản đầu tư lớn tại Mỹ nên quay “về lại Mỹ”.

Nhưng hầu hết các quan chức chính phủ Đài Loan tin rằng sự đồng thuận của cả hai đảng ở Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Đài Bắc.

“Chúng tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục cách tiếp cận đường lối hiện tại nhằm kiềm chế Trung Quốc và thân thiện với Đài Loan,” Tsai Ming-yen, giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan nói với quốc hội vào thứ Tư.

Đối với Đông Nam Á, việc chuyển đưa dây chuyền sản xuất  từ Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump giờ đây có thể khiến các đối tác thương mại mới nổi của Mỹ trở thành mục tiêu.

“Có thể sẽ có nhiều sự chú ý hơn đến mất cân bằng thương mại với Đông Nam Á, với thặng dư thương mại rất lớn của Việt Nam với Mỹ là mục tiêu rõ ràng,” Peter Mumford, người đứng đầu khu vực Đông Nam Á tại Eurasia Group cho biết.

Tại một triển lãm thương mại quốc tế hàng năm ở Thượng Hải trùng với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tìm cách bảo vệ thương mại quốc tế, cảnh báo rằng “chủ nghĩa bảo hộ” đang “tăng lên”.

Một người tham dự nói rằng Trump “muốn bóp nghẹt chúng tôi”. “Có thể vì ông ấy sợ rằng Trung Quốc chúng tôi sẽ vượt qua nước Mỹ,” cô nói thêm.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền các quốc gia từ châu Âu đến châu Á đang chuẩn bị cho một chặng đường gập ghềnh khi chiến tranh thương mại leo thang.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập, hợp nhất.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trên các công trường 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, từng mũi thi công ngày đêm chạy đua với thời gian bảo đảm thông xe toàn tuyến đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hai ngày sau khi chính quyền Mỹ công bố sẽ miễn áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm điện tử vào hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Donald Trump cảnh báo đây chỉ là giải pháp tạm thời và là một phần của kế hoạch thuế toàn phần.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc thương chiến mà Mỹ khơi mào với Trung Quốc, dù xuất phát từ những lo ngại chính đáng về thâm hụt thương mại và các tập quán kinh tế bị cho là không công bằng, đang dần bộc lộ những bất lợi sâu sắc mà chính Washington phải gánh chịu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Phản ứng từ các quốc gia trên toàn thế giới rất đa dạng, bao gồm việc áp đặt thuế quan trả đũa, tiến hành các cuộc đàm phán thương mại mới, nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và thực hiện những chính sách trong nước để hỗ trợ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
6 ngày
Xem thêm