Thứ tư, 15/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã đến lúc xuất khẩu công nghệ phải cao hơn xuất khẩu nông sản

Huyền Trang
- 15:02, 15/01/2025

(DNTO) - Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. Chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ đạt trên 50% vào năm 2030. Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công.

Với 74.000 doanh nghiệp công nghệ số tại một quốc gia 100 triệu dân, Việt Nam thuộc quốc gia có tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên đầu người vào loại cao nhất trong số các nước đang phát triển. Ảnh: T.L.

Với 74.000 doanh nghiệp công nghệ số tại một quốc gia 100 triệu dân, Việt Nam thuộc quốc gia có tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên đầu người vào loại cao nhất trong số các nước đang phát triển. Ảnh: T.L.

5 năm “Make in Viet Nam”

Sáng 15/1, tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề: "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu vấn đề làm thế nào để Việt Nam tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình…Theo Bộ trưởng, đó là công nghệ vì công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả.

Nước ta đang có những cơ hội mới và thời cơ có một không hai trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vì chúng ta có thị trường hấp dẫn để phát triển các doanh nghiệp công nghệ và cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu.

Vị Bộ trưởng nhắc tới mục tiêu "Make in Viet Nam” tức sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam và bởi các doanh nghiệp Việt Nam, từ làm chủ ứng dụng tới làm chủ công nghệ. Make in Viet Nam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài, vì nó góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh hùng mạnh. "Chiếc nỏ thần" bảo vệ Việt Nam sẽ chỉ có thể do người Việt Nam làm ra. 

Bộ trưởng nhấn mạnh hành trình Make in Viet Nam đã được 5 năm. 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tăng 50%. Với 74.000 doanh nghiệp công nghệ số tại một quốc gia 100 triệu dân, Việt Nam thuộc quốc gia có tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên đầu người vào loại cao nhất trong số các nước đang phát triển.

5 năm qua, giá trị Việt Nam trong công nghiệp công nghệ số đã tăng từ 20% lên 32%. Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. Và chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ đạt trên 50% vào năm 2030.

“Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công. Thoát bẫy gia công là để thoát bẫy thu nhập trung bình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hướng tới xuất khẩu công nghệ là chủ lực

Mục tiêu đến năm 2035 doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ tiến tới con số 100 tỷ USD và vượt xuất khẩu nông nghiệp. Ảnh: T.L.

Mục tiêu đến năm 2035 doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ tiến tới con số 100 tỷ USD và vượt xuất khẩu nông nghiệp. Ảnh: T.L.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2024, doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trên 30% mỗi năm. Trong đó đã hình thành được một số doanh nghiệp phần mềm lớn có khả năng cạnh tranh, cung cấp dịch vụ cho các thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…

Chúng ta đặt mục tiêu, đến năm 2035 doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ tiến tới con số 100 tỷ USD và vượt xuất khẩu nông nghiệp. Tức là, xuất khẩu công nghệ số Việt Nam phải cao hơn xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Đây thực sự là mục tiêu rất cao, rất thách thức đối với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Nhưng nếu không làm được việc này thì không thể biến Việt Nam trở thành trung tâm khu vực và thế giới về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 57. 

“Xuất khẩu công nghệ chính là phép thử về công nghệ Việt Nam", Bộ trưởng nhận định.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu tự chủ và cạnh tranh về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược. Trước đây, chúng ta tập trung nhiều vào ứng dụng, vào gia công, thì nay chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào làm chủ công nghệ, vào thiết kế, vào sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, vào các công đoạn giá trị cao hơn.

Mỗi năm, Nhà nước sẽ dành 15% ngân sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để chi cho làm chủ các công nghệ chiến lược. 

Nghị quyết 57 định hướng giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn, trọng điểm quốc gia về chuyển đổi số, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.

“Đây là một mũi tên trúng 2 đích: Vừa làm chủ tiến trình chuyển đổi số, làm chủ công nghệ chuyển đổi số và vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước, có năng lực cạnh tranh quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. Chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ đạt trên 50% vào năm 2030. Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công.
14 phút
Thời sự - Chính trị
Mặc dù xuất nhập khẩu năm qua cán đích gần 800 tỷ USD nhưng chưa thực sự bền vững do vẫn phụ thuộc nhiều vào khối FDI. Khi các doanh nghiệp nội địa chiếm thế thượng phong, lúc đó những thành quả xuất nhập khẩu mới vững chắc.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng ngày 10/1, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) tổ chức khai trương Trung tâm Thương mại SATRA Võ Văn Kiệt (Centre Mall Võ Văn Kiệt) tại 1466 đường Võ Văn Kiệt, phường 3, quận 6, TP.HCM.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 8/1, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan vụ việc trên mạng xã hội lan truyền thông tin "lãnh đạo Ngân hàng ACB đánh bạc hàng chục triệu USD", người phát ngôn Bộ Công an cho biết hiện Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của cả hai bên.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Theo đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn...
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng 2 con số là hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế xanh phát triển. Muốn vậy cần có cơ chế để tạo thuận lợi cho dòng vốn xanh.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý IV năm 2024 và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp năm mới 2025. Tại đây, lãnh đạo Bộ giải đáp một loạt vấn đề nóng được dư luận quan tâm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17, chiều ngày 7/1.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vượt qua nhiều thách thức, GDP năm 2024 tăng 7,09%, cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức quốc tế, cùng với đó là hàng loạt chỉ tiêu khởi sắc khác là tiền đề quan trọng để "lấy đà" đón năm 2025 thuận lợi, khi cả nước đang hừng hực khí thế, tự tin, khát vọng chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo vị Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ sớm áp dụng các biện pháp tang thuế nhằm cân bằng cán cân thương mại, giảm thâm hụt với các nước đối tác như Ấn Độ, Trung Quốc, EU và cả Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Biến động kinh tế thế giới và chính sách bảo hộ thương mại từ các cường quốc có thể làm giảm đà tăng trưởng của Việt Nam. Thêm vào đó, áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá vẫn có thể ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu và sức mua của người tiêu dùng trong nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Những quyết định đột phá trong cải cách thể chế trong năm vừa qua sẽ giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Thủ đô 2024 cho phép khai thác 2 bên bờ sông Hồng để phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là cơ hội xây dựng, khai thác những công trình thương mại, dịch vụ phát triển những hoạt động kinh doanh phục vụ người dân và khách du lịch...
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%. Trong đó, ngành Công Thương đã có đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Gần ba thập niên tham gia ASEAN đánh dấu quá trình trưởng thành của Việt Nam trên “sân chơi” hội nhập và đối ngoại. Từ chỗ học hỏi, làm quen, Việt Nam đã nỗ lực trên tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” nhằm duy trì hòa bình và phát triển bền vững. 
3 tuần
Xem thêm