Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Từ nay đến cuối năm: Thiếu lao động trầm trọng

Yến Hạ
- 16:30, 12/10/2021

(DNTO) - Cùng với làn sóng di cư trở về quê của hàng triệu người lao động từ các tỉnh, thành phố như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… là nỗi lo thiếu lao động thời vụ, lao động phổ thông của các doanh nghiệp sản xuất.

Tăng cường tự động hóa sản xuất là giải pháp giúp doanh nghiệp giải bài toán thiếu lao động. Ảnh: Trứng gà tại dây chuyền sản xuất của Vĩnh Thành Đạt. Ảnh: Doanh nghiệp cung cấp.

Tăng cường tự động hóa sản xuất là giải pháp giúp doanh nghiệp giải bài toán thiếu lao động. Ảnh: Trứng gà tại dây chuyền sản xuất của Vĩnh Thành Đạt. Ảnh: Doanh nghiệp cung cấp.

Lương, thưởng không níu được người lao động

Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, TP.HCM, đơn vị chuyên sản xuất trứng gia cầm cho rằng thiếu lao động sẽ là vấn đề nghiêm trọng mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt trong những tháng sắp tới, nhất là những tháng cao điểm sản xuất hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán.

Cụ thể, ông dẫn chứng, tại Vĩnh Thành Đạt, trong thời gian công ty thực hiện "3 tại chỗ", có khoảng 20% người lao động xin nghỉ. Sau thời gian đó, với những đợt nới lỏng giãn cách xã hội, thêm 20% nhân lực rơi rụng.

60% lao động còn ở lại nhà máy, để khuyến khích tinh thần, công ty tăng phúc lợi, hỗ trợ ăn uống, đồng thời tăng tiền thưởng cho những ai chấp nhận làm việc xuyên suốt thời điểm giãn cách.

Tuy nhiên, từ ngày 1/10, khi TP.HCM bắt đầu chuyển sang bình thường mới, hàng loạt đơn xin nghỉ việc của lao động được nộp lên. "Chỉ riêng ngày 1/10, Vĩnh Thành Đạt ghi nhận ít nhất 8 trường hợp. Chúng tôi phải thuyết phục, nhưng cũng chỉ được vài trường hợp đồng ý ở lại", ông Trương Chí Thiện cho biết.

Theo ông Thiện, tâm lý người lao động trong thời gian vừa qua là lo lắng, sợ dịch bệnh. Khó khăn khiến họ lo lắng, vì vậy, sau những đợt chính quyền TP.HCM nới lỏng giãn cách, người lao động khăn gói về quê. Họ xác định về quê ít nhất tới sau Tết Nguyên đán. Cuộc sống ở quê chưa chắc đã sung túc hơn nhưng dù sao cũng khiến họ bớt đi phần nào nỗi sợ khi sống trong những căn nhà trọ nhỏ tại thành phố.

“Tôi nghĩ, số lượng người lao động về quê phải cả triệu người. Đây chủ yếu là nguồn lao động phổ thông của hầu hết các công ty, nhà máy ở các thành phố lớn. Nên theo tôi, sẽ gây ra sự thiếu hụt lao động trầm trọng”, ông Thiện nói thêm.

Nói về nguồn lao động hiện nay, sau làn sóng về quê của người dân, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, việc này sẽ là khó khăn của rất nhiều doanh nghiệp. Với Vissan, lực lượng nhân sự của công ty tới nay không thiếu hụt, hơn 2.000 cán bộ công nhân viên đã đi làm đầy đủ. Tuy nhiên sắp tới, khi bước vào cao điểm sản xuất hàng phục vụ tết, có khả năng rất cao thiếu hụt nguồn lao động thời vụ - hơn 200 lao động tỉnh trong vòng 3 tháng. Bình thường, lực lượng này được tuyển dụng qua đơn vị cung ứng lao động thời vụ.

"Lao động tỉnh về quê nhiều quá. Sắp tới cũng chưa biết có đủ nguồn lao động thời vụ hay không. Lao động này nằm ở khâu đóng gói, nhập kho, xuất kho... Nếu thiếu thì tiến độ sản xuất sẽ bị ảnh hưởng", ông An nói.

Tạo môi trường làm việc an toàn, tiến tới tự động hóa sản xuất

Trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực, nhằm níu chân người lao động, giải pháp trước mắt, theo ông Trương Chí Thiện, doanh nghiệp đã tăng lương, tăng thưởng, tăng những phúc lợi xã hội cho người lao động.

"Trước những lo lắng của người lao động, phía công đoàn công ty đang có ý kiến sẽ đi chợ giùm theo hình thức mua chung. Đây là hoạt động hoàn toàn tự nguyện từ phía công đoàn công ty nhằm tạo sự yên tâm cho người lao động. Theo đó, người lao động sẽ đăng ký mua thực phẩm với công đoàn, công đoàn mua giùm. Cuối mỗi giờ làm, người lao động chỉ việc mang về và chế biến, tránh tối đa việc đi lại, tiếp xúc nhiều", ông Thiện bộc bạch.

Về lâu dài, ông Thiện cho rằng, doanh nghiệp nên chú trọng tự động hoá sản xuất. Công đoạn nào thay thế được bằng máy móc thì nên mạnh dạn, tập trung đầu tư. 

Ông Nguyễn Ngọc An cũng cho rằng, tự động hóa sản xuất là một trong những việc làm cần thiết hiện nay của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chuẩn hóa quá trình làm việc online cũng là điều các doanh nghiệp nên làm trong giai đoạn này để công việc luôn được đảm bảo, cho dù lực lượng nhân sự có thể không thể đến làm việc trực tiếp tại công ty.

Nói về kế hoạch sản xuất cung ứng sản phẩm Tết Dương lịch và Nguyên đán sắp tới, ông An cho biết sản lượng của Vissan sẽ tương đương năm ngoái, một số mặt hàng sẽ tăng sản lượng do nhu cầu của thị trường.

Không kỳ vọng quá lớn vào sức mua cuối năm, vì thực tế sau ngày 1/10, sức mua giảm rõ rệt, ông Thiện cho biết mục tiêu từ nay tới cuối năm 2021 của Vĩnh Thành Đạt là cố gắng duy trì sản xuất an toàn, đảm bảo chế độ lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động, cố gắng giữ chân người lao động.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
10 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm