Tòa nhà chọc trời trở thành các trang trại năng lượng sạch
(DNTO) - Ubiquitous Energy, công ty khởi nghiệp kinh doanh cửa sổ nhiệt điện đã biến các tòa nhà chọc trời thành những trang trại năng lượng mặt trời thẳng đứng.
Với mục tiêu tiến đến ý đồ tung hàng mang tầm vóc quy mô vào năm 2024, với nhà đầu tư chính là Andersen Corporation, Ubiquitous Energy đã khép lại vòng gọi vốn tài trợ 30 triệu đô la để sẵn sàng bước vào giai đoạn sản xuất các cửa sổ năng lượng mặt trời.
Với Ubiquitous Energy, đã có sự khác biệt lớn trong công nghệ tạo ra lớp phủ năng lượng mặt trời cho cửa sổ vì nó không giống kỹ thuật phủ khác trước đây. Là một công ty khởi nghiệp về khoa học vật liệu của California, thương hiệu này đang huy động hàng chục triệu USD để biến cửa sổ thành bề mặt thu nạp năng lượng phát ra từ mặt trời. Vòng gọi tài trợ Ubiquitous Energy vừa đóng bao gồm khoản đầu tư từ thương hiệu khổng lồ Andersen Corporation chuyên sản xuất các loại cửa dân dụng, kể cả loại cửa sổ khủng, nâng tổng số tiền tài trợ lên đến 70 triệu USD.
Lớp phủ phổ biến cho cửa sổ sử dụng vật liệu bán dẫn để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng có độ dày ở mức nanomet, bao gồm những sợi dây cực nhỏ kết nối toàn bộ cửa sổ với các hệ thống điện nơi năng lượng được khai thác. Theo lời Giám đốc điều hành Susan Stone tiết lộ với CNBC, trước khi có doanh thu, công ty sẽ sử dụng nguồn tài trợ mới nhất để thực hiện công việc nghiên cứu và phát triển sản xuất. Theo bà, Ubiquitous đặt mục tiêu sản xuất quy mô vào đầu năm 2024.
Với công nghệ ghép kính từ sàn đến trần, công ty có thể biến những tòa nhà chọc trời thành những trang trại năng lượng mặt trời thẳng đứng, như thế thị trường nhà ở sẽ là đích nhắm của Ubiquitous. Điều này sẽ làm cho khoản đầu tư của Andersen Corporation – doanh nghiệp có doanh thu vượt quá 3 tỷ đô la vào năm 2021 - mang tính chiến lược đặc biệt. Ở khía cạnh này Ubiquitous gây ấn tượng nhờ sở hữu loại phim năng lượng mặt trời được tích hợp khít khao một cách tuyệt vời vào khung cửa sổ.
Trong kỹ thuật này đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công nghệ cửa sổ năng lượng mặt trời. Bời dù đang được phát triển nhiều, nhưng hầu hết đều có sự so kè về mức cân bằng độ trong suốt, màu sắc, ưu khuyết trong cản trở hay giúp thông thoáng khu vực quan sát, mức độ chịu tác động từ khói mù hoặc hiệu quả ít nhiều trong tận thu năng lượng. Do đó với những yêu cầu khắt khe ấy, cho đến hiện nay đối với người tiêu dùng, các loại cửa sổ tiêu chuẩn vẫn còn chỗ đứng.
Giờ đây ngày càng nhiều nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng tin rằng, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là một ưu tiên cấp thiết. Các tấm cửa sổ điện mặt trời được dự đoán sẽ đắt hơn khoảng 30% so với kính thông thường lắp vào cửa sổ. Mặc dù phải đối mặt với bài toán giá thành cao, nhưng các nhà đầu tư vẫn cảm thấy cấp thiết phải tung ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khi sản xuất được mở rộng. Nếu tính theo phép đo lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt của một tấm pin mặt trời truyền thống và được chuyển đổi thành điện năng, thì kính năng lượng mặt trời kém hiệu quả so về hiệu suất hoạt động. Lý do khác biệt cao thấp về hiệu quả là do các cửa sổ nằm dọc, trong khi những tấm pin mặt trời lại nằm ngang, cho phép chúng thu được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp hơn
Ubiquitous được thành lập vào năm 2011 sử dụng những công nghệ con đẻ của các nhà khoa học và kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Bang Michigan. Động thái huy động được 30 triệu đô la là cầu nối để công ty sẵn sàng sản xuất sau hơn một thập kỷ nhập cuộc chuyên ngành. Đến năm 2050, Ubiquitous hy vọng sẽ có hơn 300 triệu km vuông kính cửa sổ được lắp đặt trên toàn cầu. Đó là một mục tiêu đầy tham vọng đồng thời cũng đầy thách thức, trước tiên là họ phải giải bài toán khả năng đáp ứng tiến độ và vị trí sản xuất phù hợp cũng như khung thời gian để thực hiện.