Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các quan chức ASEAN đồng ý mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới

Xuân Hạo
- 10:51, 06/04/2024

(DNTO) - Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.

 

Ứng dụng thanh toán Momo của Việt Nam sử dụng mã QR. Lào đang đàm phán với Việt Nam để liên kết nền tảng thanh toán QR. Ảnh: Nikkei Asia

Ứng dụng thanh toán Momo của Việt Nam sử dụng mã QR. Lào đang đàm phán với Việt Nam để liên kết nền tảng thanh toán QR. Ảnh: Nikkei Asia

Tại Luang Prabang, Lào, thứ Sáu 5/4, các quan chức tài chính cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý cùng nhau đẩy mạnh nỗ lực nới rộng mạng lưới thanh toán QR xuyên biên giới thông qua các nền tảng thích hợp.

Các bộ trưởng tài chính ASEAN và thống đốc ngân hàng trung ương đã gặp nhau tại Luang Prabang, Lào, và đưa ra tuyên bố một thỏa thuận bao gồm 25 điểm, trong đó đề cập đến “kết nối các hệ thống tài chính, thanh toán và dịch vụ” bao gồm thanh toán QR.

Thỏa thuận còn đề cập đến các lĩnh vực khác như “tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư” và “tài chính cho cơ sở hạ tầng bền vững”.

Santiphab Phomvihane, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào, người đồng chủ trì cuộc họp, nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng thỏa thuận này thể hiện một bước tiến lớn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao ở Đông Nam Á.

Các bộ trưởng tài chính ASEAN và thống đốc ngân hàng trung ương đã ban hành tuyên bố 25 điểm nêu rõ thỏa thuận mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới. Ảnh: Nikkei Asia

Các bộ trưởng tài chính ASEAN và thống đốc ngân hàng trung ương đã ban hành tuyên bố 25 điểm nêu rõ thỏa thuận mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới. Ảnh: Nikkei Asia

ASEAN đặt mục tiêu đạt được tăng trưởng kinh tế cao thông qua mở rộng thương mại và giao dịch giữa người với người trong khu vực. Thống nhất các hệ thống thanh toán QR được coi là một con đường để thúc đẩy hội nhập kinh tế.

Lào, nước chủ tịch ASEAN năm nay, đã đồng ý với Thái Lan để triển khai hệ thống thanh toán QR xuyên biên giới giữa hai nước. Dự kiến hoạt động toàn diện sẽ bắt đầu vào tháng Sáu.

Lào đã áp dụng thỏa thuận tương tự với Campuchia và đang đàm phán với Việt Nam.

Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã ký thỏa thuận tương tự vào năm 2022, về việc tích hợp hệ thống thanh toán QR. Mạng lưới kết nối các nền kinh tế lớn trong khu vực này hiện được kỳ vọng sẽ mở rộng đến các nước đang phát triển như Lào và Campuchia.

Các nước ASEAN đang nỗ lực hình thành mạng thanh toán QR chung vì những nền tảng như vậy sẽ tạo ra một môi trường tiêu dùng dễ dàng, thuận tiện hơn mà không gặp rắc rối khi hoán đổi tiền tệ. Cùng lúc, mạng lưới này sẽ thúc đẩy du lịch và đầu tư.

Trước kia, hệ thống thanh toán bằng mã QR trên điện thoại smartphone do các công ty tư nhân điều hành đã gặp nhiều khó khăn do thiếu khả năng tương tác với nhau. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia tìm cách thống nhất các tiêu chuẩn tài chính để mở đường cho các công ty vận hành dịch vụ thanh toán.

Mục tiêu là làm cho các tiêu chuẩn thanh toán QR này trở nên phổ biến rộng rãi để tiếp tục đẩy mạnh tương tác giữa người với người. Theo nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ Fidelity National Information Services, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 44% thanh toán tại cửa hàng sử dụng hệ thống thanh toán di động, bao gồm cả thanh toán QR. Tầm cỡ tiếp cận đó vượt qua mức sử dụng tại Bắc Mỹ và châu Âu.

Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu cuộc sống Dai-ichi cho biết, việc đưa thanh toán QR trở thành xu hướng phổ biến “sẽ giúp theo dõi giao dịch trung chuyển tiền”. Ông nói thêm điều này sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các tội phạm kinh tế như rửa tiền.

Nhật Bản đã đàm phán với Indonesia, Campuchia và các nước khác ở Đông Nam Á với mục đích tích hợp dịch vụ thanh toán QR với các nước ASEAN vào năm tài chính 2025. Việc tích hợp các tiêu chuẩn thanh toán QR sẽ là động lực để hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh kinh tế và sử dụng dữ liệu. 

Trung Quốc cũng đang mở rộng cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số trên khắp châu Á và châu Phi. Nhật Bản và Trung Quốc đều mong muốn tham gia vào sự phát triển của các quốc gia ASEAN thông qua lĩnh vực tài chính.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
15 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm