Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tình hình đầu tư công tại ĐBSCL đang đi 'đúng hướng'

Hồng Gấm
- 15:32, 13/03/2021

(DNTO) - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: "Vốn đầu tư công trung hạn vào ĐBSCL đã giải quyết hiệu quả một số vấn đề bức xúc về hạn hán, ngập mặn, cho thấy chúng ta đã có hướng đi đúng".

Đầu tư công

Đầu tư công "đúng hướng" khiến vùng đất "chín rồng" từng bước chuyển mình. Ảnh: TL.

Đầu tư hơn 28.000 tỷ dồng để triển khai 4 lĩnh vực then chốt

Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, Bộ NN&PTNT ưu tiên bố trí các nguồn lực, nhất là kinh phí cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi tại vùng ĐBSCL với tổng số vốn khoảng 28.200  tỷ đồng, chiếm khoảng 29% tổng vốn đầu tư công trung hạn của Bộ NN&PTNT quản lý  để triển khai 4 lĩnh vực then chốt.

Cụ thể, xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL, phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL, phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai, nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các nhiệm vụ đã cơ bản hoàn thành. Trong đó kết quả nổi bật của Bộ là đầu tư xây dựng thành công một số dự án công trình và hạ tầng nông nghiệp tại ĐBSCL. Nếu như trước đây, các công trình thủy lợi của vùng ĐBSCL là ngăn mặn, giữ ngọt để trồng lúa thì các công trình ngày nay không ngăn mặn, giữ ngọt mà điều tiết mặn ngọt.

Một số công trình, dự án lớn, điển hình của Bộ trong giai đoạn trung hạn 2016-2020 đã hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư như: Dự án nạo vét kênh Mây Phốp - Ngã Hậu tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, dự án hệ thống thủy lợi trạm bơm cống Xuân Hòa, tỉnh Tiền Giang, Long An, dự án cống âu thuyền Ninh Quới, tỉnh Bạc Liêu, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSat...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: "Như vậy, gần 1/3 vốn đầu tư công trung hạn của Bộ NN&PTNT đã được Bộ đầu tư vào ĐBSCL để làm các công trình và hạ tầng nông nghiệp. Bà con ở đây đã nhìn thấy rất rõ hiệu quả của các dự án đầu tư và quan trọng là chúng ta đã có hướng đi đúng".

Đầu tư "không hối tiếc" để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh

Đối với vùng ĐBSCL, biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, hiện tượng sạt lở đất bờ sông, bờ biển, hạn mặn gần như bủa vây các tỉnh ven biển, đe dọa trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân. Tình hình xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt hơn do tác động của dòng chảy thượng nguồn vào kinh tế, thuỷ điện, chia sẻ nguồn nước. Thậm chí tới đây, còn cực đoan hơn do dòng chảy mùa khô của sông Mê Kông càng giảm.

Trước tình trạng này, Bộ NN&PTNT ưu tiên bố trí các nguồn lực, chia làm 3 nhóm dự án để tính toán đầu tư, nhất là kinh phí  đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển... phục vụ sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống của nhân dân ĐBSCL trong giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, nhóm 1 là đầu tư các dự án kiểm soát mặn, cấp ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhóm 2 là đầu tư hệ thống trữ ngọt, cung cấp nước sinh hoạt, trữ nước hộ gia đình cho người dân khu vực thường xảy ra xâm nhập mặn. Nhóm 3 đầu tư xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển. Nhu cầu đầu tư cho vùng khoảng 41.257 tỷ đồng, trong đó rà soát những nội dung ưu tiên thì đề xuất đầu tư trong nguồn vốn của Bộ khoảng 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.

"Đối với ĐBSCL phải dùng từ đầu tư "không hối tiếc" vì hạ tầng nông nghiệp ở các vùng khác nếu có tiền thì có thể làm được ngay nhưng với ĐBSCL thì phải tính toán rất kỹ. Rõ ràng, đầu tư không hối tiếc nghĩa là tính toán lâu dài. Trước hết, đầu tư các công trình giải quyết những vùng cực hạn, cực mặn, đồng thời tập trung nạo vét một số kênh rạch lớn để chứa nước nhiều hơn và dẫn nước nhanh hơn, từ đó giải quyết vấn đề hạn hán...", ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nêu rõ.

Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi, Bộ NN&PTNT tiếp tục nghiên cứu chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Nghị quyết 120 ra đời, đã thổi vào "luồng gió" mới cho ĐBSCL trong việc chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông nghiệp ĐBSCL 3 năm qua đã có sự đầu tư "đúng hướng" bài bản về hạ tầng, kết hợp với các quyết sách kịp thời khiến vùng đất chín rồng từng ngày "thay da đổi thịt".

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm