Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Sản xuất bằng được vaccine trong nước nhanh nhất, sớm nhất

Vũ Khuyên
- 20:00, 23/07/2021

(DNTO) - Thủ tướng yêu cầu sản xuất vaccine nhanh nhất có thể, bảo đảm an toàn, đặt tính mạng sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết...

Kết luận cuộc họp trực tuyến về sản xuất vaccine trong nước diễn ra chiều nay (23/7), Thủ tướng yêu cầu dành sự quan tâm đặc biệt việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất bằng được vaccine trong nước nhanh nhất, sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, đặt tính mạng sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết, bảo đảm các nguyên tắc và quy định về khoa học, thực tiễn và pháp lý.

Tại buổi làm việc. Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng về công tác sản xuất vaccine trong nước. Đến nay cả nước có 2 ứng viên vaccine phòng Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng, gồm vaccine Nanocovax của Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen và vaccine COVIVAC của Viện Vaccine và sinh phẩm y tế.

Đối với nghiên cứu chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài, hiện có 3 đơn vị, doanh nghiệp trong nước đã tiếp cận, đàm phán chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ các đối tác của Mỹ, Nhật Bản và Nga. Hiện các doanh nghiệp đang trong quá trình sản xuất, thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam, nếu thuận lợi từ cuối năm 2021 sẽ bắt đầu sản xuất với công suất từ 200-300 triệu liều vaccine/năm.

Cuộc họp trực tuyến về sản xuất vaccine trong nước diễn ra chiều 23/7.

Cuộc họp trực tuyến về sản xuất vaccine trong nước diễn ra chiều 23/7.

Bộ Y tế cũng đề nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ việc nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước, đặc biệt là tháo gỡ đối với một số vướng mắc về thể chế, cơ chế như về cấp phép vaccine phòng, chống dịch...

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận và báo cáo của Bộ Y tế, kết luận phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh cần dành sự quan tâm đặc biệt cho sản xuất vaccine trong nước.       

“Dành sự quan tâm đặc biệt việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất bằng được vacicne trong nước nhanh nhất, sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, đặt tính mạng sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết, bảo đảm các nguyên tắc và quy định về khoa học, thực tiễn và pháp lý. Về cơ sở pháp lý, các ý kiến thảo luận cho thấy còn những vướng mắc trong pháp lý, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, các Ủy ban có liên quan đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết về KT-XH, trong đó có nội dung liên quan tới vấn đề này.

Hiện Luật Dược ban hành khi chưa có tình hình như hiện nay, cần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn và lấy thực tiễn làm thước đo. Bộ Tư pháp và Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn chỉnh đề xuất, xin ý kiến Quốc hội, thường vụ Quốc hội giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong sản xuất vaccine trong nước”, Thủ tướng chỉ rõ.

Về quy trình, thủ tục, tiêu chí, điều kiện và tiêu chuẩn, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải làm dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, phải có Thông tư, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế và phải ban hành ngay, trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của pháp luật, căn cứ chức năng của Bộ có tham khảo quy trình của các nước ban hành, quy định trong thời gian vừa qua.

Bộ Y tế, Bộ KH&CN và các Bộ, ngành liên quan có kế hoạch cụ thể hể hỗ trợ tối đa các nhà sản xuất đánh giá tính sinh miễn dịch theo quy định, hỗ trợ tối đa những gì vướng mắc và cùng các nhà sản xuất triển khai, không thể khoán trắng cho các nhà sản xuất, thực hiện theo đúng quy định của luật pháp, trên cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý.

Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan quy định hỗ trợ kinh phí theo các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện cụ thể, rõ ràng, đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, công bằng giữa các nhà nghiên cứu, sản xuất.

Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cần dành ưu tiên đặc biệt cho việc thành lập Tổ công tác, phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi tổ chức này một tổ giúp Việt Nam đánh giá thủ tục quy trình lâm sàng, từ đó giúp Việt Nam cấp phép sản xuất vaccine. Về chuyển giao công nghệ, các đầu mối chuyển giao, các Bộ KH&CN và Y tế cùng các Bộ liên quan tạo điều kiện, giúp đỡ tối đa, xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện, tiêu chí để chuyển giao trên cơ sở bình đẳng.

Ngoài vaccine, Bộ KH&CN, Y tế cùng các Bộ, ngành liên quan thúc đẩy thuốc phòng chống Covid-19, trên cơ sở đã và đang có, đã nghiên cứu để hỗ trợ nhanh, có quy định chung bài bản, đúng quy định.

Thủ tướng yêu cầu, trong điều kiện hiện nay, vaccine phòng dịch là sự cấp bách, tính khẩn trương của vấn đề và sự mong mỏi của người dân. Cần chống tiêu cực tham nhũng, các Bộ, ngành khi làm công việc này phải kiểm tra, giám sát theo quy định và cương quyết chống tiêu cực, tham nhũng, theo đúng quy trình quy định, như việc phân bổ vaccine, ai vi phạm phải nhanh chóng khẩn trương phát hiện, đánh giá, xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật. Dứt khoát phải đặt lợi ích của nhân dân, dân tộc, lên trên hết.

Về một số loại thuốc, theo đề nghị của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế phải thực hiện ngay về mặt chuyên môn hướng dẫn, quy định cụ thể về kết hợp hài hòa hợp lý hiệu quả giữa Đông và Tây y.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
15 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm