Thứ tư, 15/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những thương hiệu nào được chọn mua nhiều nhất mùa dịch?

Yến Hạ
- 15:58, 19/06/2021

(DNTO) - Công ty nghiên cứu thị trường Kantar vừa công bố báo cáo Brand Footprint 2021, trong đó Kantar công bố top 10 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được mua nhiều nhất trong năm 2020.

Được biết, dưới tác động của Covid-19 thị trường FMCG cho tiêu dùng tại nhà ghi nhận mức tăng kỷ lục trong năm qua với 10%. Ảnh minh họa: YH

Được biết, dưới tác động của Covid-19 thị trường FMCG cho tiêu dùng tại nhà ghi nhận mức tăng kỷ lục trong năm qua với 10%. Ảnh minh họa: YH

Theo một đại diện của Kantar, điểm khác biệt của bảng xếp hạng Brand Footprint chính là ở chỗ báo cáo này cung cấp thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế chứ không dựa trên thị hiếu hay thái độ của họ đối với thương hiệu như ở các bảng xếp hạng khác. Bảng xếp hạng được xây dựng dựa trên thước đo điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP). Đây là một thước đo mang tính sáng tạo nhằm đo lường bao nhiêu hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu có chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và mức độ thường xuyên mua (tần suất mua). Thước đo này chính là đại diện chân thực nhất về sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Cụ thể, top 3 nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2019. Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị 4 thành phố (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ). Trong khi Unilever duy trì vị thế dẫn đầu ở khu vực nông thôn.

Xét trong top 5, hai "ông lớn" Unilever và Masan đều ghi nhận tăng trưởng tốt về điểm tiếp cận người tiêu dùng ở cả thành thị 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm của Nestle được người tiêu dùng thành thị chọn mua nhiều hơn, tăng 3% điểm tiếp cận người tiêu dùng so với năm ngoái. Đồng thời, thương hiệu này cũng nắm giữ vị trí số 3 trong top 10 nhà sản xuất tăng trưởng nhanh nhất khu vực thành thị 4 thành phố chính năm qua.

Một trong những nhà sản xuất trong ngành hàng dầu ăn – Calofic tỏa sáng khi được vinh danh là thương hiệu có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất. Mức tăng mạnh mẽ này chủ yếu đến từ tăng trưởng đáng ghi nhận của các sản phẩm nấu ăn nói chung, và ngành hàng dầu ăn nói riêng trong năm 2020 khi người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn từ tác động của đại dịch.

Unilever tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp với 6 thương hiệu ở khu vực thành thị 4 thành phố chính, và 5 thương hiệu ở khu vực nông thôn có mặt trong top 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất.

Nhãn hiệu P/S, 9 năm liền giữ vững vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng thương hiệu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở cả thành thị 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam. Thương hiệu này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt về CRP, đặc biệt ở khu vực nông thôn khi, trong năm qua, hơn 60 triệu lượt chọn mua được ghi nhận, gần gấp đôi thương hiệu ở vị trí theo sau.

Đáng chú ý, Lifebuoy - một thương hiệu khác của Unilever không chỉ là thương hiệu dẫn đầu về tăng trưởng CRP nhanh nhất trong bảng xếp hạng, mà còn là thương hiệu thu hút nhiều hộ gia đình mới nhất ở cả thành thị 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam. Lifebuoy thành công nhờ vào các chiến lược marketing tốt, cũng như không ngừng phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng về vệ sinh và diệt khuẩn trong thời kỳ dịch bệnh.

Bảng xếp hạng những thương hiệu chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam tiếp tục được dẫn đầu bởi những cái tên đến từ Unilever: Sunlight, Omo và Comfort.

Hảo Hảo và Nam Ngư lần lượt giữ vị trí đầu bảng trong top thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở thành thị 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam.

Được tin dùng với tỷ lệ 3 trên 4 hộ gia đình, Hảo Hảo vẫn tiếp tục thu hút thêm gần 95.000 hộ gia đình mới ở khu vực thành thị trong năm 2020.

Maggi - từ nhà sản xuất Nestlé, thành công ghi tên của mình vào top 5 những thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất tại khu vực thành thị 4 thành phố. Nhờ việc mở rộng danh mục sản phẩm sang thị trường tương ớt giúp Maggi nắm bắt các dịp ở nhà ngày càng tăng, thành công đạt được tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất trong top 5.

Tin nên đọc

Thị trường nước chấm có một năm thuận lợi với mức CRP tăng trưởng dương ở hầu hết các thương hiệu. Ghi nhận mức tăng CRP 15%, Cholimex xuất sắc tiến thêm 2 bậc lên vị trí thứ 6, đồng thời dẫn đầu tốc độ tăng trưởng trong bảng xếp hạng ở khu vực thành thị 4 thành phố. Trong khi đó ở khu vực nông thôn, Chin-su ghi tên mình là thương hiệu thu hút nhiều người mua mới nhất trong top 10, cụ thể là hơn 1 triệu hộ nhờ việc mở rộng danh mục sản phẩm của mình để nắm bắt nhu cầu ăn uống tại nhà gia tăng trong thời kỳ giãn cách xã hội.

Thương hiệu dầu ăn Simply tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng ở khu vực thành thị 4 thành phố, và 2 bậc trên trong bảng xếp hạng ở nông thôn. Thương hiệu của nhà sản xuất Calofic này không ngừng đẩy mạnh phân phối trên cả kênh truyền thống lẫn kênh hiện đại, đặc biệt là cả kênh trực tuyến – kênh mua sắm tăng trưởng nhanh nhất mùa dịch.

Mặc dù ngành hàng thức uống chịu ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 bởi đại dịch, Coca-cola vẫn ghi nhận những kết quả ấn tượng. Thương hiệu đồ uống này không chỉ giữ vững vị trí dẫn đầu tại khu vực thành thị 4 thành phố mà còn tiếp tục tăng trưởng tại thị trường nông thôn, vươn lên vị trí số 3 trong bảng xếp hạng

Thứ hai là Nescafe, cuối cùng là Redbull. Coca Cola và Nescafe là hai thương hiệu đều nằm trong top 5 của cả hai khu vực.

Top 5 thương hiệu sữa và các sản phẩm thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất ở thành thị không có gì thay đổi với vị trí dẫn đầu Vinamilk, TH true milk, Ngôi sao Phương Nam, Milo, Ông Thọ.

Được biết, dưới tác động của Covid-19, thị trường FMCG cho tiêu dùng tại nhà ghi nhận mức tăng kỷ lục trong năm qua với 10%.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Sau khi hỗ trợ gần 770.000 tỷ đồng giai đoạn 2020 -2024, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tiền thuê đất trong năm 2024 ước tính tới gần 84.000 tỷ đồng...
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng bốc đầu của cổ phiếu VIC khiến nhà đầu tư lại dồn dập đổ tiền vào cổ phiếu này sau khi dòng xe VF3 đón lượng lớn khách đặt hàng.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong khi giá vàng giằng co tăng giảm, thị trường chứng khoán cũng tỏ ra đuối sức khi tiếp tục ghi nhận đà giảm, VN-Index mất hơn 6 điểm, thanh khoản chỉ hơn 18 ngàn trên cả 3 sàn trong phiên ngày hôm nay (13/5).
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích nhận định, lãi suất tiền gửi đã chạm đáy và có thể nhích tăng lên trong nửa cuối năm 2024, do các ngân hàng cần mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn để thu hút tiền gửi trở lại và nền kinh tế thực dần hồi phục.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới có mối tương quan chặt chẽ với dòng chảy ngoại tệ, mức chênh lệch này gia tăng sẽ gây sức ép lên tỷ giá và gián tiếp gia tăng rủi ro thắt chặt tiền tệ. Và đây là một trong những cản trở khiến thị trường chưa thể bứt phá vùng 1.290 điểm.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều người dân xếp hàng mua vàng trong khi giá vàng lên đỉnh mọi thời đại, vượt mốc 90 triệu đồng mỗi lượng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trưa 10/5, giá vàng SJC lập đỉnh mốc mới, tăng cao nhất trong lịch sử với giá bán ra là 92 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5. Khoảng cách giữa giá mua và bán chênh nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Doanh số cho vay tăng, nhưng tiền thực chảy vào nền kinh tế lại giảm, thậm chí có khoản vay "chạy lòng vòng" trong hệ thống đã khiến biên lãi suất (NIM) ngân hàng co lại. Những thách thức từ chất lượng tài sản và sự biến động của lãi suất, tỷ giá là dấu hỏi lớn với hoạt động ngân hàng trong năm 2024.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Điểm khó là làm có được yếu tố tích cực kích hoạt dòng tiền chứng khoán trong bối cảnh phần lớn nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý nghe ngóng và mùa báo cáo tài chính, đại hội cổ đông đang dần qua đi.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh trong kỳ điều hành hôm nay 9/5.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thời tiết khô nóng kết hợp với mức tiêu thụ tăng cao tại châu Á đang góp phần tăng giá cà phê tại Việt Nam.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến nay một trong những kết quả nổi bật mà chuyển đổi số ngành ngân hàng mang lại là mỗi ngày có lượng giao dịch khoảng 800.000 tỷ đồng, tương đương 40 tỷ USD được chuyển qua hệ thống thanh toán ngân hàng một cách thông suốt.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ tại các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm có xu hướng tăng dần trong tháng 4, trong đó, lãi suất trúng thầu tại thời điểm cuối tháng cao hơn từ 0,3%/năm đến 1,1%/năm so với phiên đầu tháng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
1 tuần
Xem thêm