Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Công bố chỉ số PAPI 2020: Quảng Ninh đứng đầu cả nước, Hà Nội thuộc nhóm thấp nhất

Hồng Gấm
- 12:53, 14/04/2021

(DNTO) - Sáng 14/4, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020. Quảng Ninh tăng 2 bậc vươn lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng PAPI với tổng số điểm 48,811 điểm. Hà Nội thuộc nhóm có số điểm thấp nhất cả nước với 41,629 điểm.

Sự tham gia của người dân về các vấn đề điều hành đất nước là cần thiết đối với Chính phủ. Ảnh: TL.

Sự tham gia của người dân về các vấn đề điều hành đất nước là cần thiết đối với Chính phủ. Ảnh: TL.

Phát biểu tại lễ công bố, bà Cailtin Wiesen, Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: Năm 2020 là năm đầy thách thức đối với chương trình nghiên cứu PAPI do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai liên tiếp tại miền Trung. Song, nhờ sự thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh và phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan đồng thực hiện PAPI, gồm Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, khảo sát PAPI 2020 đã thành công dù chậm hơn so với thường lệ 1 tháng. 

"Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền của 14.732 người dân được chọn ngẫu nhiên trong dân cư Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, với đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Trong số những người tham gia phỏng vấn trực tiếp, 14.424 người có hộ khẩu thường trú ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố và 308 người có hộ khẩu tạm trú ở 6 tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư ròng lớn nhất toàn quốc gồm Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Bắc Ninh...", bà Cailtin Wiesen nhận định. 

Chia sẻ tại hội nghị, Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie cho biết mục tiêu của chương trình nghiên cứu PAPI là góp phần cải thiện chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công, đảm bảo quyền căn bản của con người, nhất là quyền được bày tỏ chính kiến, tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ công căn bản có chất lượng.

“Tôi vui mừng nhận thấy có sự cải thiện trong hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh. Sự cải thiện này có thể đã góp phần giúp Việt Nam ứng phó thành công với đại dịch Covid-19. Báo cáo PAPI 2020 cho thấy có mối tương quan tích cực giữa quản trị tốt và hiệu quả trong ứng phó với đại dịch. Nói cách khác, quản trị tốt rất quan trọng. Trong thời gian tới, với quản trị công tốt, Việt Nam sẽ ứng phó hiệu quả với những tình huống khẩn cấp bất ngờ khác”, bà Robyn Mudie nhận định.

Đáng chú ý năm nay, Quảng Ninh đã vượt 2 bậc để vươn lên đứng đầu PAPI 2020 với tổng số điểm 48,811 điểm. Đặc biệt, Quảng Ninh dẫn dầu cả nước ở 3 tiêu chí: Công khai, minh bạch (6,5 điểm); Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (8,29 điểm); Cung ứng dịch vụ công (7,71 điểm).

Cũng giống như năm ngoái, PAPI 2020 xếp hạng hiệu quả quản trị và hành chính công của 63 tỉnh thành trên cả nước. Để xếp hạng, PAPI 2020 cũng đánh giá trên 8 tiêu chí gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.   

Bảng xếp hạng PAPI 2020. Ảnh: TL.

Bảng xếp hạng PAPI 2020. Ảnh: TL.

Vị trí số 2 trong PAPI 2020 thuộc về Đồng Tháp với số điểm 46,961 điểm. Đáng chú ý, Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về ở tiêu chí Quản trị môi trường với số điểm 5,2 điểm.  

Đứng thứ 3 năm nay thuộc về Thái Nguyên với 46,471 điểm. Tỉnh này dẫn đầu cả nước trong tiêu chí: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (6,22 điểm). Ngoài ra so với năm 2019, Thái Nguyên cải thiện điểm số 6/8 tiêu chính đáng giá. 

Theo số liệu, phần lớn các tỉnh trong nhóm 16 tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất ở Chỉ số PAPI 2020 tổng hợp tập trung ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong chiều ngược lại, phần lớn các tỉnh trong nhóm thấp nhất tập trung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. 

Một điểm đáng chú ý, trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội có số điểm thấp nhất với 41,629 điểm - thuộc nhóm có số điểm thấp nhất cả nước.  

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tiếp tục được cải thiện.  

Trong 8 tiêu chí để xếp hạng PAPI 2020, "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" là một trong những tiêu chí được quan tâm nhiều nhất. 

Chỉ số nội dung này đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền qua bốn nội dung thành phần. Chỉ số cũng phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như sự quyết tâm giảm thiểu tham nhũng của chính quyền và người dân.

Bốn nội dung thành phần cấu thành Chỉ số "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" gồm: "Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương", "Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công"; "Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công"; và "Quyết tâm chống tham nhũng". 

Khảo sát từ PAPI cho thấy, 18 tỉnh, thành phố có tiến bộ rõ rệt so với kết quả năm 2019. Ngoài ra, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Quảng Trị và Quảng Nam là 5 tỉnh dẫn đầu trong ở chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả kiểm soát một số hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức. 

Bên cạnh đó, so với năm 2016, kết quả 2020 cho thấy mối quan hệ thân quen trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm trên phạm vi toàn quốc. 

Đáng chú ý, trong số 16 tỉnh, thành phố thuộc nhóm đạt điểm cao nhất tại tiêu chí "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công", có tới 7 tỉnh phía Nam; 5 tỉnh miền Trung; và chỉ có 4 tỉnh phía Bắc.

"Kết quả này phù hợp với những nỗ lực cải cách thu hút sự quan tâm lớn của công luận với mũi nhọn là chiến dịch phòng, chống tham nhũng liên quan tới một số lãnh đạo chủ chốt...", bà Cailtin Wiesen nhấn mạnh. 

Mối quan ngại về y tế, bảo hiểm y tế và tăng trưởng kinh tế tăng lên đột biến

Bên cạnh đó, mối quan ngại về y tế, bảo hiểm y tế và tăng trưởng kinh tế tăng lên đột biến. Tỉ lệ người trả lời quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước tăng từ 10% lên 13%, và tỉ lệ người quan ngại về y tế, bảo hiểm y tế tăng từ 2% năm 2019 lên 17% năm 2020.

Mối quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung cũng phản ánh nỗi lo lắng của người dân về hiện trạng kinh tế hộ gia đình, rất có thể là do tác động của đại dịch Covid-19. 

Nhìn chung, mức độ hài lòng với điều kiện kinh tế hộ gia đình năm 2020 giảm xuống tới mức thấp nhất trong 5 năm qua, đồng thời đánh giá của người dân về nền kinh tế của Việt Nam nói chung ở mức bi quan nhất trong ba năm qua. 

Lần đầu tiên sau 10 năm, tỉ lệ người dân cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của họ ở mức khá và rất khá giảm đi. Mức độ lạc quan với nền kinh tế của Việt Nam cũng giảm mạnh, thể hiện qua việc số người cho rằng tình hình kinh tế của đất nước hiện nay ở mức kém tăng lên đáng kể so với hai năm trước. 

Đánh giá về những vấn đề đáng quan ngại nhất năm 2020 cũng có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ quan ngại hơn với những vấn đề như giảm nghèo, y tế và giáo dục. Nam giới quan ngại hơn về các vấn đề tăng trưởng kinh tế, an ninh, tranh chấp biển Đông và tham nhũng. Sự khác biệt mang hàm ý chính sách quan trọng trong việc đề cử và bầu chọn người đại diện của công dân trong các cơ quan dân cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2021.  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
11 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm