Thứ tư, 25/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Vẫn còn lỗ hổng pháp lý do thiếu định chế độc lập

Bạch Dương
- 16:15, 13/09/2022

(DNTO) - Các chuyên gia cho rằng, muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì chúng ta cần có một định chế độc lập, cần một cơ quan có chức năng thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm để sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng mượt mà hơn.

Muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì chúng ta cần có một định chế độc lập. Ảnh: TL.

Muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì chúng ta cần có một định chế độc lập. Ảnh: TL.

Từ sự bùng nổ và liên tục gia tăng trong các năm 2020 và 2021, hoạt động phát hành mới ở các lĩnh vực ngoài ngân hàng rơi vào trầm lắng suốt từ tháng 4/2022 đến nay. Những rủi ro đầu tư và rủi ro pháp lý bộc lộ ở một số trường hợp sau giai đoạn phát triển nóng, cùng hướng siết chặt lại cơ chế pháp lý, đặc biệt ở việc sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được cho là nguyên do.

Song, trên thị trường tiền tệ, bối cảnh ngột ngạt của room tăng trưởng tín dụng kéo dài, lãi suất tăng lên và thậm chí có những thời điểm căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng…, cũng khiến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp thêm bất lợi.

Chính trong bối cảnh ngột ngạt room tín dụng, dòng vốn đầu tư công không phát huy được vai trò và giá trị dẫn kết, nhu cầu vốn của cộng đồng doanh nghiệp tăng cao, thì cầu nối thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại phát sinh khoảng trống đột ngột kéo dài.

Trong khi đó, Chính phủ liên tiếp có các định hướng, đề án đặt mục tiêu phát triển mạnh thị trường vốn, trong đó có trọng tâm thị trường trái phiếu doanh nghiệp với mục tiêu đạt 20% GDP đến năm 2025.

“Nếu không khơi thông được dòng chảy nguồn vốn thì kết quả phục hồi rất khó được như kỳ vọng”, đó là quan điểm của TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chia sẻ tại tọa đàm "Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Niềm tin và Trách nhiệm", ngày 13/9.

"Tại Việt Nam, nguồn vốn huy động qua chứng khoán và trái phiếu mới chiếm 26%, tức là cứ 4 đồng vốn huy động thì chỉ có 1 đồng từ thị trường vốn, còn lại chủ yếu qua kênh tín dụng. Đây là vấn đề cần tháo gỡ của Việt Nam", ông Lộc nói.

Bên cạnh đó, hiện nay có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, có trường hợp sai phạm, nhà đầu tư phải ráng chịu. Trong khi đó, trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường.

Nêu quan điểm, TS. Trương Văn Phước, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, đánh giá, khi dòng vốn ngắn hạn thì giao cho ngành ngân hàng, còn đối với dòng vốn dài hạn thì phải dựa vào thị trường trái phiếu. Vậy ở Việt Nam đã có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính cho thị trường vốn hay chưa? Những gì vừa xảy ra trên thị trường vốn là một hồi chuông cảnh báo, bởi chúng ta không có một thể chế chịu trách nhiệm cuối cùng.

Cụ thể, thời gian qua xảy ra một số vụ việc liên quan trái phiếu, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không hiểu nhiều về các vấn đề vĩ mô, bản chất trái phiếu, họ quan niệm mua trái phiếu như gửi tiết kiệm. Lãi suất trái phiếu cao hơn ngân hàng thì họ nhảy vào, không quan tâm tài sản đảm bảo là gì, hay các vấn đề liên quan...

Khi xảy ra một số vụ việc với sự tham gia của các cơ quan tư pháp, hiện nay nhiều lãnh đạo công ty phát hành vướng lao lý. Chúng ta chưa có kinh nghiệm trong xử lý việc này.  Khi đại diện nhà đầu tư làm việc, họ chỉ có mong muốn lấy lại tiền khi mua trái phiếu, đặc biệt trái phiếu đến hạn mong muốn lãnh đạo doanh nghiệp vướng lao lý, Cơ quan Điều tra có cho tại ngoại để xử lý các vấn đề.

Tuy nhiên, trong cơ chế nền tư pháp Việt Nam thì khó cho tại ngoại để xử lý. Giai đoạn tới phải xem xét cách xử lý, ứng xử của các đơn vị nếu lãnh đạo doanh nghiệp vướng lao lý.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư cá nhân. Hiện nhà đầu tư cá nhân lo lắng không lấy lại được tiền. Một số chủ doanh nghiệp mong muốn bán các dự án để xử lý, trả lại tiền cho nhà đầu tư. Nhưng cơ chế xử lý hiện nay không được, tiền vào kho bạc, vào cơ quan điều tra phải đợi các phiên tòa, bản án của tòa.

“Tôi nghĩ vấn đề ở đây khía cạnh tư pháp trong thời gian tới Chính phủ cần nghiên cứu xử lý những trường hợp doanh nghiệp sắp tới đáo hạn không trả được tiền cho nhà đầu tư, cần có cơ chế xử lý, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư", TS. Trương Văn Phước nhìn nhận.

Cần định chế độc lập thay vì xóa đi lập lại

Để có đủ định chế thật sự để quản lý giám sát phát triển thị trường này, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư.Ảnh: TL.

Để có đủ định chế thật sự để quản lý giám sát phát triển thị trường này, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư.Ảnh: TL.

Từ những điểm nghẽn về vấn đề quản lý, giám sát thị trường vốn, các chuyên gia cho rằng, thời gian qua có nhiều điều chúng ta chưa hài lòng về thị trường trái phiếu, trong đó có vấn đề về bộ máy giám sát, điều tiết thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta có thể xem xét lại vai trò và trách nhiệm của ủy ban giám sát chứ không cần thiết phải lập lại thị trường.

"Bộ phận phát triển thị trường trái phiếu là bộ phận hẹp trong Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là điều rất đáng trách. Thị trường trái phiếu là một thị trường có độ rủi ro tương đối cao, vì thế cần có hệ thống giám sát vi phạm chuẩn để nhà đầu tư nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp, nhà đầu tư theo đó chỉ biết nhìn vào, quyết định chọn theo khẩu vị rủi ro.

Hiện tại tôi cho rằng chưa có đủ định chế thật sự để quản lý giám sát phát triển thị trường này. Vì vậy, cách làm như vậy có vấn đề". Chẳng hạn, nhiều ý kiến cho rằng phải xây dựng các cơ quan xếp hạng tín nhiệm để lấy niềm tin, vậy niềm tin với đơn vị xếp hạng lấy ở đâu ra?”, ông Phước chỉ rõ.

Theo ông Phước, công cụ phát triển niềm tin tốt hơn là xây dựng bảo hiểm rủi ro. Chúng ta xây dựng những định chế đảm bảo, rằng rủi ro ít thì họ trả phí ít, rủi ro nhiều thì trả phí nhiều…, thị trường khi đó sẽ tự vận hành một cách bền vững hơn. Trách nhiệm thuộc về cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải có các định chế xếp hạng sức khỏe của doanh nghiệp, nhà đầu tư từ đó quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình...

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu Viettel đồng loạt tăng điểm dù thị trường ảm đạm, lình xình chờ thông tin từ đàm phán thuế quan. Các mã CTR, VTP, VGI, VTK đều bật mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
VN-Index khởi động tuần mới bằng hình mẫu cây nến giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, tuy nhiên điều này chủ yếu do một vài mã vốn hóa lớn bị bán mạnh. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược VPBankS kỳ vọng, sau nhịp chỉnh này, xu hướng tích cực tiếp tục với nhịp bật đi lên.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tính đến cuối tháng 5, tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đã chính thức vượt 10 triệu đơn vị, tương đương 10% dân số.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chi phí vận hành rẻ, nhiều công nghệ an toàn và sở hữu động cơ mạnh nhất phân khúc, VF 8 mang lại cho chủ xe nhiều cảm xúc trên mọi cung đường.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một cuộc "khẩu chiến" gay gắt giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn bậc nhất thế giới, tỷ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động thị trường tài chính, khiến cổ phiếu Tesla lao dốc và tài sản của CEO Elon Musk bốc hơi hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày.
2 tuần
Xem thêm