Chủ nhật, 18/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường ngoại chưa 'chuộng' nông sản Việt vì xuất khẩu nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp

Sông Hương
- 18:30, 06/08/2021

(DNTO) - Sản lượng chưa lớn, nguồn cung không ổn định, công nghệ chế biến và bảo quản còn sơ khai… cùng chi phí vận chuyển cao hơn các đối thủ, khiến nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài chưa mặn mà với nông sản Việt.

Hiện nhiều loại nông sản Việt Nam đã bước đầu tiếp cận thị trường khó tính, nhưng để xuất khẩu bền vững phải đảm bảo nguồn cung, chất lượng ổn định. Ảnh: T.L.

Hiện nhiều loại nông sản Việt Nam đã bước đầu tiếp cận thị trường khó tính, nhưng để xuất khẩu bền vững phải đảm bảo nguồn cung, chất lượng ổn định. Ảnh: T.L.

Trao đổi trong Hội nghị Trực tuyến Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam bộ và Tây nguyên 2021, chiều 6/8, ông Phạm Văn Hiển, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu LTP B.V. (Hà Lan), Việt Nam vốn không thiếu các sản phẩm đặc biệt, có sức cạnh tranh tốt so với các nước bạn như hạt điều, hồ tiêu, cà phê, gạo…, nhưng vẫn chưa chiếm vị trí cao ở thị trường châu Âu.

LTP là đơn vị hàng đầu nhập khẩu và phân phối nông sản Việt Nam tại châu Âu. Năm 2020, công ty đã nhập khẩu từ Việt Nam 4 triệu Euro hàng nông sản. Hiện LTP phân phối 100 dòng nông sản Việt Nam mang thương hiệu riêng của công ty tại 20 quốc gia châu Âu. Với kinh nghiệm nhiều năm làm xuất nhập khẩu, theo ông Hiển, để các loại nông sản tươi Việt Nam có chỗ đứng ổn định tại châu Âu, cần đảm bảo 2 yêu cầu.

Thứ nhất, tính bền vững trong quy hoạch vùng trồng. Việc nhân rộng các mô hình hợp tác xã, các vùng trồng đặc chủng đạt chứng chỉ GlobalGap để đạt được sản lượng hàng năm lớn hơn, ổn định hơn, là một mấu chốt quan trọng với các nhà nhập khẩu như công ty LTP.

“Việc nhập khẩu nhỏ lẻ, chỉ một vài tấn như mùa vải, nhãn vừa rồi chưa để lại ấn tượng rõ nét với thị trường châu Âu, mà còn thiếu chuyên nghiệp với chuỗi siêu thị và cửa hàng tại đây”, ông Hiển nói.

Việc nguồn cung không ổn định cũng xảy ra đối với nông sản khô Việt Nam, đặc biệt là gạo. Theo ông Hiển, dù rất cố gắng nhưng gạo Việt vẫn chưa đạt được vị trí cao như Thái Lan, hay gần đây là Campuchia.

Cụ thể, từ tháng 7/2019 tới nay, công ty LTP đã nhập khẩu nhiều loại gạo đạt giải quốc tế của Việt Nam như ST24 hay tới đây là ST25, đã đạt được tín hiệu tích cực nhưng vẫn khó khăn trong mở rộng thị trường.

Nguyên nhân là người tiêu dùng châu Âu đã quen với thương hiệu gạo Thái Lan đã có thương hiệu trên 30 năm, trong khi đó sản lượng của gạo thơm Việt Nam vẫn chưa ổn định, điều này khiến bộ phận khách hàng hơi thất vọng với gạo Việt.

“Gạo Thái Lan luôn đảm bảo về nguồn cung nên đôi khi người tiêu dùng châu Âu họ không quan tâm nhiều đến giá cả mà nhìn vào thương hiệu. Để làm được điều này, không cách nào khác nhà sản xuất Việt Nam phải nghiêm khắc ngay từ đầu”, ông Hiển nhấn mạnh.

Để xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể cất cánh, còn rất nhiều việc phải làm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển và thị trường. Ảnh: T.L.

Để xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể cất cánh, còn rất nhiều việc phải làm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển và thị trường. Ảnh: T.L.

Thứ hai về công nghệ và chất lượng sơ chế, bảo quản. Nông sản Việt tại châu Âu không chỉ cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Trung Quốc mà còn cả các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ - những thị trường có công nghệ chế biến tốt, xuất khẩu lượng lớn nông sản sang châu Âu qua đường biển. Do quãng đường vận chuyển gần hơn Việt Nam, nên dù sản phẩm không đạt 10 điểm hoàn hảo nhưng bù lại có giá cả phải chăng, họ vẫn luôn là đối tác hàng đầu các chuỗi siêu thị, cửa hàng và đặc biệt doanh nghiệp nhập khẩu lớn.

“Rõ ràng, dù sản lượng có lớn, chất lượng tốt cỡ nào nhưng câu chuyện bảo quản hay gánh chi phí lớn do chủ yếu vận chuyển bằng đường hàng không dẫn đến việc người tiêu dùng châu Âu không dám bỏ số tiền rất lớn thử trái cây Việt Nam hàng ngày”, ông Hiển cho hay.

Ngay cả khi vận chuyển bằng máy bay thì chất lượng bảo quản nông sản cũng không đảm bảo. Ông Hiển cho biết, hồi tháng 7 vừa qua, công ty LTP có nhập khẩu nhãn lồng Sơn La bằng hàng không nhưng tỉ lệ úng và hỏng còn nhiều vì công nghệ chế biến còn sơ khai.

Tuy nhiên, đầu tháng 8, lần đầu tiên công ty này nhập khẩu 6 tấn vải thiều sang châu Âu bằng đường biển. Sau 5 tuần trên biển, vải vẫn giữ được chất lượng rất tốt, trái hồng đều, mọng nước, mức giá rẻ hơn 1/3 so với vận chuyển bằng đường hàng không.

“Đây là tín hiệu khả quan với nông sản Việt Nam và chúng tôi hi vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể áp dụng công nghệ bảo quản của Công ty Rồng Đỏ trong việc xuất khẩu vải vừa rồi”, ông Hiển nêu ý kiến.

Còn theo ông Cấn Thành Trung, đại diện Công ty KOME (Nhật Bản), nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản chưa công bố đầy đủ thành phần, dẫn đến việc khi được kiểm định lại, thành phần không đúng công bố, buộc phải hủy hoặc quay đầu, ảnh hưởng rất lớn đến tài chính, thời gian, công sức của cả nhà sản xuất và nhập khẩu.

Cũng theo ông Trung, thị trường luôn biến đổi về giá. Tuy nhiên người tiêu dùng Nhật Bản khá nhạy cảm khi giá sản phẩm liên tục thay đổi, cùng với việc chất lượng hàng hóa xuất khẩu không ổn định sẽ rất khó lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Ngay cả khi sản phẩm bước chân được vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp phải nỗ lực cùng với nhà nhập khẩu, nhà phân phối lắng nghe thị trường, để nghiên cứu cải tiến chất lượng, trọng lượng sản phẩm ra sao giúp thuận tiện cho việc sử dụng, hay cải tiến về bao bì, cách hướng dẫn sử dụng sát hơn với từng phân khúc thị trường.

Khi quảng bá sản phẩm tới các đơn vị nhập khẩu, đôi khi các thông tin về sản phẩm, thông tin về công ty như website chưa được rõ ràng, chi tiết nên khả năng tiếp cận với các nhà nhập khẩu chưa cao.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19 không thể gặp gỡ trực tiếp, nếu nhà xuất khẩu Việt Nam có sự chuẩn bị rõ ràng từ slide, hình ảnh sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng, quy trình tuyển chọn, sản xuất… sẽ giúp đối tác tiếp cận hiệu quả”, ông Trung gợi ý.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
VN-Index nhanh chóng lùi về sát mốc 1.300 điểm khi mất hơn 11 điểm, khối ngoại quay đầu bán ròng trên thị trường chứng khoán ngày 16/5.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
MoMo công bố lợi nhuận cả năm lần đầu tiên, một chiến thắng vừa ấn tượng vừa vô cùng cần thiết cho ngành startup tài chính Đông Nam Á.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều nhà cung cấp dù đánh giá cao Chương trình Tick xanh trách nhiệm tuy nhiên lại khá cân nhắn khi đặt bút ký cam kết tham gia, một phần có thể do nỗi lo đánh mất hoàn toàn thị trường nếu làm sai và phần khác do chế tài chưa đủ mạnh với doanh nghiệp khi hàng hóa có vấn đề, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đầu tư đêm diễn lớn, mời các tên tuổi nổi bật tham dự đang giúp nhiều doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, qua đó thị giá cổ phiếu cũng được kích hoạt mạnh mẽ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu Trung Quốc giảm vào hôm thứ Ba, khi sự lạc quan từ thỏa thuận đình chiến thuế quan với Hoa Kỳ nhường chỗ cho lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ giảm các biện pháp kích thích kinh tế.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay ngày đầu giao dịch trên HoSE, VPL của Công ty cổ phần Vinpearl đã tăng gần hết biên độ với mức tăng 19,9% và chỉ có 4.800 cổ phiếu được khớp lệnh dù vẫn còn hàng 2 triệu đơn vị nằm ở chiều dư mua.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 21 - 23/5/2025, Triển lãm Chuỗi cung ứng lạnh & Công  nghiệp lạnh (Cold Chain & Refrigeration Exhibition) sẽ khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo, Bình Dương. Đây là sự kiện nổi bật trong năm dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chuỗi cung ứng lạnh và công nghiệp lạnh, mở ra cơ hội để kết nối, giao thương và mở rộng cơ hội hợp tác.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Phiên sáng có thời điểm tăng hơn 12 điểm và đà tăng được giữ đến phiên chiều, kết phiên với mức tăng gần 16 điểm cho thấy sự lạc quan của thị trường trước kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tăng kịch trần, khối lượng khớp lệnh vượt trội sau thông tin Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ. Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, sẽ tạm thời điều hành tập đoàn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Phiên giao dịch thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư khi hệ thống KRX chính thức vận hành sau thời gian dài chờ đợi của nhà đầu tư và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của HoSE và các công ty chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều kỳ vọng dành cho thị trường khi hệ thống công nghệ thông tin mới KRX sau thời gian dài chờ đợi sẽ chính thức vận hành. Theo các chuyên gia, tác động giá cổ phiếu trong ngắn hạn sẽ không đáng kể, tuy nhiên trong dài hạn, đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sẽ có có 11 thay đổi khi áp dụng hệ thống KRX tạo ra cơ hội, cũng như thách thức và những luật chơi mới sẽ định hình thị trường Việt Nam.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trải qua giai đoạn biến động mạnh, nhiều cổ phiếu nhóm ngành bị suy giảm theo xu hướng chung của thị trường. Và điều này đang giúp định giá nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư.
2 tuần
Xem thêm