Thứ bảy, 18/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

CEO quyền lực bỏ học Harvard để dẫn dắt Fitbit trở thành doanh nghiệp tỷ đô như thế nào?

Vân Trà
- 15:30, 05/08/2021

(DNTO) - Trong 14 năm qua, James Park đã sống và thở cùng Fitbit - công ty mà vị CEO này đồng sáng lập, sau đó đã được ông lớn công nghệ Google mua lại vào tháng 11/2019 với giá 2,1 tỷ USD.

CEO Fitbit James Park. Ảnh: T.L

CEO Fitbit James Park. Ảnh: T.L

Bỏ học Harvard để kinh doanh riêng

Lớn lên ở Cleveland và Atlanta, bố mẹ của Park là những người nhập cư từ Hàn Quốc vào Mỹ. Ông bà sở hữu nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ như quầy kem và cửa hàng quần áo.

Ngày đó, Park thường đến cửa hàng quần áo của bố mẹ sau giờ học và bị ảnh hưởng tích cực bởi tinh thần làm việc chăm chỉ của bố mẹ mình.

Nhận thấy nỗi vất vả, bươn chải đầy nhọc nhằn của bố mẹ nơi vùng đất mới để lo cho con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn, Park đã nỗ lực học tập để rồi đậu vào trường đại học danh tiếng Harvard.

“Bố mẹ luôn kỳ vọng tôi sẽ trở thành bác sĩ. Tôi cũng thực hiện theo mong muốn của bố mẹ trong khi bản thân không xác định được mục tiêu của mình là gì. Nhưng khi vào Harvard, tôi bắt đầu biết mình muốn gì và nhận thấy, việc trở thành bác sĩ với tôi là con số 0. Tôi không có đam mê cho môn học đó”, Park chia sẻ.

Đến năm thứ 2 đại học, cũng là thời điểm bùng nổ “bong bóng dotcom” (năm 1998), Park đã tìm thấy mục tiêu đời mình, đó là công nghệ thông tin. “Tôi luôn mong muốn bắt đầu sự nghiệp của riêng mình, và đó chính là thời điểm để tôi bắt đầu. Tôi mất đúng 10 giây để đưa ra quyết định không quay trở lại Havard”, Park nhớ lại.

“Việc bỏ học đối với tôi không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng, nhưng với bố mẹ tôi, ông bà đã rất buồn và sốc về điều đó”, Park kể.

Con đường trở thành CEO doanh nghiệp tỷ đô

Park bỏ học giữa chừng tại Harvard để theo đuổi sự nghiệp của một doanh nhân. Ông sáng lập ra Fitbit vào năm 2007. Ảnh: T.L

Park bỏ học giữa chừng tại Harvard để theo đuổi sự nghiệp của một doanh nhân. Ông sáng lập ra Fitbit vào năm 2007. Ảnh: T.L

Startup đầu tiên của Park là nền tảng phần mềm dành cho doanh nghiệp có tên Epesi Technology. “Điều mang lại lợi ích lớn khi là nhà sáng lập có lẽ là khả năng tạo nhiều ý tưởng trong đầu và thực hiện nó một cách nhanh chóng. Điều này đã dẫn dắt tôi trong rất nhiều năm qua”, Park hồi tưởng.

Năm 2006, Park đã rất vui mừng vì sự ra đời của một thiết bị video game mới, chiếc Nintendo Wii. Phần lớn các trò chơi trên hệ thống đều khuyến khích các hoạt động thể chất và có thể dùng các cảm biến và phần mềm để theo dõi hoạt động cơ thể trong thời gian thực.

Park và người đồng sáng lập Eric Friedman nghĩ: “Làm thế nào để chúng ta đưa loại hình game này vào kiểu các thiết bị cầm tay khác”. Và đây là ý tưởng để Fitbit ra đời.

Năm 2007, Park và Friedman huy động 400.000 USD từ gia đình và bạn bè để xây dựng nguyên mẫu mà sau này trở thành Fitbit. Sản phẩm đầu tiên được tung ra vào hội nghị startup do Techcrunch tổ chức vào năm 2008. Tuy nhiên, cần thêm 8 tháng nữa để phần cứng được tinh chỉnh và có thể đi vào sản xuất.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến Fitbit. Tại thời điểm đó, thị trường công nghệ đồ đeo tay hầu như chưa có. Đến năm 2015 Apple Watch mới được tung ra thị trường.

Theo đó, Fitbit đã hoàn thành lần gọi vốn vòng hạt giống, thu hút được 2 triệu USD từ True Ventures và SoftTech VC. Tổng cộng Fitbit đã gọi được 66 triệu USD vốn trong 4 vòng gọi vốn, theo Crunchbase.

Vào năm 2019, Google đã mua lại Fitbit. Thỏa thuận mua lại cuối cùng cũng được thực hiện vào tháng 1/2021, sau khi Google tính toán lại liệu có thể dùng dữ liệu người dùng của Fitbit để tiến hành quảng cáo hướng đối tượng (Google cam kết không dùng dữ liệu sức khỏe của người dùng để làm mục tiêu quảng cáo).

Cho đến thời điểm hiện tại, Fitbit có hơn 29 triệu người dùng toàn cầu và đã bán được 120 triệu thiết bị.

Tin khác

An toàn thông tin
Tội phạm mạng đang triệt để lợi dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mới như deepface…, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm cho các nền kinh tế.
4 ngày
Start-up
Nếu như giai đoạn trước, yêu cầu với các nhà sáng lập (founder) thường phải giỏi về quản trị và vận hành, thì ngày nay, họ còn phải có hiểu biết về AI để tìm được nhân tài và ứng dụng công nghệ này vào startup.
5 ngày
Xu thế
Các công ty game Việt  đang nắm bắt xu hướng tốt để cho ra những game theo nhu cầu thị trường. Đặc biệt, ngành game đã được Chính phủ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt, một số trường đang tiến hành mở mã ngành đào tạo nhân lực game. Điều này giúp ngành game Việt sớm cán mốc doanh thu 1 tỷ USD.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Công ty khởi nghiệp Neuralink của tỷ phú Elon Musk vừa đưa ra thông báo, một phần của bộ phận cấy ghép não của họ đã gặp trục trặc sau lần đầu tiên hệ thống này được đưa vào cơ thể của bệnh nhân.
1 tuần
Xu thế
TikTok và công ty mẹ ByteDance vừa đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ về đạo luật mới buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi nền tảng chia sẻ video ngắn này, nếu không, ứng dụng TikTok sẽ cấm khỏi Mỹ.
1 tuần
Start-up
Startup giờ đây thận trọng với việc mở rộng quy mô, tuyển mới và tăng lương cho nhân sự, trong bối cảnh thị trường đầu tư mạo hiểm chưa thấy nhiều cửa sáng.
1 tuần
Start-up
Nhiều startup đang nỗ lực tạo ra giải pháp bảo vệ môi trường, tái chế rác thải, nhằm bước chân vào nền kinh tế tuần hoàn.
1 tuần
Xu thế
Chuyên gia cho biết thị trường blockchian và tiền mã hóa sẽ ngày càng phát triển và sẽ được gỡ những hiểu lầm trong quá khứ. 
1 tuần
Xu thế
Hãng công nghệ khổng lồ Microsoft đang liên tiếp đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ AI tại khu vực Đông Nam Á, với một loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Giải pháp công nghệ tổng thể nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngành Bảo hiểm tại Việt Nam vừa được ra mắt, thu hút sự quan tâm và tham dự của những công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đang có mặt tại Việt Nam.
2 tuần
An toàn thông tin
Những bản ghi âm, video nhái giọng nói, hình ảnh của người thân, người nổi tiếng đã khiến nhiều nạn nhân rơi vào bẫy của tội phạm deepfake. 
2 tuần
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo nguồn tin, ByteDance - công ty mẹ của TikTok, cho rằng thà đóng cửa ứng dụng này ở Mỹ còn hơn bán lại nếu như công ty này sử dụng hết tất cả những lựa chọn pháp lý để chống lại luật cấm nền tảng chia sẻ video khỏi các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ.
2 tuần
Xu thế
6 năm qua, Shopee luôn duy trì vị trí số 1 các sàn thương mại điện tử Việt Nam lớn nhất Việt Nam. Nhưng ngôi vương này ngày một bị đe dọa bởi tân binh là TikTok Shop.
2 tuần
Xu thế
Tài sản mã hóa được công nhận ở nhiều quốc gia giúp cho Bitcoin từ tiền tệ trở thành tài sản và trở thành một trong những nơi trú ẩn của giới nhà giàu.
2 tuần
Xem thêm