Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS. Cấn Văn Lực: 'Doanh nghiệp cần nhạy bén tiếp cận dòng tiền, kiểm soát rủi ro lãi suất, tỷ giá'

Hồng Gấm
- 12:48, 11/01/2023

(DNTO) - Trước những bất lợi phải đối diện, TS Cấn Văn Lực khuyến nghị, năm 2023, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận chương trình phục hồi kinh tế, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa; chương trình nhà ở xã hội, đầu tư công; đồng thời, cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá.

Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với áp lực lãi suất, tỷ giá tăng; thu ngân sách sẽ khó khăn hơn do doanh nghiệp còn nhiều rào cản. Ảnh: TL.

Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với áp lực lãi suất, tỷ giá tăng; thu ngân sách sẽ khó khăn hơn do doanh nghiệp còn nhiều rào cản. Ảnh: TL.

Phát biểu tại Diễn đàn thường niên lần thứ 15 chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”, sáng 11/1, đánh giá về thời cơ cho kinh tế Việt Nam năm 2023, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng, bước vào năm 2023, nhiều yếu tố có thể coi là động lực tăng trưởng là việc Trung Quốc mở cửa trở lại; GDP toàn cầu dự báo tăng thêm 1 điểm %, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội 2022-2023 và đầu tư công được đẩy nhanh hơn.

Cùng với đó là các động lực từ nền tảng vĩ mô và kinh nghiệm phòng chống dịch, quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên; rủi ro tài khóa ở mức trung bình tạo dư địa cho năm 2023. Lạm phát tăng nhưng cơ bản được kiểm soát, áp lực tăng lãi suất, áp lực tỷ giá và rủi ro nợ đang giảm dần. Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, kiều hối của Việt Nam trong năm 2022 rất tích cực tăng 5%, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới giảm.

Đặc biệt, năm 2023, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế (sửa đổi Luật Đất đai, Luật nhà ở, luật liên quan đến kinh doanh bất động sản, tài chính tín dụng tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy. Kinh tế internet tăng khá nhanh sẽ tạo đà cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế...

Tuy nhiên, ngoài những cơn gió xuôi, ông Lực cũng chỉ ra những thách thức lớn được coi như những "cơn gió ngược" đối với năm 2023. Đó là tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dòng chảy kinh tế thế giới dần chậm lại và một số nước có thể rơi vào suy thoái cục bộ, ngắn hạn, dự báo giảm mạnh từ 6% năm 2021 xuống khoảng 3% năm 2022 và 2,2 - 2,7% năm 2023... làm giảm lực cầu xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế.

Nêu rõ những thách thức phải đối mặt, ông Lực nhận định, bước vào năm 2023, kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức tồn tại từ năm 2022 liên quan đến 4 tăng và 2 giảm.

Cụ thể, 4 tăng là bất định tăng (chiến tranh, dịch bệnh…); lạm phát và lãi suất tăng và còn ở mức cao; rủi ro tài chính tăng (lãi suất tăng, tỷ giá tăng, rủi ro nợ tăng..) và rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực tăng, an ninh chuỗi cung ứng tăng.

2 giảm là lợi nhuận biên của doanh nghiệp giảm; đà phục hồi kinh tế giảm (+3% năm 2022) và suy thoái nhẹ, cục bộ năm 2023, cùng với đó sẽ chịu tác động từ xu hướng dịch chuyển nhanh của kinh tế số, tài chính xanh, chuyển đổi năng lượng, bất động sản xanh…

Ông Lực cho rằng, sở dĩ năm 2022, kinh tế Việt Nam vẫn thuộc top tăng trưởng mạnh của khu vực và thế giới là sự mở cửa trở lại khá sớm, các động lực tăng trưởng phục hồi khá đồng đều  so với nền thấp của năm trước. "Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng này có được duy trì trong năm 2023 hay không vẫn là bài toán chưa có đáp án”, ông Lực nói.

Đồng thời, ông Lực nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam đang chịu tác động từ rủi ro của nền kinh tế thế giới và khu vực. Đó là 3 cú sốc/rủi ro chính tác động đến các nền kinh tế châu Á: Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại làm giảm tổng cầu, khiến tăng trưởng toàn cầu giảm 1 điểm % năm 2023. Giảm tổng cầu khiến tăng trưởng tại Mỹ và châu Âu giảm 2 điểm %. Điều kiện thị trường tài chính khó khăn hơn khiến rủi ro và lợi suất tăng...

Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận chương trình phục hồi kinh tế, kiểm soát rủi ro dòng tiền. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận chương trình phục hồi kinh tế, kiểm soát rủi ro dòng tiền. Ảnh: TL.

Tại Việt Nam, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp đang giảm đà tăng trưởng. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh, lạm phát (CPI) còn gia tăng, giải ngân đầu tư công vẫn là thách thức (mới chỉ đạt 85% kế hoạch năm), thanh khoản thị trường ngân hàng còn eo hẹp. Có thể nói, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn khi bước vào năm 2023.

"Sự thiếu liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu được bộc lộ rất rõ khi mà tổng cầu tiêu dùng nội địa tăng lên nhưng PMI vẫn lao dốc. Sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế khi khu vực xuất khẩu phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI là lý do khiến tổng cầu xuất khẩu giảm, PMI lập tức đi xuống", vị chuyên gia nhìn nhận.

Một thách thức nữa là việc giải ngân vốn đầu tư công, ông Lực đặt vấn đề rằng tổng vốn giải ngân mục tiêu mà Việt Nam đưa ra có phù hợp hay không, liệu nền kinh tế có đủ sức hấp thụ được nguồn vốn này? Bởi trên thực tế nền kinh tế chỉ hấp thụ được khoảng hơn 400.000 tỷ đồng/năm, mà mục tiêu Chính phủ đưa ra là 700.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu tổng vốn đầu tư công quá cao so với sức hấp thụ trên thực tế sẽ gây sức ép lên việc huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ và thanh khoản của hệ thống tài chính.

Theo đó, để kiên định giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tối ưu hóa nguồn lực, các bộ ngành từ trung ương tới địa phương cũng như các lĩnh vực của nền kinh tế cần nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự cường và năng lực chống chịu của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Đối với doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị: “Doanh nghiệp cần cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa; chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ, đầu tư công…

Đồng thời, có phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp phải đáo hạn 2023-2024; đa dạng hóa nguồn vốn qua tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, phát hành các loại giấy chứng từ có giá trí như chứng chỉ quỹ, cổ phiếu (REIT)”.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý, tài chính; tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và đón đầu xu hướng này với tâm thế “vững tâm vượt khó, tạo nền tảng tương lai”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơi, bền bỉ nếu muốn người tiêu dùng quốc tế nhớ đến mình.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những hoạt động thường niên của Hội DNT Việt Nam, chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) trong 2 ngày (15-16/11) đã đem lại những thông tin thiết thực, bổ ích, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn phòng Hội.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (SFS Vietnam 2024) diễn ra tại WTC EXPO Bình Dương từ ngày 27 - 30/11 với mục đích xúc tiến thương mại và góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Đã có những lúc, tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi từng có ý định mua vé máy bay để về trước”, chị Lương Thị Hương, một trong hai thành viên nữ của đoàn xe điện VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều hoàn thành hành trình hơn 10.000 km và chứng minh xe điện Việt có thể đi bất cứ đâu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/11, Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA HCM) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân và Sự kiện cưới. Đây là câu lạc bộ thứ 11 trực thuộc YBA HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hối hả từng ngày để chuẩn bị cho dịp khai trương, Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt (Q.6) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mô hình one-stop shopping, nơi đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm và giải trí hoàn hảo, đồng thời gia tăng tiện ích cho mọi khách hàng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 10/11, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vui mừng được đón nhận học bổng từ Tập đoàn TTC.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết có những quy định phát triển bền vững đang được khối này kéo dài thời gian để các nước đối tác, doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất. Doanh nghiệp nên tận dụng thời gian này một cách triệt để.
1 tuần
Xem thêm