Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thời khó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn ăn nên làm ra

Thư Linh
- 14:10, 16/11/2023

(DNTO) - Kết quả kinh doanh quý 3 cho thấy, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn ghi nhận lợi nhuận tốt bên cạnh nhiều doanh nghiệp lại "trắng" doanh thu, thậm chí phải đóng cửa, giải thể.

Thống kê trong số 55 doanh nghiệp bất động sản nhà ở trên sàn chứng khoán, có tới 15 doanh nghiệp vẫn duy trì lợi nhuận cao so với cùng kỳ nhờ giữ được nguồn doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản, giảm các mục chi phí hay ghi nhận thêm các khoản thu nhập phát sinh mới...

Có thể kể đến các tên tuổi như Công ty CP Tập đoàn Nam Mê Kông (VC3); Công ty CP Đầu tư Nam Long (NLG), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG); Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (SSH), Tổng Công ty CP Phát triển Khu Công nghiệp (SNZ); Công ty CP Phát đạt (PDR)...

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

VC3 có khoản lợi nhuận trong quý 3 lên tới 32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ có 1 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 52 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 700% so với cùng kỳ nhờ kết quả bàn giao dự án trong kỳ tại Đồng Hới và Quảng Bình. 

Tại Sunshine Homes, trên báo cáo tài chính hợp nhất, lãi ròng đạt trên 510 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ chỉ hơn 72 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 7 lần. Góp phần cho thành công của kết quả kinh doanh trên là nhờ doanh thu khủng đến từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các công ty con, ngoài ra có thể kể đến việc tiết giảm chi phí tài chính do chi phí lãi vay và trái phiếu giảm.

Hay tại NLG, lãi ròng trong quý đạt hơn 66 tỷ đồng, gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ nhờ doanh thu bán nhà ở và căn hộ từ các dự án của doanh nghiệp. Điểm mạnh của NLG đến từ việc doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất và chiến lược luôn dành một phần quỹ đất cho phân khúc vừa túi tiền.

PDR là một trường hợp đáng tiếc khi doanh thu tăng vọt so với cùng kỳ đến từ việc chuyển nhượng đất, tuy nhiên, do cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đột biến đến từ hoạt động chuyển nhượng khiến kết quả kinh doanh quý 3 dù rất tốt nhưng vẫn không thể sánh kịp.

Bên cạnh những doanh nghiệp lãi cao so với cùng kỳ, khá nhiều doanh nghiệp dù giảm nhưng vẫn duy trì được nguồn doanh thu tốt như KDH, DXG, SCR, HPX... Tuy nhiên, giá vốn, chi phí tài chính tăng cao, nhiều dự án chưa thể mở bán khiến các doanh nghiệp loay hoay cầm cự.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Như vậy trung bình mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường khi không thể tạo nguồn doanh thu, dòng tiền bị cắt đứt.

Báo cáo tài chính quý 3 của các doanh nghiệp đang cho thấy bức tranh tổng thể của ngành bất động sản, dù còn khá ảm đạm tuy nhiên không thể phủ nhận một điều: Doanh nghiệp có quỹ đất tốt, hướng đến phân khúc hợp túi tiền của khách hàng và có cách quản trị doanh nghiệp hợp lý thì vẫn có thể ăn nên làm ra dù bất kể khó khăn gì.

Việc tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản nói chung, một ngành đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước, không phải là câu chuyện mới. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua cũng đã có nhiều chính sách về tín dụng nhằm hỗ trợ cho thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện nay vẫn là sự tự thân của chính mỗi doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng chỉ cho các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mà họ đưa ra mới được vay vốn, nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra. Cầu của thị trường khá lớn, tuy nhiên chỉ tập trung hướng đến các sản phẩm vừa túi tiền và phù hợp với nhu cầu ở thực. Doanh nghiệp bất động sản phải tự lực để tìm hướng đi cho riêng mình.

"Tín dụng bất động sản trong nước năm nào cũng tăng, thậm chí năm nay còn tăng nhiều hơn mà vẫn không đủ, trong khi xét theo cấu trúc nền kinh tế là phải giảm đi" ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SmartInvest chia sẻ tại chương trình Khớp lệnh.

"Khi khó khăn doanh nghiệp phải giảm tài sản, thậm chí cắt lỗ mới là vận hành đúng của thị trường. Thực tế một vài doanh nghiệp lại giữ tài sản, chờ hỗ trợ. Điều này không công bằng với nhiều ngành hàng cũng khó khăn nhưng họ phải chịu đựng, cắt lỗ để tồn tại", ông nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
19 phút
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
23 phút
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
2 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Xem thêm