Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mọi việc tại tâm

Lương Gia Cát Tường
- 14:30, 26/07/2021

(DNTO) - Sau "lương thực", hai ngày nay, cộng đồng lại tranh cãi thế nào là "hàng hóa thiết yếu". Trong khi mọi người nháo nhào với mớ chữ nghĩa hỗn độn kia, tôi chợt nhận ra “mọi việc tại tâm”.

Tối nay, 26/7, Sài Gòn sẽ thực hiện yêu cầu của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Từ 18g, người dân không ra khỏi nhà, mọi hoạt động trên địa bàn thành phố tạm dừng, trừ cấp cứu và theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch.

Tôi không muốn dùng từ “giới nghiêm” hay “thiết quân luật” để gọi tên cho sự việc này, bởi nó làm tôi sống lại nỗi ám ảnh của chiến tranh.

Nhưng dù chúng ta gọi tên quy định này là gì, cũng không quan trọng. Vấn đề là mỗi người dân sẽ thực hiện yêu cầu này như thế nào để cùng nhau chiến thắng “trận đánh” có ý nghĩa quyết định và sống còn, để Sài Gòn của chúng ta vượt qua cơn bạo bệnh; để lại bình yên và khỏe mạnh; để cuộc sống trở lại bình thường; để chúng ta không phải bối rối, bắt bẻ, cãi nhau về những vấn đề không đáng có, khiến bức bối, giận hờn xa cách nhau.

Sau

Sau "lương thực", hai ngày nay, dư luận lại tranh cãi thế nào là hàng hóa thiết yếu". Ảnh: T.L.

Bởi những ngày gần đây, đề tài gây tranh cãi nhiều nhất, lạ thay không phải là mối quan tâm phòng chống dịch bệnh mà tràn ngập mạng xã hội là những tranh luận về… từ ngữ.

Cách đây một tuần, cụm từ “lương thực” rơi vào trường hợp một anh công nhân đi mua bánh mì bị lực lượng chốt chặn xử phạt khi cho rằng bánh mì không phải là lương thực. Hậu quả, các cơ quan chức năng phải ra văn bản định nghĩa thế nào là lương thực, gửi đi khắp nơi, trong khi đó, muốn hiểu về cụm từ đơn giản này, chỉ cần tra từ điển hoặc vào Google là sẽ "rõ mười mươi".

Tương tự, hai ngày nay, cộng đồng mạng lại hào hứng tranh cãi thế nào là "hàng hóa thiết yếu".

Trong khi mọi người nháo nhào với mớ chữ nghĩa kia, tôi chợt nhận ra "mọi việc tại tâm".

Vì sao cụm từ “bánh mì” lại khiến cơ quan chức năng tốn nhiều giấy mực như vậy? Đó bởi vì những nhân viên thực thi công tác phòng, chống dịch bệnh trong câu chuyện này đã hiểu “bánh mì” theo cái nghĩa tự thân của nó chứ không theo nghĩa tùy duyên.

Ai cũng biết, đặc trưng của Việt Nam là nền văn minh lúa nước, gạo là lương thực chính. Tôi nhớ thời chiến tranh, chỉ cần trong nhà có lu gạo đầy là người ta an tâm sống vì biết rằng nếu có chết cũng chỉ chết vì làn tên mũi đạn, chứ không bị chết đói. Thời bao cấp, gạo không đủ, bữa cơm nào cũng phải độn bo bo, khoai sắn; có khi gạo phải thay bằng bột mì. Bánh mì thời đó là nỗi ám ảnh của bọn con gái mới lớn chúng tôi vì nỗi sợ tăng cân và nổi mụn.

Với người Việt, chỉ cần có cơm ăn là sống. Người Việt có thể ăn cơm ngày ba bữa và ăn cho đến hết cuộc đời mà không hề ngán.

Bởi thế, trong tình hình giãn cách để chống dịch, chính phủ khuyến cáo người dân nên hạn chế tối đa việc ra đường. Vì đất nước, vì cộng đồng, vì sức khỏe bản thân, chúng ta có thể ở nhà và thay bánh mì bằng cơm mà vẫn no bụng. Sao nhất định phải ra đường tìm mua bánh mì? Sao chúng ta không nói với nhau điều này, hà cớ gì tranh cãi "bánh mì có phải lương thực không"?

Còn thế nào là "hàng hóa thiết yếu"?

Theo quan điểm cá nhân tôi, đã gọi là hàng hóa, phương tiện phục vụ cho cuộc sống con người thì không có cái nào là không thiết yếu. Vấn đề là chúng ta quy ước với nhau hàng hóa nào “thiết yếu trong thời gian giãn cách, chống dịch”.

Nhà tôi, mấy hôm nay máy lạnh bị hư. Máy lạnh có phải là hàng hóa thiết yếu không? Sao lại không! Giữa cái nóng đặc trưng của Sài Gòn, với thiết kế ngôi nhà như cái hộp của các tòa nhà chung cư, tất nhiên máy lạnh rất cần thiết, chẳng những cho người ta cảm giác thoải mái mà còn bảo vệ sức khỏe.

Nhưng trong tình hình giãn cách, tôi không kêu thợ tới sửa, cũng không đi mua máy lạnh mới, tạm thời mở cửa sổ, cửa phòng và dùng quạt máy. Hỏi "có thấy trở ngại không?". Xin thưa "có". Nhưng vì góp phần để Sài Gòn hết dịch, tôi vui vẻ bằng lòng, tạm thời xếp máy lạnh vào danh mục "hàng hóa không thiết yếu".

Cháu ngoại tôi mấy ngày nay không có tã. Tôi kể cho con gái nghe, ngày xưa mẹ nuôi các con không biết tã là gì, nhưng chỉ hai tháng tuổi là không đứa nào tè dầm, vì mẹ chịu khó canh chừng và tập cho chị em con nghe tiếng “xi”, lâu dần thành thói quen. Giãn cách, con đang ở nhà, rảnh thì nên tập cho bé thói quen này thay vì phải đi mua tã.

Nhưng nếu hỏi tã có phải hàng hóa thiết yếu không, tôi vẫn phải ghi nhận tã vào danh sách này.

Hãy cùng cố gắng để Sài Gòn bình yên, chúng ta cũng bình yên. Ảnh: LGCT

Hãy cùng cố gắng để Sài Gòn bình yên, chúng ta cũng bình yên. Ảnh: LGCT

Vậy trong thời điểm này, nên hiểu là “thiết yếu trong thời gian giãn cách chống dịch”. Không ai có thể quy định và sẽ không có một văn bản nào có thể quy định một cách rõ ràng, chi tiết, hợp lý thế nào là "hàng hóa thiết yếu" trong hoàn cảnh này. Chỉ mỗi người chúng ta, từ trong tâm mình, từ cõi lòng mình, từ ý thức trách nhiệm cộng đồng, tình yêu thương dân tộc, yêu "đứt ruột" mảnh đất Sài Gòn này… mà tự quy định cho mình thế nào là thiết yếu.

Ngày trước phải sống trong cảnh khó nghèo, đói ăn, thiếu mặc đeo đuổi không biết ngày nào buông. Còn bây giờ, chỉ cần chúng ta cố gắng một thời gian thôi, có thể một tháng, có thể vài tháng, nhưng nhất định cuộc sống sẽ trở lại bình thường khi Chính phủ gia tăng nhập khẩu vaccine, và cả vaccine Việt Nam cũng được phê duyệt cùng chiến dịch tiêm chủng diện rộng trong toàn dân vào một ngày gần đây.

Vì một Sài Gòn đã cưu mang chúng ta, hãy cùng cố gắng để mảnh đất này bình yên, mỗi gia đình cũng được bình yên và không ai phải băn khoăn thế nào là "lương thực" hay "hàng hóa thiết yếu".

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Tối 4/5, liveshow 'Ngày em thắp sao trời' của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng diễn ra thành công tại Trung tâm Hội nghị Thisky Hall Sala (TP.HCM) với hàng nghìn khán giả. Nam ca sĩ cũng xác nhận kỷ lục Ca sĩ trình diễn nhiều mashup nhất trong chương trình với 62 ca khúc.
32 phút
Văn hoá - Xã hội
So với tiêu chuẩn cây xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10m2/người và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới là 20-25m2/người thì tỉ lệ phủ cây xanh tại TP.HCM là rất thấp. Trong những ngày nắng nóng bủa vây như thế nay mới thấy hết giá trị của những đoạn đường rợp bóng cây xanh. 
49 phút
Văn hoá - Xã hội
Lễ công bố dự án Cadie Couture Fashion Exhibition là lời tuyên bố cho công chúng khát vọng mang tiếng vang cho show thời trang đầu tiên của người Việt tại hải ngoại bằng sự tâm huyết của CEO - Designer Hương Phạm
54 phút
Văn hoá - Xã hội
Trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia… trong khi đề xuất cấm thuốc lá điện tử ở Việt Nam dự kiến Bộ Y tế sẽ trình Quốc hội vào tháng 10/2024. Trong khi chờ đợi các biện pháp phối hợp, gia đình hãy là thành trì bảo vệ con em trước sự tấn công của thuốc lá điện tử.     
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Mặc dù thời tiết nắng nóng, hàng nghìn du khách và cư dân đã đổ về khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park trong hai ngày nghỉ lễ 29 - 30/4/2024 để tận hưởng Lễ hội chào hè vạn trải nghiệm “Hello Summer” với các hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc và mãn nhãn.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Lại một lần nữa, các sáng tạo tuyệt mỹ từ NTK Công Trí đã cho thấy khả năng chinh phục thế hệ mỹ nhân Gen Z thay vì chỉ gắn bó với các tên tuổi kỳ cựu tại Hollywood.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
70 năm đã trôi qua nhưng nhắc lại những tháng ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, với ông – người chiến sĩ áo trắng Nguyễn Văn Minh luôn là những ký ức không bao giờ quên của một thời gian khổ nhưng rất đỗi tự hào.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo. Sách được ấn hành nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2024),
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Móng vuốt là dự án điện ảnh mà đạo diễn Lê Thanh Sơn đã dành 7 năm để phát triển và hoàn thiện kịch bản. Khi dự án được công bố, Móng vuốt gây chú ý với nội dung sinh tồn độc lạ, gần như chưa được bất kỳ nhà làm phim Việt Nam nào khai thác.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Cấu trúc gia đình trong xã hội hiện đại đang trở nên đa dạng và cá nhân hóa hơn bao giờ hết. Mặc dù gia đình truyền thống vẫn mang lại nhiều ưu thế, nhưng ngày nay, việc trở thành cha hoặc mẹ đơn thân không còn là điều hiếm gặp.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Trong dịp lễ 30/4 và 01/5/2024, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Du lịch, UBND Thành phố Thủ Đức, UBND 21 quận/huyện và các doanh nghiệp du lịch đã mang lại kết quả đáng mừng.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Là founder, đồng thời là người đứng ra trực tiếp giảng dạy tại Học viện Đào tạo phong thái và nghi thức (Gina Academy), người đẹp doanh nhân Trần Bích Ngọc cho biết sẽ dành nhiều điều kiện để các nữ doanh nhân tham gia chương trình học, nhằm thay đổi bản thân, tự tin khi giao tiếp.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoàng Yến Chibi bất ngờ tung poster MV mang tên 'Sốc nhiệt'. Lấy gam màu nóng làm chủ đạo, đặc biệt tấm poster khiến nhiều người liên tưởng ngay đến cái nóng gay gắt những ngày này ở TP.HCM và các tỉnh Nam bộ.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em là trái pháp luật và phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật, theo luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Bác sĩ, người mẫu Huỳnh Võ Hoàng Sơn sẽ có mặt để dự thi tại Ayuttaya, Bangkok, Thái Lan từ ngày 18 - 27/5. Anh được đơn vị nắm bản quyền lựa chọn tại chương trình Road to Manhunt Vietnam 2024 với sự tranh tài của hơn 50 hồ sơ gửi về.
1 tuần
Xem thêm