Thứ ba, 17/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lượng kiều hối đạt 200 triệu USD, 'vua hàng hiệu' kiến nghị có cơ chế một cửa cho kiều bào

Huyền Trang
- 16:18, 22/08/2024

(DNTO) - Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cho biết thời gian gần đây có rất nhiều người trẻ từ nước ngoài trở về Việt Nam lập nghiệp. Điều này chứng tỏ có một sự dịch chuyển không nhỏ của tri thức từ nước ngoài về Việt Nam, vì vậy cần có các cơ chế đặc biệt để thu hút và tận dụng tối đa nguồn lực này.

Lực lượng kiều bào đã và đang có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Lực lượng kiều bào đã và đang có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Sáng 22/8 diễn ra phiên Khai mạc “Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4”, và “Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024”.

Chia sẻ tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, lực lượng kiều bào ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng, trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hiện có hơn 6 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, số người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 10%, tương đương 600.000 người. Kiều bào ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong xã hội sở tại.

“Một số người gốc Việt đã tham gia sâu vào hệ thống chính trị sở tại ở các cấp; nhiều doanh nhân người Việt nằm trong danh sách các tỷ phú của thế giới; nhiều chuyên gia, trí thức, văn nghệ sỹ kiều bào được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế, góp phần làm rạng danh cơ đồ và vị thế Việt Nam”, ông Sơn cho biết.

Đặc biệt, trong vòng hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước đạt khoảng 230 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ.

Tính đến hết năm 2023, người Việt Nam ở nước ngoài đã đầu tư 421 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD; cùng với đó là hàng nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 

“Đó là những con số có thể định lượng, bên cạnh đó còn rất nhiều đóng góp về chất xám, trí tuệ không thể cân đong đo đếm”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, kiều bào Philippines, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương nhấn mạnh nay đang là cơ hội tốt nhất cho kiều bào về nước lập nghiệp, đầu tư kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, kiều bào Philippines, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương nhấn mạnh nay đang là cơ hội tốt nhất cho kiều bào về nước lập nghiệp, đầu tư kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Trao đổi tại hội nghị, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, kiều bào Philippines, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, cho biết ngay từ những năm tháng đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, ông đã trở về quê hương với sứ mệnh là mở đường bay TP.HCM - Manila, góp phần vào việc phá vỡ thế bao vây cấm vận đối với Việt Nam. Sau đó, ông cũng tích cực kêu gọi bạn bè trở về đầu tư tại quê hương và đồng hành cùng đất nước trong suốt hành trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Trải qua nhiều năm đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam, ông Hạnh Nguyễn nhận thấy hiện nay đang là cơ hội tốt nhất cho kiều bào trở về làm ăn tại Việt Nam. Bởi thời gian qua, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện và ban hành các chính sách mới, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh tế, giáo dục và khoa học công nghệ. Nhờ đó môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, tạo các cơ chế thuận lợi, không chỉ thu hút nguồn vốn mà còn là sự trở về của tri thức, kinh nghiệm và tinh thần sáng tạo từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. 

"Một điều rất đáng mừng là thời gian gần đây, tôi nhận thấy có rất nhiều bạn trẻ từ nước ngoài trở về Việt Nam lập nghiệp, trong đó có cả các bạn sinh ra ở nước ngoài. Điều này chứng tỏ có một sự dịch chuyển không nhỏ của tri thức từ nước ngoài về Việt Nam, đặc biệt là ở các nước có nền công nghệ và kinh tế phát triển. Ở TPHCM hiện có gần 100 công ty startup và nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm của các bạn kiều bào trẻ...", ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết. 

Kiến nghị với Chính phủ, “vua hàng hiệu” đề xuất nên có chiến lược thu hút sinh viên, thanh niên Việt kiều về thực tập, khởi nghiệp, tham gia dự án cộng đồng tại Việt Nam để giúp họ gắn kết với nguồn cội và mang đến những sáng kiến mới. Chính phủ cũng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các kiều bào trẻ có quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài, làm căn cước… để có thể ổn định cuộc sống lâu dài ở Việt Nam. 

Theo vị Việt kiều này, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệ thúc đẩy chuyển đổi số, tuy nhiên cần quy hoạch các "cụm công nghệ" với hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, đặt tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm, nơi doanh nghiệp và các startup công nghệ có thể tương tác, chia sẻ tri thức và hợp tác nghiên cứu. 

Để có thể tranh thủ những công nghệ mới và phát huy tối đa khả năng của các kiều bào trẻ, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đề nghị Chính phủ nên áp dụng cơ chế sandbox (cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà không đòi hỏi nhiều giấy phép). Đặc biệt là các cơ chế ưu đãi đặc biệt cho những dự án hạ tầng dữ liệu quốc gia, phát triển AI, bán dẫn, thúc đẩy các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Chúng ta nên có cơ chế đặc biệt để thúc đẩy các vườn ươm công nghệ, đầu tư mạo hiểm vì đó là những thành tố chính trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giúp cho những người sáng tạo thuận lợi trong việc tạo ra các công nghệ mới và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ đó,” ông cho biết. 

Về môi trường đầu tư, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong cải thiện môi trường đầu tư, nhưng cần tăng cường tính minh bạch, đơn giản hóa thủ tục; cần xem xét cơ chế một cửa dành cho kiều bào, nơi có thể cung cấp thông tin, tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư. 

“Chính phủ có thể xem xét cơ chế một cửa dành riêng cho kiều bào, nơi có thể cung cấp thông tin, tư vấn và giải quyết nhanh chóng các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư”, ông Hạnh Nguyễn kiến nghị.

Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế, nhưng để phát triển bền vững và tạo ra sự khác biệt, cần tận dụng tốt hơn sự kết nối với mạng lưới tại các thị trường lớn quốc tế thông qua cộng đồng Việt kiều toàn cầu.

"Chúng ta cần có các cơ chế hỗ trợ kết nối các hệ thống cửa hàng bán lẻ của kiều bào tại nước ngoài để trưng bày và bán các sản phẩm Việt. Điều này sẽ giúp nâng cao vị thế thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

Mặt khác, Việt Nam cần đầu tư phát triển hạ tầng thương mại và dịch vụ chất lượng cao, chuyên nghiệp hoá hệ thống bán lẻ tại các điểm du lịch, cần phát triển các trung tâm thương mại, tích hợp với tiêu chuẩn quốc tế để thu hút khách du lịch", ông Hạnh Nguyễn nêu quan điểm.

Tin khác

Tiếng nói doanh nhân
Hành trình “biến rác thành vàng” không chỉ mang lại cơ hội cho một doanh nghiệp, cho người dùng, mà còn giảm tải gánh nặng cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Một chiếc camera của Iphone muốn xuất xưởng cần được kiểm thử tới 200.000 lần. Điều này cho thấy nhu cầu kiểm thử của các tập đoàn bán dẫn đang rất lớn và kéo theo nhu cầu tìm kiếm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
2 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Trước khi bước vào vòng gọi vốn 2 triệu USD đầu tiên sắp tới, AirX Carbon- startup sản xuất nguyên liệu carbon âm tính, cho biết các công ty khởi nghiệp nên gọi vốn khi công ty mong muốn mở rộng quy mô chứ không phải để tiếp tục duy trì việc sống lay lắt.
3 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Làm sao để tạo được sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ từ trong nội bộ Hội, cùng chung tay đưa ra nhiều sáng kiến, đổi mới xây dựng hội vững mạnh, đóng góp cho nền kinh tế nước nhà là vấn đề được các đại biểu trao đổi thảo luận tại Hội nghị UBTƯ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ VII, khoá VII
3 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cho biết thời gian gần đây có rất nhiều người trẻ từ nước ngoài trở về Việt Nam lập nghiệp. Điều này chứng tỏ có một sự dịch chuyển không nhỏ của tri thức từ nước ngoài về Việt Nam, vì vậy cần có các cơ chế đặc biệt để thu hút và tận dụng tối đa nguồn lực này.
3 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Sau thành công của sản phẩm áo sơ mi cà phê, Faslink mở rộng nghiên cứu và cho ra thị trường các loại vải sợi tái chế từ chai nhựa, vỏ hàu, sen… Nhưng khó khăn nhất không phải quá trình nghiên cứu và phát triển, mà là tìm cách giảm giá để đối tác, khách hàng có thể chấp nhận.
4 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Có khát vọng, biến việc cũ trở nên vĩ đại, giữ hiền tài, xây dựng văn hóa doanh nghiệp…, là những kinh nghiệm ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ tại buổi gặp gỡ Doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc 2024.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Là người đầu tiên được vinh danh trong Top 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024, anh Nguyễn Tiến Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vật liệu xây dựng Tiến Trường chia sẻ thành quả này không phải là may mắn mà là hành trình gần 10 năm nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân và những cộng sự.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Cách để xác định giá thành sản phẩm của vị CEO này là đi từ nhu cầu người tiêu dùng, tức phải biết bán sản phẩm với giá nào để người tiêu dùng họ chấp nhận, thay vì làm giá thành dựa vào ý kiến của nhà sản xuất.
1 tháng
Hội địa phương
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024 đang chính thức mở cổng đăng ký, hứa hẹn là bệ phóng hoàn hảo để khẳng định vị thế và gia tăng giá trị thương hiệu của bạn!
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Trong khi một số hãng vận tải hành khách khác mới chỉ chú trọng các tiêu chí an toàn, đi đến nơi về đến chốn thì với Hải Vân, ngoài các yếu tố trên, doanh nghiệp còn muốn khách hàng được trải nghiệm hành trình của sự nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng.
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Với tinh thần “Gắn kết, thích ứng, cùng phát triển”, Hội doanh nhân trẻ 1992 đã cùng nhau sát cánh nỗ lực vượt sóng dữ, xây dựng một cộng đồng doanh nhân 4.0 năng động và sáng tạo, phấn đấu trở thành mô hình Hội doanh nhân đồng niên kiểu mẫu ở Việt Nam về tính hiệu quả trong hoạt động.
2 tháng
Hoạt động Hội
Chiều 5/7, Hội Doanh nhân trẻ TP Thủ Dầu Một, đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027. Tại Đại hội, ông Nguyễn Thành Tín, Giám đốc Công ty TNHH Kĩ thuật và Công nghệ Vũ Môn, được bầu làm Chủ tịch Chi hội Doanh nhân trẻ Thành phố Thủ Dầu Một nhiệm kỳ 2024 - 2027.
2 tháng
Xem thêm