Thúc đẩy giai đoạn 2 dự án kết nối điện giữa 4 quốc gia ASEAN
(DNTO) - Tuyên bố chung trong Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (AMEM), từ 17-20/11, hoan nghênh việc ký kết bản ghi nhớ cho giai đoạn 2 của dự án kết nối điện giữa Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore (LTMS-PIP).
Cụ thể, trong tuyên bố chung của AMEM 38, về chương trình lưới điện ASEAN (APG), các bộ trưởng hoan nghênh việc mở rộng hơn nữa giao dịch đa phương trong ASEAN thông qua việc ký kết bản ghi nhớ cho giai đoạn 2 của dự án kết nối điện giữa Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore (LTMS-PIP).
Dự án LTMS-PIP bao gồm hợp đồng 2 năm giữa 4 quốc gia để khởi động mua bán điện lên đến 100MW từ năm 2022, sau khi kết thúc thỏa thuận về truyền tải và mua năng lượng giữa Lào, Thái Lan, Malaysia vào tháng 12/2021.
Cũng trong tuyên bố chung của AMEM 38, các bộ trưởng đã thông qua giai đoạn II của kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng giai đoạn 2021-2025 (APAEC giai đoạn II: 2021-2025) với 7 lĩnh vực về lưới điện ASEAN (APG), đường ống dẫn khí Trans ASEAN (TAGP), hiệu quả năng lượng và bảo tồn, năng lượng tái tạo, năng lượng khu vực & hoạch định chính sách, than đá và công nghệ than sạch và năng lượng hạt nhân dân sự.
Các bộ trưởng hoan nghênh việc giảm 24,4% cường độ năng lượng ASEAN năm 2018 dựa trên mức độ năm 2015, vượt qua mục tiêu giảm 20% đặt ra cho năm 2020 và đồng ý với mục tiêu mới là giảm 32% cường độ năng lượng vào năm 2025 dựa trên mức năm 2005.
Về năng lượng tái tạo, các bộ trưởng ghi nhận ASEAN đạt được 13,3% trong tổng nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp và 27,1% tổng công suất năng lượng lắp đặt năm 2018. Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng trong ASEAN, các Bộ trưởng cam kết tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo của ASEAN với mục tiêu 23% năm 2025, đồng thời đặt mục tiêu 35% tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ASEAN với công suất năng lượng lắp đặt năm 2025.
Về công nghệ than và than sạch, các bộ trưởng đã thảo luận về kế hoạch AEO6 về than đá chiếm ưu thế đầu vào nhiên liệu khu vực trong sản xuất điện đến năm 2040, sẽ có tốc độ tăng trưởng 4% hàng năm và khoảng 179 GW công suất bổ sung đến năm 2040.
Các bộ trưởng cũng đồng thuận củng cố và tối ưu hóa vai trò của công nghệ than sạch, bao gồm dự trữ và sử dụng carbon (CCUS) nhằm hướng đến nền kinh tế carbon thấp và bền vững.
Về năng lượng hạt nhân dân dụng, các bộ trưởng đồng thuận nỗ lực phát triển nhân sự về khoa học hạt nhân và công nghệ phát điện, tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại và tổ chức quốc tế, đặc biệt về cải thiện sự chấp thuận công chúng.
Về chương trình đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (TAGP), các bộ trưởng ghi nhận việc mở rộng hơn gấp đôi cơ sở hạ tầng tái hóa khí ở ASEAN từ khi bắt đầu APAEC giai đoạn 1 với tổng công suất 38,75 triệu tấn/năm (MTPA) trong 9 kho cảng tái hóa khí LNG tại 5 quốc gia thành viên ASEAN và được bổ sung bởi 13 đường ống xuyên quốc gia với tổng chiều dài 3.631 km kết nối 6 nước thành viên ASEAN.
Các bộ trưởng tiếp tục hoan nghênh việc xây dựng thêm 1 kho cảng LNG quy mô nhỏ (0.9 MTA) vào tháng 6 năm 2020 để cung cấp cho hai dự án nhà máy điện tại Thilawa, Myanmar.
Các bộ trưởng ghi nhận sự phát triển của cơ sở hạ tầng dự trữ LNG và số lượng kho trữ khí LNG khu vực ASEAN, có khả năng đạt 3-5 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030 và mong muốn Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE) hỗ trợ sự phát triển của kho dự trữ LNG và LNG quy mô nhỏ trong khu vực.
Các bộ trưởng thống nhất tăng cường hợp tác với IEA để đáp ứng mục tiêu năng lượng ASEAN và đồng thuận cách thức tổ chức Hội nghị AMEM lần thứ 39 năm 2021 tại Brunei Darussalam.