Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngược xuôi ‘chạy’ các loại giấy phép con, doanh nghiệp Việt có thể gục ngã trên ‘sân nhà’

Bạch Dương
- 15:29, 19/09/2023

(DNTO) - Theo chuyên gia, hiện đang có những dự thảo nghị định sửa đổi theo hướng duy trì, thậm chí "kìm kẹp" chặt hơn các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn càng khó khăn hơn.

Để đưa nền kinh tế trở lại với quỹ đạo tăng trưởng cao thì cần tập trung tháo gỡ các rào cản, nút thắt từ thể chế, của chính sách đang cản trở sự phát triển. Ảnh: TL.

Để đưa nền kinh tế trở lại với quỹ đạo tăng trưởng cao thì cần tập trung tháo gỡ các rào cản, nút thắt từ thể chế, của chính sách đang cản trở sự phát triển. Ảnh: TL.

Nhiều gánh nặng bất hợp lý

Nêu những rào cản, khó khăn tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối diện, tại tham luận "Tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam", ngày 19/7, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI chỉ rõ: “Vòng kim cô" của các quy định pháp luật càng siết chặt, vấn đề chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật cần phải tiếp tục đẩy mạnh quyết liệt hơn. 

Ông Tuấn cho rằng: Các vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải từ quy định pháp luật trong kinh doanh ngày càng nhiều. Đó có thể là sự xung đột của quy trình thủ tục, sự chưa rõ ràng của nhiều quy định khi doanh nghiệp xây dựng nhà máy, hoàn tất thủ tục ban đầu khiến họ bị chậm trễ trong việc đưa cơ sở của mình vào hoạt động. Các khó khăn về chi phí tuân thủ các quy định pháp luật quá cao, quá bất hợp lý. Thậm chí, sự thay đổi đột ngột của một quy định có khi khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản; một quy định tiêu chuẩn được ban hành khiến các doanh nghiệp ngành hàng đình đốn kinh doanh…

"Khái quát lại, tôi cho rằng có hai nhóm khó khăn: Nhóm khó khăn thứ nhất đến từ bản thân chất lượng của quy định pháp luật và nhóm khó khăn thứ hai đến từ việc thực thi các quy định pháp luật", ông Tuấn nhấn mạnh.  

Đơn cử, hiện nhiều địa phương có vị trí quan trọng trong bản đồ kinh tế đất nước đang ghi nhận mức tăng trưởng âm. Nguyên nhân chính là hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tại đại phương đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt đơn hàng và tắc nghẽn dòng vốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp cố "thoi thóp" để tồn tại. 

Với bối cảnh trên, những quy định chưa hợp lý, siết chặt quá mức trong phòng – chữa cháy, kiểm định phương tiện giao thông đường bộ, lãi suất tiền cho vay ở mức cao là những cú bồi khiến doanh nghiệp “gục ngay trên sân nhà”.

Bên cạnh đó, thời gian qua nổi lên vấn đề lạm dụng ban hành Thông tư, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật, nhưng chất lượng các quy định thấp và kéo theo chi phí tuân thủ cao. “Có tình trạng các bộ ngành khi được giao chủ trì soạn thảo pháp luật của bộ ngành mình thì cố gắng bổ sung các loại phí, các khoản thu vào quỹ do mình quản lý. Ví dụ, Quỹ phòng chống rủi ro thiên tai, Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Quỹ bảo trì đường bộ… Đó là chưa kể các khoản vận động, đóng góp từ cơ quan, chính quyền mà doanh nghiệp khó có thể chối từ". 

Ông Tuấn trăn trở: Các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả. Doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới. Các cơ quan Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ triệt để nhiều quy định quản lý dịch vụ trên mạng trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại không đáp ứng các quy định này. Điều đó gây bất bình đẳng trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp trong nước bị đội chi phí, kéo dài thời gian, công sức khi thực hiện các hoạt động kinh doanh... 

dn771

Cần chế tài cho sự chậm trễ

Theo Trưởng Ban Pháp chế VCCI, Cái khó nhất và vướng mắc nhất thời gian vừa qua là các nhóm thủ tục, điều kiện kinh doanh ban đầu về đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường, PCCC… Điều này thể hiện từ rất nhiều dự án đang đình đốn, ách tắc trên thực tế ở các địa phương. Nó cũng tương đối phổ biến với tất cả công ty từ tư nhân đến đầu tư nước ngoài (FDI), hay cả các dự án đầu tư công...

Chẳng hạn, thủ tục thẩm duyệt về PCCC lồng ghép được với nhóm thủ tục xây dựng thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho nhà đầu tư nhưng vẫn chưa thực hiện được. Những năm trước, Chính phủ từng dự thảo luật rồi nghị định về một quy trình đầu tư thống nhất nhưng cũng không ban hành được.

"Khảo sát của chúng tôi thực hiện trong thời gian qua cho thấy số lượng doanh nghiệp thực hiện các thủ tục này gặp khó khăn rất cao, tỉ lệ còn cao hơn cả tỉ lệ gặp khó khăn về tiếp cận vốn hay khách hàng. Khó khăn, vướng mắc dai dẳng vì đã được phản ánh nhiều năm, Quốc hội và Chính phủ đã bàn nhiều nhưng nó vẫn tồn tại. Hiện tại, Quốc hội đang thảo luận và chuẩn bị thông qua ba luật chính là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Hy vọng đây có thể là cơ hội vàng để tháo gỡ các vướng mắc trong thời gian qua với các dự án đầu tư bất động sản và nhà ở", ông Tuấn nhìn nhận.

Trong ngắn hạn ông Tuấn cho rằng, cần đưa ra quy định theo hướng nới lỏng nghĩa vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như loại trừ các doanh nghiệp trong nước khi phải áp dụng các quy định mới, hoặc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, miễn trừ nghĩa vụ cho các doanh nghiệp đã tuân thủ tốt (đa số là các doanh nghiệp Việt Nam). 

Về dài hạn thì cần nghiên cứu quy định về xử phạt doanh nghiệp tại nước ngoài, hiệu lực ngoài lãnh thổ của pháp luật hành chính. 

"Để đảm bảo tính khách quan, chống xung đột thì theo tôi, trong các bộ, ngành chủ trì soạn thảo luật không giao cho các cục, vụ đang phụ trách việc cấp phép, quản lý nhà nước phụ trách việc soạn thảo luật như phổ biến hiện nay mà nên giao cho đầu mối là Vụ Pháp chế hoặc viện thuộc bộ. Khi xây dựng cơ chế, chính sách, cũng như trong điều hành của Chính phủ cần có chế tài nếu vi phạm, làm sai, thì cũng cần phải có chế tài về sự chậm trễ", ông Đậu Anh Tuấn nêu quan điểm. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm