Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công - lực đẩy cho "cỗ xe tam mã"

Trần Ngọc
- 14:26, 15/03/2021

(DNTO) - Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế năm 2021, nên đang được tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm.

2021 được dự đoán sẽ là một năm phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và đầu tư công được xem là một trong những bánh xe quan trọng của “cỗ xe tam mã” (gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) giúp kéo nền kinh tế đi lên.

Đầu tư công được xem là lực đẩy quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)

Đầu tư công được xem là lực đẩy quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ mới đây về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Thủ tướng yêu cầu tập trung vào những hạ tầng quan trọng, then chốt, tạo cú hích cho phát triển kinh tế - xã hội mở đầu cho giai đoạn 5 năm.

Thủ tướng đã thống nhất phương án phân bổ vốn ngân sách trung hạn trong phạm vi nguồn vốn đã báo cáo Quốc hội, trong đó tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 là 2,75 triệu tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 1,38 triệu tỷ đồng, ngân sách địa phương 1,37 triệu tỷ đồng. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải lưu ý thúc đẩy thu hút các nguồn lực đầu tư khác thay vì chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách.

Thủ tướng yêu cầu việc phân bổ vốn trung hạn phải tập trung vào những hạ tầng quan trọng, then chốt, là cú hích; phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mở đầu cho giai đoạn 5 năm tới như đường ven biển; đường vành đai các trung tâm kinh tế và đô thị lớn; các cao tốc khu vực; hạ tầng cho chuyển đổi số quốc gia, khoa học công nghệ; bên cạnh các dự án phát triển kinh tế thì cũng cần chú trọng các dự án lĩnh vực văn hóa xã hội, trong đó có các bệnh viện lớn. Trong phân bổ đầu tư cần cân đối giữa các vùng, miền cho hợp lý.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), kế hoạch đầu tư công trung hạn bám sát thực hiện các quan điểm, mục tiêu đột phá và nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược 10 năm và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua. Qua đó thực hiện hiệu quả cơ cấu đầu tư công, ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, vốn ngân sách Nhà nước thực sự là vốn mồi, thu hút tối đa vốn từ các thành phần kinh tế khác, tăng cường kỷ luật kỷ cương đầu tư công, không bố trí vốn vào các dự án mà thành phần kinh tế khác có thể đầu tư…

Số liệu từ Bộ KHĐT cho thấy, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 28/2/2021 là 23.487,61 tỷ đồng, đạt 5,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm trước đạt 7,38%). Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp dưới 5%.

Bộ KHĐT cho rằng, nguyên nhân giải ngân chậm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020, là do tháng 2/2020 trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại một số địa phương gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công. Đây cũng là thời điểm các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, chuyển kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 sang năm 2021...

Thủ tướng nêu rõ: Kế hoạch  vốn đầu tư  trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Thủ tướng nêu rõ: Kế hoạch  vốn đầu tư  trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đặc biệt là người đứng đầu các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra.

Để giải ngân đầu tư công đạt hiệu quả, các bộ, ngành, địa phương cần phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án theo kế hoạch đề ra, gắn trách nhiệm của lãnh đạo, tổ chức, cá nhân với kết quả giải ngân của từng dự án được phân công, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ngay từ đầu năm để tạo động lực và bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu đề ra. Theo đó, cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn của các bộ, ngành, địa phương và các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các bộ, ngành, địa phương và các dự án có khả năng tốt hơn.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, để thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2021, khiến đầu tư công thực sự trở thành lực kéo tăng trưởng kinh tế, ngay từ khâu lập kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021, Quốc hội, Chính phủ đã quán triệt nguyên tắc tập trung bố trí cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành, đã đảm bảo thủ tục đầu tư.

Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong năm 2021, Bộ Tài chính đang xây dựng Chương trình công tác với nhiều giải pháp cụ thể. Trước hết, về xây dựng chế độ, chính sách, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành trong Quý I/2021 Nghị định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công nhằm tạo khung khổ pháp lý đồng bộ về quản lý, thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan. Minh bạch hóa quy trình thanh toán, quyết toán, quy định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư, các đơn vị liên quan và cơ quan thanh toán trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, đầu tư công được thúc đẩy với sự chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp và sát sao của Chính phủ và hành động của các bộ. Giải ngân đầu tư công tốt hơn nhiều so với các năm trước, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của năm nay và nhiều năm sau.

Mặc dù vậy, TS. Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, đầu tư công tuy được đẩy nhanh nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ cải thiện hiệu quả mạnh mẽ hơn, trong thời gian qua chưa có công trình, dự án đầu tư công lớn nào được triển khai.

Đầu tư công, bao năm nay bị đánh giá là dàn trải, kém hiệu quả thì nay khi chọn đầu tư, phải tính đến yếu tố hiệu quả đầu tiên. Thay vì có vài chục dự án, 10 năm mới xong thì nên gom lại, làm 2-3 dự án hiệu quả trước, sẽ tạo ra tác động lớn thay vì kéo dài, chậm tiến độ, đội vốn... Việc lựa chọn những nơi để đầu tư cũng thế. Phải ưu tiên những nơi có tiềm lực, động lực kinh tế để phát triển trước. Chỗ nào tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn thì hãy đầu tư. Còn phát triển bao trùm là chiến lược dài hạn, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, phải dành cho chỗ nào có khả năng sinh lợi, tạo ra nhiều nguồn lực hơn, nguyên Viện trưởng CIEM chỉ rõ.

TS. Nguyễn Đình Cung cũng lưu ý, cần phải bỏ những xin cho, chia chác trong phân bổ nguồn lực. Việc quyết định chủ trương đầu tư không quan trọng là ai quyết thay vào đó phải lựa chọn được dự án đầu tư tốt. Để có được dự án tốt đòi hỏi chuyên môn và sự chuyên nghiệp của nhà đầu tư thay vì lựa chọn dự án theo thủ tục hành chính. Cần có một lực lượng độc lập lựa chọn dự án theo nhu cầu thị trường thay cho nhà nước.

Việc phân bố dự án có thể theo nguyên tắc ngành ưu tiên được nhiều vốn, ngành không ưu tiên được ít vốn và để lực lượng độc lập tự quyết định về việc lựa chọn dự án. Cơ quan nào đó giám sát việc họ làm, chỉ "thổi còi" khi họ làm không đúng định hướng, ông Cung nêu quan điểm.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm