Thứ bảy, 21/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Sân chơi không dành cho những ‘tay mơ’

Huyền Trang
- 19:30, 28/07/2021

(DNTO) - Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ Việt Nam tham gia sân chơi thương mại điện tử xuyên biên giới và bước đầu gặt hái thành công. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp nhận “quả đắng” vì “lơ mơ” trong sân chơi này.

Thương mại điện tử xuyên biên giới được xem là kênh xuất khẩu đắc lực của nhiều doanh nghiệp Việt trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Thương mại điện tử xuyên biên giới được xem là kênh xuất khẩu đắc lực của nhiều doanh nghiệp Việt trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Cuộc chơi tất yếu

Dịch Covid-19 khiến xuất khẩu truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng cũng mở ra cơ hội mới để thương mại điện tử xuyên biên giới nở rộ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ Việt Nam tìm đến các sàn thương mại điện tử quốc tế để tìm kiếm thêm cơ hội phân phối sản phẩm ra thế giới.

Theo thống kê của Amazon, số lượng nhà cung cấp Việt Nam đạt doanh số trên 1 triệu USD qua nền tảng này đã tăng gấp ba lần trong năm 2020. Hiện Amazon và Alibaba – 2 “ông lớn” thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đang chạy đua để thu hút các nhà bán hàng Việt Nam, bằng việc liên tục tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ trên khắp Việt Nam.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh - CEO của BambuUP, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, hiện các doanh nghiệp lớn, truyền thống đang bắt đầu chuyển đổi mô hình phân phối sản phẩm sang thương mại điện tử.

Điển hình như thương hiệu giày dép Bitis gần đây đã mở cửa hàng trên Amazon và bắt đầu bán hàng D2C vào thị trường Mỹ. Hay cà phê Trung Nguyên nhanh chóng lọt top tìm kiếm trên Amazon và trở thành một trong những sản phẩm bán rất chạy trên kênh thương mại điện tử này.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhỏ, startup cũng đang tận dụng kênh thương mại điện tử để quảng bá, bán sản phẩm trực tiếp khách hàng.

Đơn cử như thương hiệu giày dép SAADO đã bán 250.000 sản phẩm đến 10 quốc gia qua con đường thương mại điện tử, kể từ khi thành lập (2018) cho đến nay. Mục tiêu của startup này là sẽ bán được 1 triệu sản phẩm ra thế giới trong 5 năm tới.

Hay MaryCrafts (thương hiệu thời trang, phụ kiện) tăng 150% doanh số so với năm trước khi bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Hay Hạt điều nhà Lê cũng đã có mặt tại các siêu thị lớn ở Đài Loan và Singapore.

“Các doanh nghiệp có nguồn thu chủ yếu dựa vào thị trường xuất khẩu, buộc phải chuyển sang kênh thương mại điện tử vì không biết khi nào dịch bệnh sẽ hết và ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, hành vi khách hàng cũng thay đổi. Còn đối với doanh nghiệp chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, cũng phải hướng tới xuất khẩu hàng hóa để tăng trưởng, và thương mại điện tử xuyên biên giới là một lựa chọn”, bà Hương Quỳnh chia sẻ.

4 yếu tố đập tan giấc mơ “Go Global” của doanh nghiệp

Bà Nguyễn Hương Quỳnh cho rằng doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị rất tốt để có thể thuận lợi tiến ra thế giới bằng con đường thương mại điện tử xuyên biên giới. Ảnh: T.L.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh cho rằng doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị rất tốt để có thể thuận lợi tiến ra thế giới bằng con đường thương mại điện tử xuyên biên giới. Ảnh: T.L.

Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công khi xuất khẩu bằng nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, tuy nhiên, bà Nguyễn Hương Quỳnh cũng cho biết, không ít thương hiệu, doanh nghiệp dù đã thử “Go Global” nhưng vẫn thất bại, bởi 4 nguyên nhân dưới đây.

Lý do thứ nhất là về sản phẩm. Doanh nghiệp không hiểu thị trường mục tiêu, sản phẩm không được thiết kế và sản xuất để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu.

“Doanh nghiệp vẫn có xu hướng là bán những gì đang có chứ chưa hẳn là bán những gì thị trường cần, đặc biệt là thị trường nước ngoài”, bà Quỳnh nói và cho biết thêm rằng, nhiều doanh nghiệp chưa có chuẩn bị về vấn đề thương hiệu và bản quyền, dễ bị mất quyền kinh doanh, bị các đối thủ “chơi xấu”.

Lý do thứ hai là về quảng cáo. Doanh nghiệp chưa có đội ngũ đủ mạnh, với các kỹ năng về digital marketing cần thiết để có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu, kéo tương tác về cửa hàng online hay quảng cáo sản phẩm. Hay những doanh nghiệp thuê đội ngũ marketing bên ngoài nhưng lại không quản lý tốt, dẫn đến việc mất lợi thế về quảng cáo sản phẩm.

Tiếp theo là về giá cả. Doanh nghiệp chưa lường hết được những chi phí khi bán hàng qua biên giới, dẫn đến việc sản phẩm ít giá trị tăng thêm, giá cả khó cạnh tranh nhưng lại chọn bán ở các sàn có mức phí quản lý cao, dẫn đến giá bán không đáp ứng đủ chi phí bán hàng.

Ngoài ra, việc chọn địa điểm không phù hợp cũng ảnh hưởng tới việc đưa sản phẩm ra ngoài biên giới. Cụ thể, doanh nghiệp chưa chuẩn bị tốt cho các trường hợp xấu xảy ra do quãng đường ship hàng quá xa (hàng hóa hư hỏng, khách trả hàng, giao hàng lâu…).

Làm gì khi muốn ra “biển lớn”?

Chi phí ship và lưu kho sẽ khá tốn kém nếu tỷ lệ khách hàng hoàn đơn cao do việc chậm trễ khi vận chuyển hàng xuyên biên giới. Ảnh: T.L.

Chi phí ship và lưu kho sẽ khá tốn kém nếu tỷ lệ khách hàng hoàn đơn cao do việc chậm trễ khi vận chuyển hàng xuyên biên giới. Ảnh: T.L.

Theo bà Quỳnh, để hạn chế rủi ro khi đưa sản phẩm lên kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích của mình, như vì lợi nhuận hay làm bảo chứng để thúc đẩy bán hàng có thương hiệu, có giá trị cao hơn ra nước ngoài; hoặc mục đích phát triển thương hiệu ở nước ngoài để nâng cao danh tiếng, từ đó giúp bán hàng tốt hơn tại Việt Nam…

“Việc doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu sẽ đưa ra các KPI phù hợp để thực thi đúng. Có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp kỳ vọng quá nhiều, hay chưa tập trung đủ nguồn lực… đều dẫn đến thất bại”, bà Quỳnh cho biết.

Để sản phẩm doanh nghiệp nổi bật giữa “đại dương” sản phẩm, bà Quỳnh cho hay, ngoài việc đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, sản phẩm cần có bao bì đủ bắt mắt, đóng gói cẩn thận và tinh tế.

Bên cạnh đó, sản phẩm cần có một câu chuyện để tạo ra “linh hồn” riêng, nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Doanh nghiệp phải chú trọng truyền tải hình ảnh của sản phẩm từ nhiều góc độ để dễ dàng thuyết phục người dùng xem và mua hàng. Nội dung sản phẩm cần đưa đầy đủ các thông số và ưu điểm để so sánh với các đối thủ; cùng với đó là các từ khóa để người dùng dễ dàng tìm kiếm.

Đối với vấn đề chi phí, bà Quỳnh khuyến nghị, doanh nghiệp cần hiểu hết các loại chi phí trực tiếp và gián tiếp; đồng thời ước tính mức thời gian có thể hoàn vốn và bắt đầu có lợi nhuận để chuẩn bị phương án tài chính.

Bởi khi bán hàng qua thương mại điện tử xuyên biên giới, đổi trả hàng là chính sách không thể thiếu của người bán nếu muốn cạnh tranh trên các thị trường như Mỹ hay châu Âu. Tuy nhiên, việc đổi trả hàng có thể gây ra nhiều rủi ro cho người bán khi những mặt hàng trả lại bị người dùng hoặc bên vận chuyển làm hư hỏng.

Ngoài ra, rất nhiều người bán ở Việt Nam khi bán hàng quốc tế thường gặp trường hợp bị hủy đơn hàng giữa chừng, do việc ship từ xa dẫn đến giao hàng chậm, khách hàng hủy, gây ra tổn thất lớn về tài chính khi phí ship và lưu kho rất cao.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một doanh nhân, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tham gia buổi làm việc với Chủ tịch một tỉnh để đề xuất dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đó. Thay vì ghi nhận thiện chí cống hiến và năng lực của người đã hoàn lương, nhiều ý kiến công khai nghi ngờ, cho rằng “người như vậy không xứng đáng ngồi cùng lãnh đạo địa phương”.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Techcombank triển khai chương trình ưu đãi đến 3,5 triệu đồng “Thu tiền cực tiện, hoàn tiền cực đã” cho doanh nghiệp sử dụng POS, QR code. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chuyển từ mô hình hộ kinh doanh… 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, là nhà tài trợ dinh dưỡng cho giải chạy VnExpress Marathon Quy Nhơn năm thứ ba liên tiếp. Giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn 2025, được tổ chức từ ngày 13-15/6, đã thu hút hơn 12.000 vận động viên tham gia – con số cao nhất trong lịch sử sáu năm tổ chức giải.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe và thể chất, Herbalife Việt Nam đã đồng hành và trở thành thương hiệu quen thuộc với người Việt Nam trong hơn 15 năm qua.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng bởi cảm giác “yên tâm toàn diện” – từ trải nghiệm vận hành vượt trội, chi phí sử dụng gần như bằng 0, đến chế độ hậu mãi chuẩn “xe chủ tịch”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần 10.000 tình nguyện viên đã cùng nhau tạo nên một “làn sóng xanh” lan tỏa khắp 28 tỉnh, thành trên cả nước trong chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát động vào ngày 8/6.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 7/6/2025, Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Xanh Intech Việt Nam (Intech Solar) phối hợp cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức lễ bàn giao hệ thống điện mặt trời công suất 5kWp, lưu trữ 10kWh cho điểm trường Bản Lũng thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp thêm ánh sáng cho hành trình học tập của các em nhỏ nơi đây.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trường Đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển Giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 8/6, tại Khánh Hòa, Chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2025 bước sang ngày làm việc thứ hai với chuyên đề trọng tâm “Xây dựng quy trình tổ chức và kiểm soát công tác Hội hiệu quả”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty khởi nghiệp giáo dục Nhật Bản, Manabie International, đang tiến hành triển khai các dịch vụ trường học số hóa tại Philippines và Việt Nam, với nhiều ứng dụng trí thông minh nhân tạo.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang chịu sức ép chưa từng có từ biến đổi khí hậu, thẻ vàng IUU, rào cản kỹ thuật và “rào cản xanh” từ thị trường xuất khẩu, yêu cầu chuyển đổi sang phát triển bền vững, phát triển xanh, minh bạch và ứng dụng công nghệ cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 6/6, tại TP.HCM, Cục Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng Báo Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức Diễn đàn Quản lý nguồn nước trong sản xuất công nghiệp Việt Nam 2025.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chương trình “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” lần 3 của VinFast không chỉ là cú hích về giá mà còn là động lực lan tỏa mạnh mẽ xu hướng giao thông xanh trên cả nước, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách tại các đô thị lớn.
2 tuần
Xem thêm