Bùng nổ hệ sinh thái startup công nghệ Việt Nam - Đông Nam Á

(DNTO) - Số lượng startup trên nhiều lĩnh vực như fintech, AI, healthtech, biotech, blockchain..., trên khắp Đông Nam Á, đặc biệt là thị trường trong nước đang gia tăng một cách nhanh chóng. Lý do là vì được thúc đẩy bởi sự gia tăng tầng lớp trung lưu, dân số trẻ hiểu biết về internet và các gói hỗ trợ của Chính phủ.
Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất cho blockchain. Nguyên nhân là do tỷ lệ dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng - đây là nhóm sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Mặt khác, Chính phủ ủng hộ khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 và hành lang pháp lý cho fintech đang dần hoàn thiện.

Toàn cảnh Triển lãm ứng dụng tại Vietnam Blockchain Conference
Theo các chuyên gia, việc các dự án blockchain được phát triển tại Việt Nam gây được tiếng vang trên thị trường thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư và là tiền đề để các dự án blockchain tại Việt Nam tiếp tục phát triển. Cuộc đua ứng dụng blockchain vào sự phát triển của doanh nghiệp (DN) vẫn đang tiếp tục diễn ra, các DN hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, fintech đã ứng dụng thành công và đem đến nhiều lợi ích không chỉ cho DN, mà còn cho người dùng. Blockchain vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều DN khai thác trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các DN trong rất nhiều ngành nghề hiện đang rất chủ động tìm đến những giải pháp qua blockchain nhiều hơn, việc ứng dụng blockchain tuy chưa thật sự rộng rãi nhưng đang trở nên sôi động. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở Việt Nam.
Theo Chainalysis, Việt Nam là một ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa so với thứ hạng nền kinh tế. Dù chỉ đứng thứ 53 về GDP với khoảng 262 tỷ USD và được xếp hạng là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tiền điện tử.
Theo báo cáo chỉ số chấp nhận tiền ảo toàn cầu (Global Crypto Adoption Index) 2021, Việt Nam đã tăng trưởng 881% so với năm trước để xếp thứ nhất trên tổng số 154 quốc gia ở bảng xếp hạng này. Điểm số Index của Việt Nam là 1, theo sau là Ấn Độ (0,37) và Pakistan (0,36). Cách tính điểm của Chainalysis dựa trên đo đạc chỉ số từ ba nguồn là tổng giá trị nhận được trên chuỗi khối, tổng giá trị giao dịch dưới 10.000 USD trên chuỗi khối và giao dịch mua bán tiền thật lấy tiền ảo (P2P).
Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng cao hơn các nước như Mỹ (0,22), Trung Quốc (0,16) hay Ấn Độ.
Bùng nổ hệ sinh thái startup công nghệ Đông Nam Á
Được thúc đẩy bởi một hệ sinh thái phát triển, dân số hiểu biết về công nghệ và tư duy đổi mới, các startup công nghệ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đang bùng nổ với tốc độ chưa từng có. Số lượng giao dịch đầu tư mạo hiểm (VC) trong khu vực đạt mức cao nhất mọi thời đại là 152,68 tỷ USD vào năm 2018 trước khi giảm trong giai đoạn 2019 – 2020 và quay trở lại chạm mốc 116,91 tỷ USD vào năm 2021. Tính riêng trong quý I/2022, tổng giá trị các giao dịch VC cũng đạt mức 32,62 tỷ USD.
Báo cáo mới đây của KPMG APAC năm 2022, có tiêu đề “Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương” đã chỉ ra 100 startup có mức tăng trưởng cao tại 12 thị trường chính hoạt động trong các lĩnh vực như fintech, biotech, Software-as-a-Service (SaaS), blockchain, healthtech và trí tuệ nhân tạo (AI). BlockchainMột lĩnh vực khác đang phát triển, công nghệ blockchain, giúp hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn và bảo mật hơn.
Nhiều công ty sử dụng blockchain để cải thiện dịch vụ khách hàng hoặc chuyển tiền một cách an toàn từ quốc gia này sang quốc gia khác.