Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020

Hồng Gấm
- 12:29, 15/04/2021

(DNTO) - Theo kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 công bố sáng nay 15/4, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An và Bình Dương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao nhất, TP Hà Nội tiếp tục ở top 10 trong 63 tỉnh, TP, tăng 1,13 điểm so với năm ngoái.

Quyền Giám đốc USAID Việt Nam Brad Bessire phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Hồng Gấm.

Quyền Giám đốc USAID Việt Nam Brad Bessire phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Hồng Gấm.

PCI đã cổ vũ và lan tỏa nhiều thực tiễn tốt tại Việt Nam

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI và USAID triển khai xây dựng và công bố từ năm 2005, là một bộ chỉ số hợp thành bởi 10 chỉ số thành phần, bao gồm: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, môi trường cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Phát biểu khai mạc lễ công bố, quyền Giám đốc USAID Việt Nam Brad Bessire cho biết: 2020 là một năm đặc biệt khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động của doanh nghiệp trên diện rộng, ở hầu khắp các ngành, trên toàn bộ các vùng của cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

"PCI đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong điều hành kinh tế của các tỉnh thành. Chúc mừng PCI về nỗ lực cải cách không mệt mỏi trong suốt 16 năm qua", ông Brad Bessire bày tỏ.

Chia sẻ tại lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng cho hay, các doanh nghiệp đã phải cắt giảm lực lượng lao động. Các chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua Covid-19 có tác động trên thực tế không đồng đều nhau, một số chính sách có hiệu ứng thực tiễn cao như: giãn nộp thuế và gia hạn tiền thuê đất.

Cũng theo ông Lộc, những nỗ lực và động lực phát triển của các tỉnh, TP thực ra đang đẩy nhanh con thuyền kinh tế Việt Nam. PCI lần thứ 16, không chỉ thứ hạng các tỉnh, TP trong bảng xếp hạng về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, mà còn đề cập những vấn đề nóng bỏng khác: Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến DN Việt Nam? Chất lượng môi trường đầu tư của Việt Nam ra sao dưới góc nhìn các nhà đầu tư nước ngoài? Cách nào để doanh nghiệp đầu tư theo hướng xanh hơn, bền vững hơn…

“PCI là một chỉ số của hành động. PCI thúc đẩy những hành động thực chất của chính quyền các tỉnh thành phố nhằm cải thiện chất lượng điều hành và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đó là việc xây dựng và thực thi chính sách dựa trên bằng chứng từ kết quả do PCI cung cấp. Đó là sự tìm tòi và phát triển những ý tưởng cải cách, những mô hình tốt cấp cơ sở. Thực tế, PCI đã cổ vũ và lan tỏa nhiều thực tiễn tốt tại Việt Nam trong thời gian qua", TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định.

Điều tra PCI 2020 cho thấy chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam có xu hướng cải thiện theo thời gian. Những chuyển động tích cực được ghi nhận bao gồm chi phí không chính thức tiếp tục đà giảm, an ninh trật tự được giữ vững, chính quyền cấp tỉnh năng động, tiên phong hơn, cải cách hành chính có cải thiện đáng kể và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng.

"Báo cáo PCI năm 2020 không chỉ truyền tải tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp (DN) về những chuyển động của môi trường kinh doanh trong nước giai đoạn 2016 - 2020, mà còn định vị sức hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư và phản ánh kỳ vọng của cộng đồng DN đối với nỗ lực cải cách của chính quyền các cấp trong 5 năm tới", ông Lộc cho biết thêm.

Tin nên đọc

Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2020 đưa ra những phân tích, nhận định về động lực thúc đẩy DN đầu tư vào công nghệ xanh và kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường - một định hướng lớn của Đảng và Chính phủ đặt ra gần đây trong việc nâng cao chất lượng thu hút đầu tư vì sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Kết quả điều tra PCI 2020 cũng cho thấy mức độ thích ứng khá cao của DN Việt Nam trước đại dịch. Kết quả điều tra DN FDI năm 2020 cho thấy, Việt Nam tiếp tục được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế là chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng hơn, thanh tra, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng Việt Nam tiếp tục kiểm soát tham nhũng, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công, hoàn thiện hệ thống thủ tục, quy định và nâng cấp mạnh mẽ chất lượng cơ sở hạ tầng.

Quảng Ninh tiếp tục chiếm ngôi "quán quân" với 75,09 điểm

Dựa trên khảo sát gần 12.300 doanh nghiệp. Với số điểm PCI tổng hợp năm 2020 đạt 75,09 điểm, Quảng Ninh lần thứ 4 chiếm ngôi quán quân với 75,09 điểm, tăng 1,69 điểm so với năm trước đó. Á quân Đồng Tháp đạt 72,81 điểm, tăng 1,1 điểm. Trong khi Long An tăng 5 bậc so với năm 2019 lên vị trí thứ 3. Đáng chú ý, các vị trí ở giữa bảng xếp hạng có khoảng cách ngày càng hẹp hơn.

Trong khi đó, Đà Nẵng và Hà Nội tiếp tục trong top 10 cùng với Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh…

Cụ thể, Đà Nẵng tiếp tục vị trí thứ 5 với 70,12 điểm (tăng 0,3 điểm) còn Thủ đô Hà Nội ở vị trí thứ 9 với 69,93 điểm, tăng 1,13 điểm so với 68,80 điểm năm 2019. Bắc Ninh đứng vị trí thứ 10 với 66,74 điểm. Trong top 10 còn có Bình Dương (70,16 điểm), Vĩnh Long (69,93 điểm), Hải Phòng (69,27 điểm), Bến Tre (69,08 điểm). TP Hồ Chí Minh đứng vị trí 14 với 65,70 điểm.

Trong 10 chỉ số thành phần, Hà Nội được đánh giá cao về đào tạo lao động (7,85 điểm), chi phí thời gian được đánh giá cao nhất với 7,93 điểm, chi phí gia nhập thị trường 6,74 điểm, dịch vụ hỗ trợ lao động (6,68 điểm). Hà Nội cũng có nhiều cố gắng nhằm giảm chi phí không chính thức, tăng cạnh tranh bình đẳng và tăng tính minh bạch, tính năng động của chính quyền.

Trong danh sách này, Bình Dương có sự cải thiện mạnh mẽ nhất khi tăng 2,78 điểm và 9 bậc so với kết quả năm 2019, với những đánh giá tích cực của DN về gia nhập thị trường (tăng 1,22 điểm) và công tác hỗ trợ DN (tăng 0,91 điểm).

Ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay: "Đây là kết quả của việc Bình Dương đã rà soát và hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông đăng ký DN và giải quyết các thủ tục về đầu tư; thực hiện công khai minh bạch các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hành chính về đăng ký DN, đăng ký đầu tư và tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thu hút, quản lý các dự án đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết các vướng mắc để các dự án triển khai nhanh đi vào sản xuất kinh doanh...".

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Xem thêm