Thứ hai, 07/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tư lệnh ngành Tài chính giải đáp những vấn đề 'nóng' tại Quốc hội

Hồng Gấm
- 11:27, 08/06/2022

(DNTO) - Đề xuất giảm thuế xăng dầu, xử lý nhà đất trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, những sai phạm trong thị trường chứng khoán, đặc biệt là tình trạng thao túng, làm giá bất động sản... là một trong những nội dung lớn đầu tiên được nhiều Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính tại Kỳ họp thứ 3, sáng 8/6. 

 

Xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá nên lúc nào đó nhà nước phải can thiệp để giảm giá. Việc này sẽ có lợi ích giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: TL.

Xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá nên lúc nào đó nhà nước phải can thiệp để giảm giá. Việc này sẽ có lợi ích giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: TL.

Vẫn cần nhà nước can thiệp để giảm giá xăng dầu

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đặt vấn đề, có giảm thuế với xăng dầu hay không khi giá mặt hàng này đã lên mức kỷ lục? 

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, giá xăng dầu hiện tăng cao nhưng so với các nước xung quanh Việt Nam, vẫn thấp hơn Lào( khoảng 10.000 đồng một lít), Thái Lan (3.000-4.000 đồng). Nhưng ông nói thêm, việc giảm thuế xăng dầu hay không thì thuộc thẩm quyền Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. 

Thường vụ Quốc hội đã đồng ý giảm 50% thuế bảo vệ môi trường từ 1/4 đến hết năm nay, khiến ngân sách Nhà nước giảm thu 24.000 đồng. Hiện còn dư địa giảm thêm 2.000 đồng mỗi lít thuế bảo vệ môi trường. Theo quy định, Thường vụ Quốc hội chỉ có thẩm quyền giảm thêm 1.000 đồng với loại thuế này. Giảm 2.000 đồng với loại thuế này, ông Phớc nói là thuộc thẩm quyền Quốc hội. 

Còn thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế nhập khẩu xăng dầu (hiện là 8%), thuế VAT (10%)... thuộc thẩm quyền Quốc hội. "Bộ Tài chính sẽ đánh giá tác động để tham mưu Chính phủ, trình Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giảm thêm thuế xăng dầu", ông Phớc thông tin.

Nhưng ông lưu ý, ngoài biện pháp này, cần các giải pháp đồng bộ, nhất là siết buôn lậu xăng dầu, đảm bảo nguồn cung (trong nước, nhập khẩu). "Nếu giảm thuế để hạ giá xăng sẽ dẫn tới thẩm lậu xăng dầu, dòng tiền sẽ chảy ra nước ngoài, Lào, Campuchia, Thái Lan...", Bộ trưởng nhìn nhận.

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bổ sung, các vấn đề về thuế thuộc thẩm quyền Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì cũng cần tham mưu, đề xuất từ bộ quản lý Nhà nước. "Cử tri cả nước đang rất chờ đợi phản ứng chính sách này, nên đề nghị Bộ Tài chính có đề xuất cụ thể để cấp có thẩm quyền quyết định", ông nói và lưu ý, trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu ngoài thuế, còn có chi phí định mức, lợi nhuận định mức.

Chưa phát hiện trốn thuế, thất thu ngân sách với xe biếu tặng

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trước Quốc hội, đại biểu Trần Hồng Nguyên nêu: "Vừa qua, báo chí phản ánh hiện tượng xe biếu tặng, đây là thực chất là cách lách luật, trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước. Xin Bộ trưởng cho biết về vấn đề này?".

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đối với hãng xe thì phải đặt đại lý ở Việt Nam, tuy nhiên nhiều loại xe bán được ít nên không có đại lý, vì vậy lợi dụng lỗ hổng này thì các doanh nghiệp chuyển sang hình thức biếu tặng.

"Theo quy định hiện hành thì xe biếu tặng không được miễn giảm loại thuế nào. Kể cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập thì đều phải nộp", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Theo ông Phớc, thời gian vừa qua báo chí có nêu hiện tượng xe nhập khẩu lách thuế dưới hình thức xe biếu tặng, thì Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra. 

"Đúng là doanh nghiệp kê khai giá thì kê khai thấp hơn thực tế. Nhưng cơ quan hải quan đã căn cứ vào quy định đối với bảng thuế của từng loại xe và xác định lại và tăng giá để truy thu thuế", ông Phớc nói.

Bộ trưởng Tài chính cho biết, sau khi báo chí nêu thì Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an để kiểm tra và điều tra hiện tượng xe biếu tặng.

"Chúng tôi đã giao cho Tổng cục Hải quan và làm việc với C03 của Bộ Công an thì đến hôm nay vẫn chưa có kết quả. Hiện nay theo báo của Tổng cục Hải quan thì không phát hiện vấn đề thất thu thuế ở xe diện biếu tặng. Các loại thuế đều được nộp đầy đủ", Bộ trưởng nói.

Sắp xếp nhà đất là "nút thắt" trong cổ phần hoá

Trả lời câu hỏi của các Đại biểu về rà soát sắp xếp xử lý nhà đất, cổ phần hoá nhiều khó khăn, kéo dài do pháp lý đất đai phức tạp... Biện pháp gì để đẩy nhanh thoái vốn Nhà nước?

 Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sắp xếp nhà đất là một trong những nút thắt của cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai

Ngoài ra, Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.

Theo ông, việc sắp xếp nhà đất vào cổ phần hóa, nếu tài sản doanh nghiệp gắn liền với đất thuê hàng năm thì không tính vào giá trị doanh nghiệp, nhưng nếu nộp tiền đất một lần được tính vào giá trị doanh nghiệp là lỗ hổng, cần được kiến tạo để đảm bảo sau khi chuyển sang cổ phần hóa để đất đai không bị thất thoát. 

Việc chuyển mục đích sử dụng đất không theo phương án đã phê duyệt là trái quy định của Luật Đất đai. Bộ trưởng Tài chính dẫn giải tình trạng thất thoát nhiều thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu từ đất như Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Tân Thuận.

Cốt lõi là chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khi UBND tỉnh phê duyệt là đất thuê, nhưng doanh nghiệp nộp tiền một lần 50 năm, khi chuyển đổi lại xin chuyển mục đích sử dụng đất, nên đất được tính giá khác và không sát giá thị trường, tạo ra thất thoát, tài sản nhà nước chuyển sang tài sản tư nhân. 

Đất đai toàn dân do Nhà nước đại diện, nên khi doanh nghiệp nhà nước là đất thuê, nếu không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cho nhà nước, sau đó đất được tổ chức đấu giá để chênh lệch địa tô không chảy vào túi doanh nghiệp. Việc cổ phần hóa nhằm nâng cao năng lực sản xuất chứ không phải giải tán doanh nghiệp, thu chênh lệch địa tô. 

Do đó, giải pháp trong thời gian tới là việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

"Kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Đại biểu chất vấn về hệ thống giao dịch chứng khoán 600 tỉ làm 20 năm chưa xong

Kiên quyết xử lí những hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Kiên quyết xử lí những hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Về hệ thống giao dịch mới của Hose (KRX) vẫn chưa hoàn thành dự án này, trả lời Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang), Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết: “Đến nay chúng tôi có giải pháp mạnh yêu cầu nhà thầu sang thực hiện hoàn thiện với thời gian sớm nhất", Bộ trưởng nói.

"Khi dự án này chưa hoàn thành, chúng tôi dùng công nghệ của HNX đưa vào Hose và nới zoom 1 triệu lệnh nâng lên 3 triệu, giao dịch hiện nay là 1,2 triệu lệnh. Bộ Tài chính đã đưa chuyên gia giỏi để nâng lên khoảng 5 triệu lệnh/ngày để sàn Hose không bị nghẽn lệnh", Bộ trưởng nói.

Thời gian qua, trước tình hình bị nghẽn lệnh và 100 ngày giải cứu, đã có sự đóng góp của nhiều công ty trong nước và chuyên gia giỏi.

Theo Bộ trưởng, dự án sắp tới dự án hoàn thành sẽ là hệ thống dự phòng, nếu bị nghẽn sẽ lập tức thay thế, đảm bảo sự thông suốt và phát triển dài hạn của thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, trả lời chất vấn về trách nhiệm của Bộ Tài chính khi để xảy ra những vi phạm trên thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Phớc cho rằng cơ quan này đã nỗ lực ngăn chặn, xử lý một số sai phạm, làm cho thị trường minh bạch hơn. Ông kể ra, từ tháng 4 đến tháng 9/2021, Bộ ra 5 thông cáo báo chí về rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Bộ cũng cảnh báo nhà đầu tư chứng khoán; ra công điện yêu cầu Ủy ban chứng khoán và các cơ quan thanh tra.

Đầu tháng 4, cơ quan này thanh tra các công ty kiểm toán độc lập của các công ty chứng khoán, từ đó phát hiện nhiều sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 34 vụ, xử phạt hành chính 568 vụ, với số tiền hơn 29 tỷ đồng. Ông Phớc cho rằng đây cũng là bước làm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.

"Tuy nhiên, cán bộ Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm trong việc này. Chúng tôi đã cách chức 2 cán bộ lãnh đạo, cảnh cáo 2 cán bộ, kiểm điểm nhiều người khác, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, Tổng giám đốc HOSE bị cách chức...", ông Phớc cho hay.

Chặn doanh nghiệp bỏ đất đấu giá: Vá lỗ hổng, tạo thị trường lành mạnh

Về thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài chính trong công tác đấu giá tài sản quy định trong Luật Đấu giá tài sản, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết: Về quy chế đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ để ban hành. 

Đối với việc quản lý về tài sản công, quy định trong Luật Đấu giá tài sản, Bộ Tài chính sẽ thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ quy định trong Luật.  

Theo Bộ trưởng, đối với đấu giá tài sản, điều quan trọng là chúng ta thực hiện vấn đề về giá khởi điểm. Ví dụ như thực hiện giá khởi điểm về giá đất đai thì thẩm quyền là do UBND tỉnh quyết định, còn hướng dẫn thực hiện do cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Còn các loại giá của các lĩnh vực khác cũng được phân cấp cho các ngành.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc giám sát và thực hiện quá trình đấu giá tài sản theo đúng quy định.

"Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Tài chính chưa thực hiện được nhiều về đấu giá tài sản", Bộ trưởng thừa nhận.

Bộ trưởng lý giải: Công việc chuẩn bị thực hiện đấu giá do UBND các cấp thực hiện nhưng khi tổ chức triển khai thì lại là do Trung tâm Đấu giá (Bộ Tư pháp) hoặc công ty đấu giá. Khi có vi phạm về mặt pháp luật hình sự thì các cơ quan điều tra sẽ xử lý. Chính vì thế mà thời gian vừa qua, xảy ra một số vụ việc về đấu giá đã tạo nên một số bất thường về giá cả.

Đồng thời, Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện nay chúng ta không chỉ sửa Luật Đất đai mà cần phải sửa Luật Đấu giá. Luật Đấu giá đưa ra có nhiều điều quy định rất vô lý. Ví dụ như việc đưa ra giá dưới dạng viết trên giấy. Hay chúng ta nhầm lẫn giữa khái niệm tiền đặt trước và tiền đặt cọc.

Tiền đặt cọc là chỉ áp dụng cho những người thắng đấu giá. Còn tiền đặt trước là áp dụng cho mọi người tham gia đấu giá. Theo ông Phớc, những đề xuất của Bộ Tài nguyên môi trường trong Nghị định mới về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trong đó có chuyện đấu giá thì chúng ta cần phải thống nhất, đồng bộ… không để xảy ra tình trạng "đấu giá cuội", "đấu giá có quân xanh - quân đỏ".

"Từ đó ngăn ngừa hành vi thông đồng giữa các nhà đầu tư tham gia đấu giá, hoặc hành vi thông đồng giữa nhà đầu tư với người của cơ quan tổ chức đấu giá, hoặc hành vi của phần tử xấu ngoài xã hội "can thiệp" trái pháp luật vào các cuộc đấu giá, đấu thầu", Bộ trưởng nêu rõ.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/4/2025, một cột mốc có thể làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại toàn cầu, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, không ngoại lệ, không khoan nhượng và chưa dừng lại ở đó, danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh giá là “vi phạm tồi tệ nhất” đã được công bố.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm