Thứ bảy, 12/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thành tựu to lớn của công tác đối ngoại (tiếp theo)

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 10:40, 10/05/2023

(DNTO) - Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những yếu tố quan trọng có tính quyết định cho sự thành công đó chính là thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới và của đường lối đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế.

 II. Thành công to lớn trong thực tiễn

Triển khai đồng bộ nhiệm vụ của công tác đối ngoại vì mục tiêu tối thượng là lợi ích quốc gia - dân tộc do Cương lĩnh của Đảng đề ra, trong thời gian qua, chúng ta đã giành được những thắng lợi to lớn.

Empty

2.1 Bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Chúng ta đã mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; phá vỡ thế bao vây, cấm vận thời kỳ đầu khi thực hiện Cương lĩnh; bình thường hóa, thiết lập quan hệ ổn định, lâu dài với các nước; tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ yếu tố thuận lợi của môi trường quốc tế để phát triển; độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với việc phối hợp triển khai nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại đã tham gia tích cực vào việc giữ vững và xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của đất nước trên Biển Đông, không để các tranh chấp leo thang thành các xung đột. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, chúng ta đã đấu tranh kiên quyết trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, kịp thời xử lý các khía cạnh đối ngoại phức tạp, góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

2.2 Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu

 Đã mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị, tiếp tục từng bước đưa quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định hơn. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Đối ngoại Đảng, ta thiết lập quan hệ với 254 chính đảng ở 114 quốc gia trên toàn thế giới. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực, có trách nhiệm vào đời sống chính trị khu vực và thế giới, phát huy vai trò tích cực trong Cộng đồng ASEAN; đã nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam đã góp vai trò quan trọng trong hợp tác ASEAN - Trung Quốc, hợp tác ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc. Thông qua khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Việt Nam đóng vai trò cầu nối giữa các đối tác, đưa hoạt động của khuôn khổ hợp tác này đi vào chiều sâu, thực chất.

thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-kiem-tra-cong-tac-chuan-bi-cap-cao-asean-37

2.3 Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng

Quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được củng cố và có những bước phát triển, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thiết thực. Quan hệ Việt Nam và Campuchia được củng cố và tăng cường về nhiều mặt. Quan hệ với Trung Quốc có những bước phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta đã xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của đất nước; đồng thời kiên trì giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, kiên trì quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc; kiên trì chủ trương giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc và Luật biển 1982…, kiên trì tôn trọng thỏa thuẫn giữa ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), nỗ lực cùng các nước liên quan xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực hơn trong việc quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông. Những chủ trương và giải pháp của Đảng, Nhà nước ta được nhân dân đồng tình và dư luận quốc tế ủng hộ.

2.4 Triển khai có hiệu quả những quan hệ cơ bản khác

Chúng ta đã chủ động tham gia vào việc liên kết khu vực Đông Á, thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á, hướng Đông Á trở thành một cộng đồng mới, có quan hệ hài hòa với các nước Đông Á. Tích cực tham gia và đóng góp hiệu quả cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN, tạo dựng một hình ảnh Việt Nam là thành viên tích cực trong nhận thức của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, đưa quan hệ Việt - Mỹ không ngừng tiến triển; quan hệ kinh tế phát triển nhanh, quan hệ an ninh, quân sự từng bước được thiết lập; hợp tác khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế không ngừng mở rộng. Đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga đi vào hoạt động thực chất, hiệu quả, cùng có lợi; củng cố chặt chẽ hợp tác quốc phòng, an ninh với Nga, đưa Nga trở thành đối tác kinh tế thương mại quan trọng của Việt Nam; phát triển hiệu quả mối quan hệ hợp tác về dầu khí, khoa học kỹ thuật. Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản và Hàn Quốc bằng những hành động cụ thể, chú trọng đặc biệt vai trò của Nhật Bản và Hàn Quốc trong đầu tư và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Tăng cường hợp tác với Ấn Độ, đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đi vào chiều sâu, thúc đẩy hợp tác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa… Thúc đẩy hợp tác với EU, chủ động tham gia hợp tác với EU trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Á - Âu, thực hiện vai trò cầu nối giữa EU với ASEAN, thúc đẩy ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các định chế đa phương quốc tế như IMF, WB, WTO, Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên để nâng cao vị thế quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

2.5 Kết quả to lớn trong hội nhập quốc tế

Chúng ta đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược quan trọng với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa các quan hệ đã xác lập vào thực chất, hiệu quả. Chủ động, tích cực tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, khai thác hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết, đặc biệt là các khu vực mậu dịch tự do. Việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế đã góp phần thiết thực cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Empty

Hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu được đẩy mạnh tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu đã góp phần cải thiện đáng kể tiềm lực trong nước, nâng cao vị thế địa chiến lược của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn cầu. Từ một quốc gia hội nhập sau, Việt Nam đã trở thành một quốc gia tích cực tham gia tiến trình hội nhập quốc tế, chủ động đề xuất sáng kiến, thúc đẩy các liên kết. Việt Nam cũng chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào trật tự kinh tế, chính trị toàn cầu, trở thành thành viên có trách nhiệm và uy tín trong cộng đồng quốc tế.

Hội nhập quốc tế là một trong những lĩnh vực của công tác đối ngoại được thực hiện tương đối nhanh, sâu rộng và thực chất. Thành công của hội nhập kinh tế tạo nền tảng để hội nhập chính trị. Đến lượt mình, kết quả của hội nhập chính trị sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế và hội nhập các lĩnh vực khác. Hội nhập trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh là một trong những nhiệm vụ quan trọng vừa để phục vụ và hỗ trợ cho các chính sách hội nhập toàn diện của Đảng và Nhà nước ta,vừa để phục vụ cho sự phát triển của các ngành liên quan trong bối cảnh môi trường an ninh - quốc phòng trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Việt Nam đã từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh - quân sự trong khu vực và trên toàn cầu. Hội nhập trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của nước ta với cộng đồng thế giới đã được đẩy mạnh, đa dạng về hình thức, phương thức, đối tác, đi vào chiều sâu thực chất và có chuyển biến về chất lượng, thu hút bạn bè quốc tế đối với Việt Nam ngày càng nhiều hơn.

Thành công tốt đẹp của hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế trong tiến trình đổi mới đất nước 37 năm qua đã tạo ra những cơ hội, những tiền đề để chúng ta giữ vững độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh. Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo của Đảng, nhất định chúng ta sẽ thu được những thành tựu rực rỡ hơn nữa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

(Hết)

Thành tựu to lớn của công tác đối ngoại

 

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong thông báo về các mức thuế quan mới với một số quốc gia tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump,mức thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil lên tới 50% và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 tuần
Xem thêm