Thứ ba, 15/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm

GS.TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
- 07:00, 12/11/2020

(DNTO) - Trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, vấn đề phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm được nhấn mạnh như những mục tiêu, điều kiện và động lực tối quan trọng để phát triển đất nước.

  

Thực tế cho thấy, vấn đề phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm đang nổi lên như một lời hiệu triệu có sức hấp dẫn lôi cuốn và lan tỏa khắp thế giới. Điều này thật dễ hiểu bởi cho đến nay chưa một quốc gia nào có thể khẳng định đã phát triển một cách bền vững, sáng tạo và bao trùm. Ngay cả ở các nước phát triển nhất, việc phát triển bền vững cũng chỉ là tương đối, phát triển sáng tạo cũng chỉ ở một vài lĩnh vực và phát triển bao trùm thì còn khó mà đạt được. Vì thế phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm lại trong điều kiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã trở thành một hướng đi mới thiết thực mà quốc gia nào cũng thấy cần thiết đáp ứng nhu cầu và mục tiêu trước mắt, cũng như lâu dài.

Đối với mỗi quốc gia, để phát triển theo định hướng tốt đẹp đó nhất định phải biết kết hợp giữa nỗi lực trong nước và sức mạnh quốc tế, phát triển kinh tế trong nước với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, khi đặt vấn đề đổi mới tư duy kinh tế để phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm cần phải quan tâm đến một số vấn đề chính yếu sau:

Thứ nhất, đổi mới trong công tác phân tích, dự báo

Cục diện phức tạp của thế giới và khu vực đặt ra yêu cầu khẩn trương nâng cấp công tác phân tích, dự báo chiến lược và đánh giá rủi ro hệ thống, đáp ứng được việc xử lý những tình huống phức tạp phát sinh. Cần nhận diện sớm các động thái, xu hướng phát triển lớn của thế giới, từ đó có điều chỉnh đúng đắn trong chiến lược phát triển, tận dụng triệt để những cơ hội mới mở ra. Bối cảnh hiện nay là cơ hội cho Việt Nam nhìn nhận lại tư duy phát triển; trong đó có nhận thức mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với quy luật và xu thế chung, từ đó đẩy mạnh cải cách để vượt qua những cản trở đối với sự phát triển nhanh và bền vững.

Xu thế phát triển kinh tế trên nền tảng đổi mới sáng tạo và sự phổ biến của mạng sản xuất toàn cầu là điều kiện mới để Việt Nam rút ngắn khoảng cách về tri thức và công nghệ. Ảnh minh họa

Xu thế phát triển kinh tế trên nền tảng đổi mới sáng tạo và sự phổ biến của mạng sản xuất toàn cầu là điều kiện mới để Việt Nam rút ngắn khoảng cách về tri thức và công nghệ. Ảnh minh họa

Việt Nam không thể tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm nếu chỉ dựa vào các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu mà cần hiện đại hoá bằng công nghệ mới các ngành sản xuất truyền thống, đột phá vào những ngành dựa trên công nghệ cao, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ tri thức và cần nhất là phải trở thành một mắt xích trong mạng sản xuất và phân phối của các công ty đa quốc gia.  Xu thế phát triển kinh tế trên nền tảng đổi mới sáng tạo và sự phổ biến của mạng sản xuất toàn cầu là điều kiện mới để Việt Nam rút ngắn khoảng cách về tri thức và công nghệ, thậm chí cả khi các điều kiện tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo chỉ mới bắt đầu.

Việt Nam cần bắt nhịp với làn sóng FTA để có tiến trình hội nhập phù hợp song không để bị lệ thuộc và bị cuốn theo các trào lưu ngắn hạn, các xu hướng loại trừ và hình thành những liên kết khép kín trong làn sóng FTA. Thách thức đặt ra là Việt Nam cần chủ động tham gia kiến tạo các cộng đồng khu vực mở, có quan hệ hài hòa với tất cả các nước lớn và các nền kinh tế phát triển trên thế giới; song Việt Nam cũng cần chủ động hơn khi tham gia vào các tiến trình hợp tác toàn cầu và khu vực theo cách của người đề xuất sáng kiến và tham gia soạn thảo luật chơi. Tuy vậy, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn đòi hỏi Việt Nam phải có những đối sách hết sức thận trọng, mềm dẻo và khôn khéo để duy trì mối quan hệ cân bằng với tất cả các nước lớn, tạo thế đan xen lợi ích, tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Đứng ở một vị trí địa - chiến lược quan trọng, việc lựa chọn chiến lược đối tác - đối thủ sẽ là rất khó khăn, không thể trung tính, thiếu lòng tin, có thái độ không rõ ràng và cũng không thể là "nhất biên đảo."

Thứ hai, thực hiện nghị trình “kép” trong phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm

Từ nay tới năm 2030, Việt Nam vừa xử lý những yếu kém tồn đọng, điểm nghẽn trong mô hình phát triển cũ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; vừa thiết lập những yếu tố cho một mô hình tăng trưởng mới, theo hướng bền vững, sáng tạo, bao trùm cần khuyến khích áp dụng công nghệ, nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo để không bị tụt lại phía sau trong những thay đổi nhanh chóng của thế giới và quá trình hội nhập.

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững là điều kiện tiên quyết nhằm duy trì, củng cố và phát huy thành quả đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Đây cũng là điều kiện để giải quyết những điểm yếu của nền kinh tế thông qua quá trình cơ cấu lại bởi nó bảo đảm rằng quá trình này không đẩy nền kinh tế vào một vòng xoáy bất ổn hơn. Việt Nam đã xác định ba lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế cần tiến hành cơ cấu lại, đó là: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Việc thực hiện cơ cấu lại những lĩnh vực trên sẽ góp phần sửa chữa những khuyết tật cơ bản của nền kinh tế, loại bỏ những rủi ro trong dài hạn từ đó bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và tạo lập tiền đề cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là 1 trong 3 lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế cần tiến hành cơ cấu lạị. Ảnh minh họa

Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là 1 trong 3 lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế cần tiến hành cơ cấu lạị. Ảnh minh họa

Để có những đột phá trong mô hình phát triển mới, kinh nghiệm của các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy cần thiết kế một chính sách công nghiệp đặt trọng tâm vào nâng cấp nền tảng công nghệ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân để đạt được mục tiêu phát triển rút ngắn. Chính sách công nghiệp cần có ba yếu tố chính: Một là, các nguyên tắc tạo ra bầu không khí hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân hơn là chỉ đơn thuần cung cấp các ưu đãi tài chính; theo đó Chính phủ cần cùng với khu vực tư nhân để xác định vấn đề, cơ hội và các giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư phát triển một số ngành ưu tiên và hỗ trợ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển. Hai là, cần phải dựa vào cả “cà rốt” và “cây gậy” để hướng khu vực tư nhân vào những lĩnh vực được xác định cần ưu tiên phát triển. Ba là, cần được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm giải trình, và mở rộng cho tất cả các bên có liên quan có thể tham gia (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2016): Báo cáo chính sách tháng 11/2016, Hà Nội).

Đặc biệt, cần nắm bắt được làn sóng khởi nghiệp của các doanh nghiệp công nghệ và có các chính sách giúp các doanh nhân vượt qua rào cản về vốn, rủi ro, nguồn nhân lực,... để hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo của mình trong các dự án kinh doanh. Phát triển hệ thống tài chính hỗ trợ hấp thụ và áp dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nhà nước cần tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm; thực hiện nhiều hình thức kết hợp nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước với nguồn vốn đầu tư của tư nhân để cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2016): Báo cáo chính sách tháng 6/2016, Hà Nội)

Với chỉ hơn 30% dân số sống ở đô thị, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng tốc của quá trình đô thị hoá bằng các công cụ chính sách sẵn có, đặc biệt là quy hoạch và quản lý đô thị hiệu quả, đầu tư công có hiệu quả, tạo ra các động lực phù hợp thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Kết quả chính phải là hình thành nên một hệ thống hiện đại các trung tâm đô thị liên kết với nhau, gồm các thành phố lớn đáng sống là nơi cung cấp dịch vụ chất lượng cao, các trung tâm nghiên cứu và triển khai; các thành phố có quy mô trung bình là nơi có các cụm liên kết ngành; các thành phố nhỏ, nơi doanh nghiệp nông nghiệp có thể dễ dàng vươn tới người nông dân ở nông thôn nhưng đồng thời kết nối chặt chẽ với khách hàng ở khắp nơi trong cả nước. Các thành phố có quy mô khác nhau được kết nối chặt chẽ với nhau sẽ góp phần nâng cao tính sẵn sàng về công nghệ, nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo và hỗ trợ việc chia sẻ thành quả từ quá trình này trong cả nước.

Độc lập, tự chủ cũng là phải tự tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp; đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và đào tạo nhân tài. Việt Nam cần có những trường kỹ thuật và công nghệ kết nối tốt với khu vực doanh nghiệp, tập trung vào đào tạo các ngành nghề liên quan đến các công nghệ mũi nhọn như STEM (khoa học tự nhiên, công nghệ, cơ khí, toán), robotic, kinh tế xanh, internet kết nối vạn vật, thiết kế trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, năng lượng và vật liệu mới,... Ngoài ra, cần khuyến khích, tạo dựng môi trường sáng tạo cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp họ hình thành ý chí tự thân lập nghiệp để sẵn sàng cho tương lai.

Tin nên đọc

Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện chất lượng quản trị quốc gia

Thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh bạch và hiện đại vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của hội nhập. Để có được điều này cần có những chính sách củng cố quyền sở hữu nhằm thúc đẩy đầu tư dài hạn; thực hiện hiệu quả cải cách hành chính công nhằm tăng tính minh bạch, giảm quan liêu và hạ chi phí giao dịch vốn có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những biện pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chính thức hoá nền kinh tế và thị trường lao động, bởi vì quan liêu dẫn đến tăng chi phí kinh doanh và thời gian cho các doanh nghiệp hoạt động chính thức trên thị trường. Cần duy trì và nhân rộng các nỗ lực đó trên toàn quốc, bao gồm cải thiện quản trị ở cấp địa phương và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Những biện pháp này đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở những tỉnh nằm ngoài “cực tăng trưởng”, giúp trung hoà xu hướng tăng trưởng tập trung ở những vùng trọng điểm.

Cần cải cách mô hình cung ứng dịch vụ công theo hướng tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng. Theo đó, có thể đẩy mạnh việc áp dụng mô hình “Quản lý công mới”, với yêu cầu tinh giảm bộ máy nhà nước, đề cao nguyên tắc thị trường, áp dụng phương thức lãnh đạo doanh nghiệp cho các tổ chức công và khuyến khích các công ty tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công để giảm gánh nặng cho chính quyền,...(Osborne, S. P. (2006), The New Public Governance? Public Management Review, vol. 8, No. 3, pp. 377-388). Để thoả mãn nhu cầu dịch vụ ngày càng cao và đa dạng của người dân, cần đưa cơ chế thị trường và tạo dựng chính quyền dạng doanh nghiệp theo hướng trao quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm cho các tổ chức này có quyền tự chủ cao về bộ máy, con người và tài chính. 

Cần xây dựng bộ máy hành chính có trách nhiệm giải trình dựa trên ba trụ cột: Một là, tăng cường tính minh bạch trong chu trình chính sách. Hai là, bảo đảm có các nhóm chủ thể khác biệt chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và đánh giá chính sách. Ba là, tăng cường vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu. Áp dụng mạnh mẽ chính phủ số ở mọi lĩnh vực để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng và tiếp nhận được sự phản hồi của người dân. Thiết lập các cơ chế đối thoại liên tục nhằm giám sát nền hành chính công và dỡ bỏ những rào cản, bất cập xuất hiện trong quá trình thực thi chính sách (Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2016: Cơ hội, thách thức và giải pháp. Hà Nội, tr.115).

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Quyết định mới nhất của Tổng thống Donald Trump về việc áp đặt một loạt thuế quan sâu rộng, đặc biệt nhắm vào các đối tác lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, đã thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng, đẩy nguy cơ về một cuộc chiến thương mại toàn diện lên mức báo động cao nhất, gieo rắc bất ổn lên khắp các thị trường và đe dọa đà phục hồi vốn đã mong manh của kinh tế toàn cầu.
23 giờ
Hoạt động Hội
Sự kiện tiếp nối hành trình đối thoại chính sách cấp địa phương, quy tụ đông đảo doanh nhân, chuyên gia và nhà hoạch định nhằm kiến tạo giải pháp cho phát triển kinh tế tư nhân khu vực miền núi biên giới phía Bắc.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại trạm Thượng Hải của Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi tiếp tục chiến thắng thuyết phục vòng 'đấu đôi' với mashup Túy Âm và Lục Hải Vi Vương khi kết hợp với Kelou.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào sáng 11/7.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong thông báo về các mức thuế quan mới với một số quốc gia tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump,mức thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil lên tới 50% và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 tuần
Xem thêm