Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sinh viên Bách khoa TP.HCM sáng tạo làm phần mềm xử lý rác hữu cơ

Thiên Ân
- 08:06, 07/10/2022

(DNTO) -   Phần mềm sẽ giúp các hộ dân dễ dàng phân loại rác hữu cơ, đồng thời kết nối với những bên có nhu cầu tái chế loại rác này thành phân bón hoặc các sản phẩm có ích khác.

  

Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và dự án kết nối xử lý rác hữu cơ của mình. Ảnh: CTV

Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và dự án kết nối xử lý rác hữu cơ của mình. Ảnh: CTV

Đây là dự án của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), vừa giành giải cao nhất trong cuộc thi “Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects” được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) kết hợp với chương trình STEM của Dow Việt Nam, được trường Đại Học Bang Arizon (ASU) tổ chức.

Nguyễn Vũ Bích Ngọc - sinh viên khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đại diện nhóm dự án cho biết, hiện tại nhiều người dân có nhu cầu phân loại và xử lý rác hữu cơ, nhiều doanh nghiệp cũng muốn thu gom và tận dụng nguồn rác hữu cơ, nhưng hai bên hiện khó gặp được nhau.

Điều này khiến nhiều hộ dân phân loại rác hữu cơ xong cũng không biết phải làm gì. Một số đã từ bỏ việc thu gom rác.

Bích Ngọc chia sẻ hiện ứng dụng của nhóm đang chạy những phiên bản đầu tiên trên website. Những người dân có nhu cầu có thể truy cập để được hướng dẫn các phân loại rác.

Đến khi muốn “dọn” rác hữu cơ này, họ chỉ cần điền thông tin địa chỉ, số điện thoại, khối lượng rác đang có. Hệ thống sẽ ghi nhận yêu cầu và kết nối với một hay nhiều đơn vị có cũng đang có nhu cầu tìm rác hữu cơ đến tận nhà thu gom.

Giao diện trên ứng dụng thu gom của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ảnh: CTV

Giao diện trên ứng dụng thu gom của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ảnh: CTV

“Hệ thống đã được thử nghiệm ở huyện Củ Chi (TP.HCM). Một trang trại nuôi trùn quế đã sử dụng ứng dụng của tụi mình để thu gom rác hữu cơ từ những người dân trong khu vực để về ủ phân trùn quế. Phần mềm cũng sẽ lên được lộ trình thu gom cho trang trại này sao cho tiện đường nhất”, Bích Ngọc nói.

Ngọc cho biết bước tiếp theo của dự án sẽ là cho ra nâng cấp phiên bản hệ thống. Đồng thời, dự án sẽ dần mở rộng ra thêm các khu vực ở Củ Chi và tiếp tục đến những quận, huyện khác.

Dự án này của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) là một trong nhiều sản phẩm của sinh viên tham gia cuộc thi eProjects và được trưng bày tại American Center (Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM). Trong cuộc thi, sinh viên sẽ được kết nối với đại diện một số công ty để có thể tiếp tục triển khai các mô hình tiềm năng này ra thực tế.

Một số dự án khác cũng được ban giám khảo đánh giá cao như mô hình tái chế nhựa PET của sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), dự án tối ưu hóa nhiên liệu DO của sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, dự án giám sát chất lượng nước với chi phí thấp của sinh viên Trường ĐH Cần Thơ,…

Mô hình giám sát chất lượng nguồn nước của sinh viên Trường ĐH Cần Thơ. Ảnh: Hữu Sách

Mô hình giám sát chất lượng nguồn nước của sinh viên Trường ĐH Cần Thơ. Ảnh: Hữu Sách

Trong khi đó, Huỳnh Vĩ Khang - sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết nhóm đã phát triển hệ thống quan trắc môi trường nước từ xa cho các ao nuôi trồng thủy sản của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Khang chia sẻ sản phẩm của nhóm gồm 2 phần chính. Thứ nhất là trạm đo tại các ao chứa các cảm biến và bộ phận điều khiển, giúp thu thập những thông số môi trường như độ pH, nhiệt độ nước, chỉ số ion hòa tan EC, chất rắn hòa tan TD,…

Số liệu sẽ được chuyển về phần thứ hai là bộ xử lý trung tâm thông qua mạng dữ liệu. Tại đây, số liệu sẽ được phân tích và hiển thị trên website, ứng dụng điện thoại cho người dân theo dõi từ xa.

Hệ thống cũng có thể phân tích những biến chuyển theo thời gian của các thông số trên, giúp người nuôi trồng thủy sản dễ so sánh, đối chiếu.

“Hệ thống của chúng mình đã được thử nghiệm trên một số ao nuôi tôm và cho kết quả tích cực, có thể hiện số liệu trong thời gian thực”, Khang nói. “Trước nay nhiều trường hợp cá, tôm nuôi của người dân chết bất thường do biến động các chỉ số trong nước. Với hệ thống của mình, người dân có thêm nhiều chỉ số tham khảo để có thể dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra”. 

Bộ sản phẩm quan trắc các ao nuôi thủy sản từ xa của sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: CTV

Bộ sản phẩm quan trắc các ao nuôi thủy sản từ xa của sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: CTV

Với mục tiêu phát triển bền vững nhằm giảm khí thải carbon, ngăn chặn chất thải nhựa cũng như khép khín vòng tuần hoàn nhựa, Dow tiếp tục hợp tác với BUILD-IT để truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam về sự đổi mới và tinh thần kinh doanh, không những biết phát triển kỹ năng về kỹ thuật mà còn trau dồi các kỹ năng mới của thế kỷ 21 trong cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Ông Ekkasit Lakkankanithiphan, Tổng giám đốc Dow Việt Nam, chia sẻ: “Là một công ty khoa học vật liệu và nhà cung cấp giải pháp, chúng tôi đặc biệt khuyến khích nhân viên của mình cộng tác với các bên liên quan để giải quyết các thách thức. Bằng cách tạo ra ra mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, chúng tôi mang đến cho các nhà sáng tạo trẻ cơ hội giải quyết các vấn đề mang tính ứng dụng trong thực tế”.

Ông Ekkasit Lakkankanithiphan, Tổng giám đốc Dow Việt Nam đang chia sẻ trong Cuộc thi Chung kết “ “Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects”. Ảnh: CTV

Ông Ekkasit Lakkankanithiphan, Tổng giám đốc Dow Việt Nam đang chia sẻ trong Cuộc thi Chung kết “ “Đổi mới sáng tạo kỹ thuật eProjects”. Ảnh: CTV

Trong 4 năm qua, dự án “Thúc đẩy hợp tác trường đại học - doanh nghiệp thông qua đổi mới và công nghệ” (BUILD-IT) do Cơ quan phát triển Mỹ (USAID) tài trợ, được thực hiện bởi Đại học Bang Arizona và chương trình STEM của Dow Việt Nam - đã triển khai nhiều dự án ứng dụng có kết nối doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và nghiên cứu cho sinh viên đại học tại Việt Nam.

Hiện dự án BUILD-IT của Chính phủ Mỹ đã có hơn 16 doanh nghiệp, 11 đối tác trường đại học Việt Nam tham gia. Theo USAID, đến nay BUILD-IT đã tận dụng hơn 8 triệu USD do doanh nghiệp đóng góp để hỗ trợ các trường đại học Việt nam đổi mới chương trình giảng dạy, áp dụng những công nghệ và dự án học tập mới và đạt được công nhận kiểm định quốc tế.   

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Xem thêm