Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Câu chuyện đằng sau scandal OpenAI - Bài 1: Ngày Phục sinh rối loạn

Xuân Hạo
- 10:41, 04/12/2023

(DNTO) - Khi Hội đồng điều hành OpenAI ra quyết định sa thải CEO Sam Altman, họ đã khơi mào một scandal chấn động ngành công nghệ, kéo theo bấn loạn ở Microsoft. Câu chuyện này đang gây chấn động ngành công nghệ trí thông minh nhân tạo.

Sam Altman,

Sam Altman, "mắt bão" của scandal OpenAI. Ảnh: Axios

Vào khoảng 11 giờ 30 phút sáng thứ Sáu, 17/11, trước Lễ Phục sinh, Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella, đang ngồi trong cuộc họp thì bỗng nhiên một đồng nghiệp bảo ông nên nghe điện thoại.

Microsoft lúc này là nhà đầu tư lớn nhất vào OpenAI, startup có tiếng tăm nhất trong ngành trí thông minh nhân tạo, với số tiền đầu tư lên đến xấp xỉ 13 tỷ đô la. Nhưng nay OpenAI lại gọi đến để báo một tin “sét đánh”: Trong vòng 30 phút tiếp theo, Hội đồng điều hành OpenAI sẽ công bố họ sa thải CEO và đồng sáng lập, Sam Altman. Và đó là khởi điểm của một cuộc khủng hoảng 5 ngày chấn động ngành công nghệ, sau này được một số nhân viên ở Microsoft đặt tên “Turkey-Shoot Clusterfuck” (Tạm dịch: Ngày Phục sinh rối loạn).

Mối hợp tác đắt giá

Satya Nadella là một người vốn rất trầm tính, nhưng cũng không thể không bàng hoàng trước tin chấn động này. Ông đã làm việc chặt chẽ với Sam Altman trong vòng 4 năm qua và trở nên ngưỡng mộ cũng như tin tưởng vị CEO trẻ tuổi. Hơn thế nữa, mối hợp tác này đã cho phép Microsoft tung ra một loạt sản phẩm được xem là quan trọng nhất trong vòng một thập kỷ qua: Office Copilots - tính năng trí thông minh nhân tạo cực kỳ mạnh mẽ hỗ trợ cho các phần mềm văn phòng như Word, Outlook hay PowerPoint.

Nằm ngoài tầm nhìn của Nadella, đã có một mối xích mích nhen nhóm giữa Sam Altman và Hội đồng điều hành OpenAI. Thái độ thông đồng, thao túng của Sam Altman gây khó chịu cho một số thành viên trong hội đồng 6 người. Đây lại là những tính chất rất thường thấy ở một CEO,  và trái ngược với hội đồng điều hành vốn có nền tảng học giả, làm việc phi lợi nhuận.

“Họ cảm thấy bị lừa dối”, một nguồn tin trong cuộc cho biết. Kết cục của sự căng thẳng này lại bùng nổ trên tay Nadella, đe dọa mối hợp tác vô cùng quan trọng của Microsoft.

CEO Microsoft, Satya Nadella (trái), cùng Sam Altman trong sự kiện tung ra sản phẩm ứng dụng trí thông minh nhân tạo. Ảnh: Coingape

CEO Microsoft, Satya Nadella (trái), cùng Sam Altman trong sự kiện tung ra sản phẩm ứng dụng trí thông minh nhân tạo. Ảnh: Coingape

Microsoft đã mất đi vai trò dẫn đầu trong ngành công nghệ trong nhiều năm qua, nhưng “liên minh” với OpenAI đã giúp hãng công nghệ khổng lồ một lần nữa vượt mặt các đối thủ như Google và Amazon. 

Công cụ Copilots có thể viết một văn bản hoàn chỉnh với vài lệnh cơ bản. Nó cũng có thể biến một ghi chú vắn tắt thành một bản trình chiếu PowerPoint. Ấn tượng hơn, Copilots còn có khả năng theo dõi một cuộc họp, ghi chú những gì được bàn luận bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và lập bản kế hoạch hành động cho từng thành viên tham gia.

Xây dựng Copilots đòi hỏi Microsoft làm việc song song với OpenAI - một mối quan hệ trọng tâm trong kế hoạch tương lai của Satya Nadella. Cụ thể, họ đã cùng các kỹ sư tại OpenAI thiết lập các phương thức kiểm soát an toàn cho GPT, công nghệ then chốt của OpenAI.

GPT (Generative Pre-trained Transformer) là một mô hình trí thông minh nhân tạo sử dụng các thuật toán phức tạp để phân tích lượng nội dung nhân tạo vô cùng lớn, sẵn có trên mạng Internet; và rồi tái tạo lại nội dung một cách tự nhiên.

Tuy công nghệ này đã cho ra kết quả vô cùng ấn tượng, nó cũng có rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn như việc A.I. này “hoang tưởng”, cho ra nội dung sai sự thật, không có khả năng phân biệt giữa câu hỏi có hại và câu hỏi chính đáng.

Microsoft và OpenAI đã “mài giũa” các giao thức bảo hiểm cho công nghệ trí thông minh nhân tạo của họ, cho phép ứng dụng A.I. này mà không gây ra các vấn đề tai hại. Chính vì thế, sự ra đời của Copilots trong mùa xuân vừa rồi, là một thời khắc thành công vang dội của cả hai công ty. Nó là một minh chứng cho thấy Microsoft và OpenAI có thể trở thành những nhà tiên phong, mang công nghệ trí thông minh nhân tạo đến tay người dùng đại chúng.

ChatGPT, công cụ chatbot được tung ra vào hồi 2022 của OpenAI, tuy đã có thành công đáng nể, nhưng họ chỉ có khoảng 14 triệu người dùng hàng ngày. Trong khi Microsoft có đến hàng tỷ người dùng.

Chính vì thế, Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella, đã rất lo lắng với tin sa thải Sam Altman. Ông gọi điện đến một thành viên hội đồng điều hành OpenAI, Adam D’Angelo, để gặng hỏi chi tiết. Nhưng D’Angelo cũng chỉ đưa ra câu trả lời máy móc như những thông tin OpenAI đưa ra vài phút sau đó: “Altman đã thường xuyên gian dối với hội đồng điều hành”. Có cảm giác như D’Angelo và các đồng nghiệp trong Hội đồng điều hành OpenAI cố tình che giấu ý định sa thải Sam Altman, không cho Nadella có thời gian phản ứng. Nadella đành phải kết thúc cuộc gọi trong bực tức.

OpenAI thành lập vào 2015 với danh nghĩa là một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng mở một nhánh tổ chức kinh doanh kiếm lời 4 năm sau đó. Với vốn đầu tư của họ, Microsoft đã sở hữu một nửa nhánh kinh doanh đó, thế nhưng họ đã không được hỏi ý kiến khi OpenAI quyết định sa thải Sam Altman.

Hơn thế nữa, Satya Nadella biết rằng sự kiện này sẽ khơi mào cho một cuộc “nội chiến” bên trong OpenAI và thậm chí là lan ra toàn ngành công nghệ. Đó là một cuộc chiến đã nhen nhóm từ lâu, giữa hai luồng dư luận trái chiều, một bên ủng hộ cho sự phát triển vũ bão của công nghệ A.I., và một bên lo ngại cho tác hại của nó.

Nhen nhóm "chiến tranh"

Nadella gọi cho Giám đốc công nghệ Microsoft, Kevin Scott, người chịu trách nhiệm cho mối quan hệ hợp tác với OpenAI. Cùng với các giám đốc điều hành khác, họ ngồi lại tìm câu trả lời cho mối hiềm khích trong OpenAI và hướng đi tiếp theo.

Liệu việc sa thải Sam Altman là kết quả của xung đột trong ưu tiên tốc độ phát triển công nghệ A.I.? Đã có rất nhiều nhân viên, tại OpenAI, Microsoft và nhiều nơi khác trong ngành công nghệ, tỏ ra lo ngại cho tính an toàn của công nghệ A.I.

Chính Sam Altman cũng đã từng kêu gọi chính quyền Mỹ tăng cường kiểm soát công nghệ A.I. để tránh khỏi những thảm họa không lường trước. Ảnh: Quartz

Chính Sam Altman cũng đã từng kêu gọi chính quyền Mỹ tăng cường kiểm soát công nghệ A.I. để tránh khỏi những thảm họa không lường trước. Ảnh: Quartz

Ngay cả Ilya Sutskever, nhà nghiên cứu hàng đầu của Open A.I. và thành viên của hội đồng điều hành, đã lên tiếng cảnh báo về mối nguy hại của một trí thông minh nhân tạo siêu việt không được kiểm soát.

Vào hồi tháng 3/2023, chỉ không lâu sau khi OpenAI ra mắt phiên bản mới nhất của công nghệ A.I., GPT-4, hàng ngàn cá nhân, gồm có tỷ phú công nghệ Elon Musk, nhà đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak... đã cùng nhau ký một lá thư chung kêu gọi hoãn phát triển công nghệ A.I.

“Liệu chúng ta nên để máy tính tung thông tin sai sự thật tràn lan? Liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận hiểm họa đánh mất quyền điều khiển nền văn minh?...”, đó là những câu hỏi đặt ra trong lá thư.

Kevin Scott tôn trọng những e ngại được nêu ra, tới một chừng mực nào đó. Ông cho rằng cuộc tranh cãi xung quanh công nghệ A.I. đã quá tập trung vào những tình huống viễn tưởng, máy tính chống lại con người, mà bỏ qua tiềm năng “cân bằng sân chơi” của A.I.

Scott tin rằng công cụ giao thức bằng ngôn ngữ tự nhiên sẽ cho phép những ai không có kỹ năng công nghệ điều khiển máy tính làm những gì họ muốn. Đó sẽ là một công cụ thật sự đột phá, bình đẳng hóa, nếu như nó được thiết lập và đưa ra ứng dụng một cách cẩn trọng.

OpenAI và Microsoft đã dần tung ra các sản phẩm A.I. một cách chậm rãi nhưng nhất quán. Họ thí nghiệm cẩn thận với một lượng lớn người dùng không chuyên cũng như các chuyên gia khoa học. Bằng cách đưa ra những phiên bản không hoàn hảo của A.I. và rồi quan sát, thu thập ý kiến của người dùng, họ có thể hiểu được điểm mạnh và vấn đề của công nghệ.

Scott tin rằng việc giới thiệu công nghệ A.I. một cách chân thật cho càng nhiều người càng tốt, để nó thẩm thấu dần dần vào cuộc sống - là công thức tốt nhất để phát triển A.I. cũng như trấn an sự hoài nghi của dư luận.

Tất cả những công sức đó của Scott giờ đây đang bị đe dọa. Càng có nhiều người biết được tin Sam Altman bị sa thải, vụ scandal càng vượt quá tầm kiểm soát.

Đối phó cơn bão

Nhiều nhân viên OpenAI tin tưởng vào đường lối của Altman, đôi khi đến mức cuồng tín, bắt đầu bày tỏ sự bất bình trên mạng Internet. Giám đốc công nghệ OpenAI, Mira Murati, chấp nhận vai trò CEO tạm thời một cách không mấy hào hứng. Ngay sau đó, Giám đốc và đồng sáng lập Greg Brockman, đăng một bài tweet ngắn gọn: “Tôi nghỉ việc”. Một loạt các nhân viên khác đe dọa làm theo. 

Đội ngũ lãnh đạo của Microsoft bắt đầu đưa ra kế hoạch đối phó. Kế hoạch A của họ là tìm cách ổn định tình hình, hỗ trợ Murati trong vai trò CEO và thuyết phục hội đồng điều hành OpenAI quay ngược quyết định sa thải Sam Altman. Nếu Hội đồng OpenAI từ chối, họ sẽ tiếp tục với kế hoạch B: Sử dụng áp lực với vai trò nhà đầu tư lớn để đưa Sam Altman trở lại ngôi vị, và thay đổi một số vai trò lãnh đạo trong Hội đồng điều hành OpenAI.

Một nguồn tin trong Microsoft cho biết: “Đối với góc nhìn của chúng tôi, mọi thứ đang hoàn hảo, chỉ có Hội đồng OpenAI bỗng dưng làm điều thất thường. Nên chúng tôi nghĩ cần phải thay đổi những người cầm quyền và phục hồi trạng thái trước kia”.

Kế hoạch C là mời Sam Altman và các đồng nghiệp tài năng nhất về làm việc, gần như tái tạo lại OpenAI bên trong Microsoft. Như thế là một nước đi rất có lợi, cho phép Microsoft thâu tóm hoàn toàn những công nghệ mới trong ngành A.I.

Các nhà lãnh đạo Microsoft tin rằng cả ba kế hoạch này đều tốt. Đằng sau những quyết định này là lòng tin vào cách thức phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo một cách an toàn. Dù kết cục của scandal này có là gì đi chăng nữa, hãng phần mềm khổng lồ này cũng sẽ bám chặt lấy “công thức” A.I. của họ.

Bài 2: Hoài bão OpenAI

Tin khác

Công nghệ Số hóa
OpenAI và đối tác phi lợi nhuận của công ty là Common Sense Media đã ra mắt khóa đào tạo miễn phí dành cho các giáo viên, với mục đích giải thích thêm về trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật một cách nhanh chóng.
1 giờ
Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
21 giờ
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Đơn vị viễn thông của Softbank sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu con chip Blackwell mới nhất của Nvidia - con chip mà Nvidia cho rằng được thiết kế tốt nhất cho siêu máy tính.
1 tuần
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo CEO của công ty công nghệ sức khỏe Oura, Apple sẽ không công bố mẫu nhẫn thông minh mới, bất chấp có những đồn đoán rằng gã khổng lồ công nghệ này có thể cân nhắc tham gia sản xuất danh mục sản phẩm này.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
An toàn thông tin
Chuyên gia cho rằng cần có hành lang pháp lý để kiểm soát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nên quy trách nhiệm cho người dùng AI chứ không phải bản thân AI.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI đang hợp tác với Broadcom và TSMC để phát triển con chip nội bộ đầu tiên được thiết kế nhằm hỗ trợ các hệ thống trí tuệ nhân tạo của công ty, đồng thời công ty cũng bổ sung chip AMD và Nvidia để đáp ứng nhu cầu gia tăng về cơ sở hạ tầng.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa công bố phiên bản iMac sử dụng con chip M4 mới nhất của hãng. Giá khởi điểm của chiếc máy là 1.299 USD, người dùng có thể đặt hàng trước khi máy được chính thức phát hành vào ngày 8/11.
3 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa phát hành phiên bản thử nghiệm của một loạt các tính năng Apple Intelligence, trong đó bao gồm cả việc tích hợp với ChatGPT.
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Arm Holdings đang hủy bỏ những giấy phép cho phép đối tác là Qualcomm sử dụng tài sản trí tuệ để thiết kế chip trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý giữa hai công ty đang diễn ra.
4 tuần
Xem thêm