Thứ bảy, 03/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Thị trường trái phiếu đang dần "tan băng". Để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, vấn đề hiện nay là cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần bình tĩnh, tỉnh táo và khôn ngoan trong "ứng xử" với trái phiếu, mới giúp khơi lại niềm tin thị trường.
Việc 11 ngân hàng thương mại bị "sờ gáy" về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, đây là động thái rất quan trọng, bởi không có gì đảm bảo việc các ngân hàng không "đổ vỡ" khi hiện nay, trái phiếu ngân hàng nắm giữ đang rất rủi ro.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, bệnh của một số doanh nghiệp bất động sản là tham quá. Một số doanh nghiệp bất động sản “sức có 1 nhưng muốn làm 10”, vốn mỏng thôi nhưng phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất "tất tay", ôm dự án nhưng không bán được nên giờ không có cách nào chi trả.
Trong bối cảnh phải tự lực tăng vốn, hàng loạt kế hoạch đã được các nhà băng tung ra trong quý 4/2022. Trong đó, việc gấp rút triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu để làm dày vốn dài hạn nhằm nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh, giúp các ngân hàng đối phó với cơn "biến" lãi suất.
6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng; làm từ thiện phải ghi chép đầy đủ kết quả tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2022.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, thời gian qua các doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn, nếu việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cứ tiếp tục bị "siết chặt” lại thì đó là tín hiệu không tốt cho thị trường bất động sản, một trong những trụ cột của nền kinh tế.
Theo ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, để quản lý tốt thị trường vốn, có nhiều quy định cần phải tăng cường… Bên cạnh đó, không nên khuyến khích phát hành trái phiếu riêng lẻ, bao gồm cần thắt chặt các quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực phát hành trái phiếu, chứng khoán, bất động sản; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, phát hiện các vi phạm và vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung.
Gần đây, các ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn khi lãi suất giảm, nhằm tăng quy mô nguồn vốn hoạt động, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng...
Hãng hàng không giá rẻ Vietjet đã thu hút được 43,61 triệu USD từ một công ty trong nước để mở rộng hoạt động, dù đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Theo số liệu công bố qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 12/2020, nhóm doanh nghiệp có quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất là các tổ chức tín dụng, chiếm 55,13% tổng giá trị phát hành.