Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thành tựu to lớn của công tác đối ngoại

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 11:11, 09/05/2023

(DNTO) - Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những yếu tố quan trọng có tính quyết định cho sự thành công đó chính là thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới và của đường lối đối ngoại, mở cửa hội nhập quốc tế.

Có thể khẳng định những thành công của chặng đường 37 năm đổi mới đất nước luôn đồng hành với quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Đảng ta, người phát động và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đã tỏ rõ bản lĩnh và trí tuệ trong việc đón bắt cả ba yếu tố: thiên thời - địa lợi - nhân hoà để đưa đất nước ta vươn tầm cao mới.

Đổi mới như một sức sống mãnh liệt ngày càng lan toả, ngày càng đi vào bề rộng và chiều sâu của đời sống xã hội, làm mới mẻ, rõ ràng, mạch lạc hơn cách nhìn nhận; đổi mới cách nghĩ, cách làm để biết mình, biết người hơn; khắc phục những nhận thức lệch lạc, từng bước hình thành, xác lập những mục tiêu, bước đi cũng như cách thức phát triển đất nước phù hợp với xu thế của thời đại và đặc thù của đất nước.

Trải qua thăng trầm lịch sử, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc. Kể từ đó, Việt Nam luôn là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc.

Trải qua thăng trầm lịch sử, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc. Kể từ đó, Việt Nam luôn là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc.

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế chính là sự vươn xa, tiếp thu chắt lọc cái hay, cái đẹp của nhân loại để tôn tạo đất nước, biến khó thành dễ, biến cái chưa thể thành có thể, nhân lên sức mạnh đang có, tiếp thu thêm nguồn lực mới phong phú từ bên ngoài. Đi đôi với việc phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, động viên mọi nguồn lực bên trong, mở rộng quan hệ đối ngoại để khai thác những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ với bên ngoài, tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

Xác định rõ sự nghiệp đổi mới đất nước song hành với nhiệm vụ mở cửa, đối ngoại, hội nhập quốc tế nên sau 5 năm phát động công cuộc đổi mới, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ nên Chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta nêu rõ:

Mục tiêu chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh của Đảng năm 2011 đã xác định rõ và cụ thể nhiệm vụ đối ngoại là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Trước sau như một ủng hộ các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tăng cường hiểu biết hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.

Phấn đấu cùng các Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”[1].

Gia nhập ASEAN năm 1995 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập của Việt Nam.

Gia nhập ASEAN năm 1995 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập của Việt Nam.

Như vậy, Cương lĩnh 2011 của Đảng đã xác định một cách cơ bản, toàn diện nhiệm vụ đối ngoại từ nguyên tắc, mục tiêu, phương châm và định hướng lớn cũng như những nội dung cụ thể. Đó là những vấn đề căn cốt để Đảng tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức và sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn trong quá trình triển khai nhiệm vụ, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Căn cứ vào định hướng và những nội dung cốt yếu của Cương lĩnh, các đại hội XI, XII, XIII của Đảng từng bước cụ thể hoá và phát triển về nhận thức cũng như thực thi trong từng nhiệm vụ cụ thể và đã đạt được những kết quả to lớn.

I. Phát triển về nhận thức

1.1 Về nội dung của nhiệm vụ đối ngoại

Thứ nhất, Đảng ta nhận thức và đi tới xác định ngày càng cụ thể những nội dung cụ thể của nhiệm vụ đối ngoại. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới”[2].

Thứ hai, quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta là triển khai thực hiện nhiệm vụ đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đối ngoại để phục vụ đối nội. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, xác định rõ mục tiêu tối thượng và mục tiêu hàng đầu của nhiệm vụ đối ngoại. Nhận thức của Đảng ngày càng rõ hơn và sâu sắc hơn khi xác định mục tiêu tối thượng khi thực hiện nhiệm vụ đối ngoại là lợi ích quốc gia, dân tộc, mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu; vai trò của nhiệm vụ đối ngoại với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được đặc biệt coi trọng. Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[3].

Thứ tư, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại theo cả chiều rộng và chiều sâu: Để triển khai nhiệm vụ đối ngoại ngày càng hiệu quả hơn, Đảng ta coi trọng việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và đưa các mối quan hệ hợp tác vào chiều sâu, mỗi bước mở rộng quan hệ hợp tác đều gắn với việc làm sâu sắc hơn, hiệu quả hơn, đều nhằm củng cố thực lực trong nước và bảo vệ vững chắc chế độ của nước ta. Vì vậy, Đảng ta xác định một cách cụ thể, xác thực trong nhiệm vụ đối ngoại: “Chú trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan trọng. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh. Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”[4].

Cùng với việc cụ thể hoá nhiệm vụ công tác đối ngoại, Đảng ta xác định rõ hơn vai trò của hoạt động đối ngoại. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”[5].

Empty

 1.2 Về phương châm và định hướng trong quá trình triển khai nhiệm vụ đối ngoại.

Thứ nhất, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Từ việc coi “đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại”, Đảng ta đã từng bước chuyển sang định hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ. Từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin cậy”, “là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”: Đa dạng hóa, đa phương hóa, đan xen lợi ích với các đối tác giúp cho việc tăng cường độc lập, tự chủ thông qua sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa nước ta và các nước; về mặt kinh tế, giúp ta tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác nhất định. Về chính trị, đa dạng hóa và đa phương hóa giúp ta tránh bị lôi kéo, ép buộc trong quan hệ với các nước khác. Chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và mọi vùng lãnh thổ trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội.

Thứ hai, nhận thức mới về “đối tác, đối tượng”. Đảng ta đổi mới nhận thức một cách rõ ràng, chuyển cách nhìn biện chứng và thực tế chuyển từ tư duy bạn, thù sang tư duy đối tác và đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc trong từng hoàn cảnh cụ thể; thấy rõ sự đan xen, chuyển hóa giữa đối tượng, đối tác; xác định lấy đối tác làm cơ sở để thiết lập quan hệ quốc tế rộng rãi; đồng thời đấu tranh với đối tượng, với mặt đối tượng. Phương châm “đối tác – đối tượng” thể hiện tư duy mềm dẻo là cơ sở để xử lý một cách hiệu quả các quan hệ lợi ích đa chiều, chằng chịt và phức tạp hiện nay trên trường quốc tế. Khi đã là bạn, là đối tác tin cậy với các nước, để bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, cần nhận rõ trong đối tác có đối tượng và trong đối tượng có đối tác. Phương châm này giúp ta tận dụng cơ hội hợp tác, đồng thời thấy rõ hơn về sự khác biệt về lợi ích để tìm các giải pháp khả thi nhất đưa quan hệ đi lên, không bỏ lỡ cơ hội hợp tác nhưng cũng không lơ là mất cảnh giác. Đây cũng là một định hướng quan trọng để nhiệm vụ đối ngoại gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, hợp tác và đấu tranh. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thời đại và tình hình thế giới, khu vực, Đảng ta xác định phương châm và định hướng cho nhiệm vụ đối ngoại là hợp tác và đấu tranh. Dòng chủ lưu trong giai đoạn hiện nay của thời đại là hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi nhận rõ hợp tác và phát triển là xu thế và thay cho đối đấu là hợp tác, thì đồng thời không mơ hồ chỉ thấy hợp tác một chiều. Hợp tác đồng thời phải đi đôi với đấu tranh, cạnh tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia; đồng thời đấu tranh, cạnh tranh để hợp tác, không dẫn tới đối đầu.

Thứ tư, kiên quyết, kiên trì. Đây cũng là một trong những phương châm, định hướng quan trọng mà Đảng ta lần đầu tiên chỉ rõ trong Đại hội XII: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”[6].

Lịch sử cho thấy, giữa các quốc gia láng giềng thường có những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích hoặc tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại. Giải quyết các vấn đề đó phải có sự nỗ lực và thiện chí của tất cả các bên liên quan bằng nhiều phương án, giải pháp và nhất là không thể ngày một, ngày hai đã có thể ổn thỏa nên nhất định phải kiên quyết, kiên trì. Đây cũng là vấn đề mang tính nguyên tắc đặt ra đối với nhiệm vụ đối ngoại là “giữ vững môi trường hòa bình” và “bảo vệ vững chắc Tổ quốc”. Nếu giữ vững được môi trường hòa bình thì chúng ta sẽ thêm bạn, bớt thù, đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Tổ quốc từ xa và giữ nước từ khi nước chưa lâm nguy.

Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động của Liên hợp quốc.

Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động của Liên hợp quốc.

1.3 Về hội nhập quốc tế

Thứ nhất, quan điểm về hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế là nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ đối ngoại. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”[7]. Tới Đại hội XIII có sự bổ sung: “Triển khai đồng bộ sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”[8]. Đảng ta coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác từng bước mở rộng, nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng, thực hiện các chuẩn mực chung bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc.

Thứ hai, về hình thức và nội dung hội nhập quốc tế.

Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn các đặc điểm của môi trường quốc tế cũng như các hệ thống công cụ, quyền lực được sử dụng để chi phối, kiểm soát trong quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế không giới hạn trong một phạm vi và một lĩnh vực nào của đời sống quốc tế mà nó lan tỏa ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tham gia vào mọi mặt đời sống quan hệ quốc tế là phải tham gia vào các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước, trong đó có nước ta.

Thứ ba, giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia trong hội nhập.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khảng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả với lợi ích quốc gia dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”[9]. Đảng ta ngày càng nhận thức rõ, trong quá trình hội nhập quốc tế vấn đề bức thiết đặt ra là phải giữ vững độc lập tự chủ của đất nước, phải xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đây là mối quan hệ cơ bản, đa diện, đa chiều trong khi tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, nước ta lại hội nhập ngày càng rộng, càng sâu vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Việc ký kết và thực hiện hàng loạt những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới càng đòi hỏi việc giải quyết, xử lý mối quan hệ này một cách bài bản, linh hoạt và hiệu quả.

(còn nữa)

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2011, tr.83-84

[2] Sđd, tr.236

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, 2016, tr.153

[4] Sđd, tr.154

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, T.1, tr.162

[6] Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Sđd, tr33

[7] Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Sđd, tr.154

[8] Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Sđd, tr.161

[9] Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Sđd, tr.164

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thông tin mới nhất từ Batdongsan.com.vn, hiện nay giá rao bán chung cư tại Hà Nội đã tiệm cận TP.HCM với mức giá trung bình là 46 triệu đồng/m2. Lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại đã tăng 7,5 lần. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, ngày 3/4, trên cơ sở kết quả quý 1, dự báo tình hình quý 2 và cả năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo hai kịch bản tăng trưởng.
2 tuần
Xem thêm