Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo chuyên gia, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tuy còn rào cản, nhưng dần phục hồi tích cực và niềm tin đang được kéo trở lại. Phát hành TPDN tăng mạnh từng tháng, riêng tháng 11 có khoảng 30.000 tỷ đồng, gấp 15 lần so với cùng kỳ, đây là tiền đề để sang năm 2024 sẽ có những tăng trưởng vượt bậc.
"Đoạn trường" trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa qua, khi 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu giảm mạnh tới 78% so với cùng kỳ. Nếu không có chính sách đột phá để hỗ trợ thị trường, thì số vụ vỡ nợ trái phiếu sẽ còn gia tăng trong bối cảnh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp liên tục "cài số lùi".
Thủ tướng nhấn mạnh, đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16, yêu cầu NHNN phải thiết kế theo tinh thần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tăng cường niềm tin thị trường và theo hướng cho phép tổ chức tín dụng mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp.
Khi các cuộc kiểm tra và đánh giá rủi ro đối với mỗi ngân hàng sẽ được thực hiện gắt gao hơn, các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục tín dụng thấp sẽ gặp ít “áp lực” hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng cho vay trong năm 2023-2024.
Chỉ một doanh nghiệp duy nhất phát hành trái phiếu riêng lẻ thành công, thu về hơn 200 tỷ đồng là Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo. Được biết đây là lô trái phiếu có tài sản đảm bảo, được bảo lãnh thanh toán và lãi suất hai kỳ đầu tiên là 11%.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua "trăm hoa đua nở" với mức lãi suất huy động tăng nhanh. Trước sức ép từ nhiều phía, Bộ Tài chính đang tìm cách siết chặt thị trường này, cả cung lẫn cầu. Song, làm thế nào để rủi ro đừng "đến hẹn lại lên", đòi hỏi cuộc cách mạng về các chế tài để thanh lọc.
Các chuyên gia cho rằng, muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì chúng ta cần có một định chế độc lập, cần một cơ quan có chức năng thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm để sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng mượt mà hơn.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy Ban kinh tế của Quốc hội, cho rằng, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững, cần nâng được chất lượng thực sự của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đây là công cụ thị trường để tự họ sàng lọc mà không cần can thiệp về mặt chính sách.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn, lòng tin nhà đầu tư bị dao động vì những vụ việc xảy ra gần đây. Dù thị trường chưa rơi vào khủng hoảng, nhưng những việc xảy ra chứng tỏ thị trường cần sự chấn chỉnh và cải cách mạnh mẽ.
Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
Với mức lãi suất hấp dẫn thậm chí lên tới 13%/năm, trái phiếu doanh nghiệp đang được nhiều nhà đầu tư nhận định là kênh đầu tư hấp dẫn ở hiện tại. Tuy nhiên, lợi nhuận cao sẽ đi kèm với rủi ro lớn khi việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành thời gian dài vừa qua vẫn chưa được chú trọng.
Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư cá nhân về việc, với số vốn dưới 5 tỷ đồng thì nên đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, hay gửi ngân hàng thì dễ sinh lời, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, nguyên tắc đầu tư cần đa dạng hóa, không để tất cả trứng vào một giỏ.