Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mở cửa lại kinh tế của TP.HCM: Phải có ưu tiên và kiểm soát tốt 5K

Việt Đức
- 09:30, 02/09/2021

(DNTO) - Tân Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mới đây đã đưa ra việc mở cửa lại nền kinh tế và xem đây là vấn đề cấp thiết. Đây được xem là tín hiệu để cho các doanh nghiệp chuẩn bị mọi điều kiện để hoạt động trở lại.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay?

Xã hội hoá vaccine và điều trị Covid-19

TS. Huỳnh Thanh Điền – Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, thành phố đặt vấn đề mở cửa lại nền kinh tế trong bất kỳ bối cảnh nào, kể cả khống chế được dịch hay dịch bệnh vẫn bùng phát thì phải đặt điều kiện đơn giản cho doanh nghiệp; không nên thực hiện theo phương án “một cung đường, hai điểm đến” hay “3 tại chỗ”. Bởi qua thực tế đã chứng minh có doanh nghiệp làm được, nhưng nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện phương án này đã làm cho chuỗi cung ứng hàng hoá bị gián đoạn. Vì vậy điều kiện đơn giản nhất để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất là tiêm vaccine đủ liều và thực hiện tốt nguyên tắc 5K.

Theo TS. Huỳnh Thanh Điền, quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khuyến khích địa phương, đơn vị chủ động mua vaccine phòng dịch Covid-19 là rất đúng đắn, bởi xã hội hoá là cách nhanh nhất để chúng ta có đủ nguồn cung vaccine. Song song với xã hội hoá vaccine thì chúng ta cũng cần tính tới xã hội hoá điều trị Covid-19 để doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác tiêm chủng và điều trị. Tình hình hiện nay, khó có thể nói dập được dịch bệnh nên luôn đặt hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh. Bởi vậy, để sản xuất an toàn nên đưa các tổ y tế lưu động đến gần hơn với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khi cần thiết.

Cần xây dựng hệ thống logicstic, trong đó có những người vận chuyển phải thực sự chuyên nghiệp, có chứng nhận 5K cho riêng ngành này. (Ảnh: Vinh Quang).

Cần xây dựng hệ thống logicstic, trong đó có những người vận chuyển phải thực sự chuyên nghiệp, có chứng nhận 5K cho riêng ngành này. (Ảnh: Vinh Quang).

Vaccine được xem là vấn đề then chốt, bởi nếu không tiêm đủ hai liều thì khó có thể nói mở cửa lại nền kinh tế. Bởi vậy khi nguồn vaccine còn hạn chế thì nên ưu tiên cho doanh nghiệp và người lao động, có như vậy mới gỡ được “nút thắt” phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh.

“Thứ nhất là ưu tiên cho người lao động. Xét về địa phương thì ưu tiên cho tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Như miền Bắc thì ưu tiên cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Nam là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì ở đây có nhiều doanh nghiệp hoạt động. Ưu tiên không phải vì doanh nghiệp mà là vì sự phát triển chung của cả nền kinh tế” - TS. Huỳnh Thanh Điền phân tích.

Mở cửa lại kinh tế là tất yếu nhưng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, TP.HCM cần giải pháp tổng thể. Đó là một “cuộc tấn công” của ngành y tế trong đo lường sức khoẻ của từng người dân; xây dựng những khu cách ly, khu đặc trị nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ngoài việc chính quyền tiếp tục giữ được tính kỷ luật và sức mạnh như hiện nay thì nhất thiết ý thức phòng chống dịch của người dân phải được nâng lên.

Cùng với các giải pháp về y tế, thì vấn đề sản xuất kinh doanh sẽ chỉ diễn ra ở khu vực thực sự xanh và an toàn. Ở đó, từ người bán hàng, người vận chuyển hàng hoá đến các chuỗi cung ứng, đầu vào đầu ra của sản phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ. Với doanh nghiệp để được hoạt động trong khu vực xanh cũng phải có thêm một giấy phép đặc biệt.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng: “Bất kỳ công ty nào, bất kỳ hộ kinh doanh nào cũng phải tạm gọi là được cấp giấy phép lần hai trong kinh doanh. Giấy phép này rất đặc biệt, cho phép công ty đó, ai được tham gia sản xuất, phạm vi sản xuất, sản phẩm sản xuất, giờ ngày sản xuất, địa chỉ được sản xuất, đóng gói bao bì và được giao hàng như thế nào”.

Ưu tiên những ngành nghề kinh tế nào?

Còn theo Thạc sĩ Hồ Minh Chính- chuyên gia quản trị bán hàng và dịch vụ khách hàng, trong bất kỳ bối cảnh nào thì TP.HCM nên thực hiện mở cửa lại có kiểm soát và ưu tiên khu vực trọng điểm ảnh hưởng đến giao thương kinh tế. Việc mở cửa mang tính cuốn chiếu thận trọng với từng phường, từng khu vực. Nếu yên ổn thì chúng ta mở tiếp, nếu không ổn thì dừng lại. Chúng ta phải dùng đến sổ sức khoẻ điện tử để kiểm soát người đã tiêm vaccine và người chưa tiêm. Tất cả các hoạt động đều phải duy trì 5K. Bên cạnh đó, TP.HCM cần đánh giá lại một số ngành nghề có vai trò quan trọng nhằm có chính sách phù hợp để vực dậy doanh nghiệp.

Hệ thống siêu thị chưa đáp ứng được nhu cầu phân phối hàng hoá của TP.HCM. (Ảnh: Tỷ Huỳnh).

Hệ thống siêu thị chưa đáp ứng được nhu cầu phân phối hàng hoá của TP.HCM. (Ảnh: Tỷ Huỳnh).

“Chính phủ và ngân hàng nhà nước có mức giảm thuế phù hợp để các doanh nghiệp đó vực dậy. Ngân hàng Nhà nước có giải pháp giảm lãi suất cho một số ngành nghề để vực dậy nền kinh tế và kích cầu như các ngành nghề thiết yếu, ngành nghề sản xuất, xây dựng…” - Thạc sĩ Hồ Minh Chính nói.

Trong tổ chức sản xuất khi mở cửa lại nền kinh tế, theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển thì TP.HCM nên tổ chức lại khâu phân phối hàng hoá. Bởi hệ thống siêu thị vẫn không đáp ứng được khả năng kết nối các hoạt động giao thương, dịch vụ mang tính đặc thù của thành phố. Chúng ta có cách thức để lực lượng logicstic hoạt động trở lại và phải đặt họ vào vị trí thiết yếu mang tính chuyên nghiệp; tập huấn để họ đảm bảo chứng nhận 5K thực sự cho hệ thống logicstic. Nếu có lực lượng này thì sẽ không lo đứt gãy hệ thống phân phối.

Với những ngành nghề ưu tiên, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng, TP.HCM cần tập trung ưu tiên cho nhóm doanh nghiệp FDI và xuất khẩu: “Chúng ta biết là những đơn hàng quan trọng trọng, bởi vì chúng ta không thể giải thích cho chủ mua hàng là chúng tôi đang bị dịch bệnh không thể cung cấp. Tất nhiên có thể họ không phạt chúng ta nhưng họ sẽ đi mua hàng chỗ khác. Khi đó thì sẽ tạo nên các logicstic chỗ khác. Như ngành may mặc hay thuỷ sản, họ đã mua hàng Thái Lan, Bangladesh... rất khó quay lại các công ty của chúng ta. Cho nên những lĩnh vực như vậy chúng ta phải ưu tiên”.

Một vấn đề cũng được các chuyên gia kinh tế đặt ra, là mở cửa lại kinh tế của TP.HCM luôn cần sự kết nối với các địa phương lân cận như: Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Cho nên bất kỳ chính sách nào về mở lại nền kinh tế của TP.HCM trong thời điểm hiện nay cần có sự bảo đảm đồng bộ trong kết nối vùng, như vậy mới vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch./.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
11 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm