Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Lỗi từ nhiều phía

Xuân Lan
- 10:30, 01/08/2021

(DNTO) - Bất cập trong cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung; quy trình, thủ tục phức tạp; năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công còn yếu; nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, điều chỉnh dự án...

Kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XV vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, với 474/476 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội. Đây là một trong những động lực để các bộ, ngành, địa phương khắc phục nhanh khó khăn, vướng mắc, để hoàn thành kế hoạch giải ngân đề ra trong năm nay và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công trung hạn trong thời gian tới thì cần nhiều giải pháp.

Trong 6 tháng năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công không đạt yêu cầu đề ra, chỉ đạt 29,02% kế hoạch Chính phủ giao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 3 bộ, cơ quan trung ương có tỉ lệ giải ngân dưới 1%. Theo các chuyên gia kinh tế, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm bên cạnh nguyên nhân khách quan do dịch bệnh thì vẫn còn một số hạn chế lớn chưa được khắc phục triệt để.

Đó là chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư thấp, phân bổ vốn chậm, nhiều lần, bất cập trong cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung; quy trình, thủ tục phức tạp; năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công còn yếu; nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, điều chỉnh dự án.

Trong 6 tháng năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công không đạt yêu cầu đề ra, chỉ đạt 29,02% kế hoạch Chính phủ giao.

Trong 6 tháng năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công không đạt yêu cầu đề ra, chỉ đạt 29,02% kế hoạch Chính phủ giao.

Bà Đoàn Thị Lê An- Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho biết: “Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất 2 kỳ và trong thực tế thực hiện xảy ra trường hợp thời điểm trình Hội đồng nhân dân phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án và thời điểm xin ý kiến Hội đồng nhân dân về kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiều lúc không trùng với thời điểm tổ chức kỳ họp thường kỳ của Hội đồng nhân dân tỉnh”.

Riêng nguồn vốn ODA, việc giải ngân chậm do nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay, mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân... Do vậy trong những tháng cuối năm cần phải khắc phục những hạn chế này.

Ông Trần Anh Tuấn- Đại biểu Quốc hội TP.HCM đề xuất: “Ngoài việc huy động thông qua phương thức đối tác công tư thế này thì tôi xin có một đề xuất Chính phủ là có hướng dẫn cụ thể hơn về trong việc huy động nguồn lực thông qua chủ trương xã hội hóa các bộ, ngành cũng chưa có hướng dẫn rõ vấn đề này. Đặc biệt là huy động nguồn lực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục môi trường văn hóa, thể dục, thể thao”.

Theo các đại biểu Quốc hội khóa XV, trong giai đoạn 2016-2020, việc tuân thủ các nguyên tắc "bố trí vốn đầu tư tập trung để khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, dở dang" chưa triệt để, vẫn còn tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún, hiệu quả thấp, chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, giao kế hoạch vốn trung hạn và dự toán chi đầu tư hằng năm, giao nhiều lần, trong một số trường hợp, bố trí vốn chưa phù hợp thứ tự ưu tiên.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế này, trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến bố trí vốn của Chính phủ sẽ tập trung hơn, tổng số dự án chỉ còn dưới 5.000 dự án, giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020, trong đó cơ bản đã bố trí theo đúng thứ tự ưu tiên. Chính phủ khẳng định về cơ bản hành lang pháp lý liên quan đầu tư công đã và đang tích cực được hoàn thiện và tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới. Qua đó, cũng cần có sự nỗ lực trách nhiệm của toàn hệ thống.

Cần các giải pháp quyết liệt hơn trong giải ngân vốn đầu tư công, làm động lực cho tăng trưởng.

Cần các giải pháp quyết liệt hơn trong giải ngân vốn đầu tư công, làm động lực cho tăng trưởng.

Từ nay đến cuối năm, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần các giải pháp quyết liệt hơn trong giải ngân vốn đầu tư công, làm động lực cho tăng trưởng, đi đầu là Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thực hiện.

“Tổ công tác có thể là một điểm tựa vững chắc để các bộ, ngành và địa phương yên tâm triển khai các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư công của mình một cách nhanh nhất hiệu quả nhất. Sẽ quyết tâm thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, đó là tăng cường công tác theo dõi, giám sát bằng các hình thức khác nhau, đặc biệt vào trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn chưa kết thúc thì có thể bằng các phương thức trực tiếp, nếu có điều kiện, phương thức gián tiếp để làm sao mà có thể hỗ trợ tối đa cho các bộ, ngành và địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cũng như thông qua đó để đôn đốc thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa trong công việc đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công”.

Nghị quyết xác định, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đạt hơn 90% với tổng mức vốn đầu tư là 2,87 triệu tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021-2025 khoảng 32-34% GDP, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước khoảng 28%, phấn đấu khoảng 29% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong đầu tư công.

Do đó, định hướng thực hiện Nghị quyết xác định là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế. Tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Đầu tư công cũng phải khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài, giảm tối đa số lượng các dự án khởi công mới; đầu tư công phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025./.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
9 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm